Xưa cũng như nay, có nhiều gia đình, bỗng niên sinh ra những đứa con bán thân bất toại hoặc nhiều chứng tật nguyền kỳ lạ khác hẳn thiên hạ. Giải thích theo Nhà Phật, đó là nghiệp chướng từ kiếp trước.
“Cậu chó” do nhà xuất bản Cửu Long ra mắt người đọc năm 1969, gồm 40 chương, với Chương 1 có tên “Nghiệp chướng làm quan ác độc” về một gia đình họ Hồ, người Huế, làm quan đến chức “nhất phẩm triều đình” trong triều Nguyễn. Tác giả Nguyễn Đức Lai mô tả lai lịch gia đình quan nhất phẩm như sau:
“Trong họ Hồ này người thường cũng là thứ Đội Lệ, còn có những người làm quan đến chức Thượng Thơ Bộ Lại hay Luật Sư, Bác sĩ danh tiếng. Con gái thì người được tuyển vào Cung hầu Đức Vua, người có chồng làm Quan Tứ Trụ Triều đình hay ít nhứt cũng là Tham Tá Phủ Khâm Sứ, v.v... Có thể nói là ở giòng họ Hồ không thiếu gì Quan lớn, Quan bé, giai nhân tuyệt sắc đứng vào bậc nhứt nhì trong nước.
...
“Năm ấy, Cụ Bà có mang người con thứ 7. Đứa nhỏ vừa sanh ra mặt mũi khác hẳn mấy người con trước. Mặt của cậu con trai út này hơi dài lại gẫy. Vừa sanh mà người cậu Bẩy đã mọc đầy lông tơ trông thật kỳ lạ.
“Thấy đứa con kỳ lạ Cụ Ông và Cụ Bà đã thấy hơi lo, nhưng có điều lạ là cậu nhỏ ít khóc, nhưng hễ khóc là tiếng khóc như tiếng chó tru. Con cái người ta bình thường thì ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng cò rò mà đi. Đàng này cậu Bẩy ba tháng ăn thật khỏe, nhưng không biết lẫy, cậu Bẩy lại không ngồi được.
(hết trích)
Cụ Hồ Nhứt Phẩm Triều Ðình có người con đỗ Bác sĩ làm tại Bệnh viện Huế đã cùng với viên Bác sĩ Giám đốc Bệnh viện người Pháp khám cho cậu Bẩy. Cả hai bác sĩ đều nhận thấy cậu Bẩy không xương sống nên chỉ nằm và khi lớn cậu có thể bò được chớ không ngồi và đứng được. Lưởi của cậu dài hơn lưỡi của thiên hạ và nhọn hoắt nên cậu Bẩy không nói được nhưng tiếng la, tiếng thét của cậu Bẩy rất dài và lớn.
“Cậu không bận quần áo bao giờ cả, nên trông cậu càng giống vật bốn chân. Có điều rất lạ là bộ phận sinh dục của cậu khác hẳn người. Tuy mới 8 tuổi không ai ngờ bộ phận sinh dục của cậu to như của người đã 25 tuổi. Cậu ăn cơm cũng có người và, bằng không có người và cơm cho cậu Chó ăn, cậu lăn ra khóc và rống lên tru kỳ cho đến khi người con gái trẻ đẹp vào dỗ dành cậu, cậu Chó mới chịu nín và đòi ăn.
“Khi ăn cậu Chó chỉ thích nằm, nhưng cậu lại bắt người con gái đẹp kia bồng cậu mằm trong lòng và khi ấy, tay cậu Chó đưa lên sờ soạng mân mê làm cho người con gái đâm cuống lên. Có nhiều khi cô đập vào tay cậu Chó hoặc hất tay cậu ra thì lúc đầu cậu cười, lối cười rất kỳ lạ chẳng khác chó cắn từng tiếng. Nên lúc ấy người con gái vẫn cương quyết hất tay cậu Chó ra là cậu Chó đập chân la hét rồi tru khóc.
(hết trích)
Để tránh tiếng đồn ra ngoài về cậu Bẩy, nhứt là tiếng xấu Cụ Hồ sanh ra chó nên Cụ Ông và Cụ Bà đã làm riêng cho cậu Bẩy một căn phòng để cậu Bẩy ăn ở luôn trong đó. Vì muốn có người chăm lo cho cậu Bẩy, Cụ ông ra lệnh cho người anh của cậu là Quan Huyện tìm một đứa con gái nhanh nhẹn để hàng ngày hầu cậu Bẩy như một người vợ.
Người được chọn là Duyên, con gái của Lý Cảnh. Cô sẵn sàng nhận nhiệm vụ vì cô nghĩ việc hầu hạ một đứa trẻ bị bệnh tật cũng là điều bình thường. Quan Huyện Hương Trà nhìn Duyên, ông không ngờ cô gái quê này lại xinh đẹp như thế nên ông động lòng tà dâm! Và thế là ông “hái hoa” trước khi đem về hầu hạ cậu em út.
“Quan Huyện thấy thương Duyên vô hạn. Trong tương lai, nàng về hầu cậu Chó em ruột Quan Huyện thì thôi rồi bao tuyết sạch, giá trong còn đâu nữa? Với cậu Chó thì chỉ có tình dục. Cậu không thể nói được, nên nàng không thể nào được nghe những lời êm dịu của chàng trai say mê nhan sắc của nàng. Nàng phải chịu đựng những gì phũ phàng nhứt đối với một trinh nữ...
“Quan Huyện nhẹ bước đi vào nhà trong, thay quần áo nhưng rồi ông không thể nào bỏ qua được trước sắc đẹp của Duyên, ông ngồi thừ ra trên ghế salon đốt thuốc điếu hút, ông ngồi suy nghĩ. Trong lúc thanh vắng này. Vợ lại đi vắng, một nàng trinh nữ nằm hơ hớ trên giường trước một Quan Huyện trẻ sung sức thì đó là miếng mồi ngon cho Quan Huyện.
…
- Con lạy Quan Lớn, xin Quan Lớn tha cho con... con sợ lắm Quan Lớn ơi!..
“Quan Huyện vẫn trơ tráo:
- Việc gì mà em sợ, tôi yêu em thương em mà! Đời em rồi cũng phải lấy chồng và em cũng phải biết tới chuyện này, thà rằng em để cho tôi thương yêu còn hơn đứa khác...
“Quan Huyện ào vô đè lên Duyên, chận lấy hai tay Duyên còn một tay Quan Huyện kéo tuột chiếc quần của nàng xuống. Duyên vội co chân lên chống đỡ thì chiếc quần lại tuột hẳn ra ngoài, Quan Huyện thích thú co chân đạp chiếc quần xuống dưới đất… Thế là xong một đời trinh nữ...
(hết trích)
Rất nhiều các cô gái quê, con cái của thủ hạ Cụ Lớn, đã qua tay cậu Bẩy nhưng tất cả đều bị “dội ra” vì không chịu nổi “tính khí dâm đãng” của một con người đội lốt chó. Cô Lụa là một là một cô gái dâm đãng nhưng không làm sao chịu nổi cậu Chó, dù Lụa vẫn lén đi lại với An, người tình cũ.
Cuộc gian dâm giữa Lụa và An đưa đến cái kết quả là Lụa có mang. Dĩ nhiên, Lụa đổ cho cậu Chó là tác giả của bào thai. Cụ Bà lại thương cháu nội nên phải cho Lụa ở riêng, mỗi ngày vào thăm cậu Chó một lần nhưng lần nào vào thăm cũng phải có người đi theo để canh chừng không cho cậu Chó “nổi cơn làm bậy”!
Cô Duyên chính là người thay thế cô Lụa trong vai trò người vợ thứ hai! Cũng còn may mắn cho gia đình quan đại thần, nếu như cậu Bảy là tác giả của những bào thai đó, không biết chừng nhà quan lại có thêm một đàn “cún con” chạy quanh nhà!
Hai cụ tuy đã ngoài năm mươi tuổi rồi mà Cụ Bà vẫn còn ghen khủng khiếp, cấm không cho Cụ Ông đi đâu hết. Bà nghĩ đàn bà già thì còn chịu đựng được chớ đàn ông thì “cắt đầu gối còn có máu là còn đi chơi được”. Vì thế mà Cụ Bà ngăn không cho Cụ Ông đi chơi bên ngoài.
Có lần Cụ Ông thấy con gái của lão Cai Khố Vàng đẹp quá nên cũng “động lòng”. Khi biết cô gái ở bên An Cựu mới qua thăm mẹ đau nặng nên tính cho ít tiền giúp đỡ nhưng ngặt nỗi cụ chẳng bao giờ có tiền trong túi vì bao nhiêu tiền Cụ Bà đã lấy hết, kể cả “bổng lộc ngoài” Cụ Bà cũng không tha.
Cần tiền Cụ Ông phải vay 20 đồng của Cụ Tham Tri họ Hà để giúp đỡ với điều kiện về con gái về “hầu” cụ và phải giữ bí mật. Thầy Cai mừng rơn như người trúng số. Thầy Cai cầm tiền đi mướn nhà bên An Cựu xong thì báo tin cho Cụ Lớn biết để Cụ Lớn làm lễ nhập phòng với con gái của mình!
Cụ Lớn ở được với cô vợ bé đúng ba tháng thì một hôm Cụ Lớn vừa đi làm về, chiếc xe kéo gọng đồng sáng loáng vừa đặt trên bệ tam cấp, Cụ Lớn vừa bước xuống thì từ bên trong Cụ Bà đã cầm sẳn ngọn roi mây quất lia lịa vào người Cụ Lớn, miệng cụ chửi toáng lên:- Thằng già dê, thằng khốn nạn. Mi lấy con gái thằng Ðội Cẩm Cai Khố Vàng được mấy tháng rồi, mi cho con đĩ đó bao nhiêu tiền. Vì sao thằng Bát Viễn xin mi đi Ðội Lệ mi lại cho thằng Cai Khố Vàng. Thằng Bát Viễn bằng lòng dâng năm trăm đồng sao mi không cho đi. Tao giết con khốn nạn đó rủ rê thằng già dê này!
Câu chuyện đánh ghen của Cụ Bà được mô tả qua giọng văn có phần hài hước của Trần Đức Lai:
“Cụ Ông phát điên lên, tay chân run cầm cập. Cụ Ông không ngờ Cụ Bà đã bắt được cô vợ bé của cụ rồi. Khi ấy cô vợ bé của Cụ Lớn vừa đi ra vừa khóc lạy:
- Bẩm lạy Cụ Lớn con còn bé, Cụ Lớn bắt con phải chiều chuộng Cụ Lớn chứ con đâu dám quyến rũ Cụ Lớn.
“Cụ Bà có vẻ thương cô gái tuổi trẻ, cụ nói:
- Tao biết thằng chết đâm, chết vằm ni nhiều chuyện lắm. Hắn trông thấy mi rồi mà mi không chịu thì cha mi cũng chết. Hắn phá hoại đời mi tao biết mà.
“Nói rồi Cụ Bà quay lại hỏi Cụ Ông:
- Thằng già dê, mi còn chối nữa không, con ni là con mô, ai thuê nhà bên An Cựu cho con ni ở? Thằng mô mi nói đi không bà băm vằm mi ra bây giờ?
Như đã nói ở trên, “luận đề” chính trong “Cậu chó” của tác giả Trần Đức Lai có thể tóm gọn trong câu “Nghiệp chướng làm quan độc ác” dựa trên bối cảnh của xứ Huế với văn phong mang đậm nét của vùng đất Thần Kinh vào cuối triều Nguyễn.
Nhiều nhà phê bình văn học còn đánh giá truyện là “đệ nhất dâm thư của Việt Nam, trước năm 1975”. Xét cho cùng, câu chuyện mang tính cách của một tác phẩm vừa hư cấu lại vừa có ý khuyên người ta cần phải “hướng thiện, làm điều lành, tránh điều dữ” qua ngòi bút của tác giả Trần Đức Lai.
Nhà văn Trần Đức Lai (tên thật là Bùi Bá Nhân) một cây bút lão thành vào nghể viết báo từ năm 1938 khi ông làm thông tín viên cho Nhật báo Đông Pháp ở Thanh Hóa. Ông còn cộng tác với tờ Tin Mới do nhà văn kiêm nhà báo Tam Lang làm chủ bút.
Năm 1955, di cư vào Nam, Trần Đức Lai làm biên tập viên cho Báo Ngôn Luận, Dân Chúng và tổng thơ tý tòa soạn Báo Cách mạng Quốc gia, Saigon Mai. Năm 1962, ông làm chủ bút Báo Bến Nghé, rồi Báo Công Chúng và cộng tác với Báo Trắng Đen.
Qua nhiều bút danh khác nhau, như Tô Văn chuyên viết truyện ma quái, Minh Đạo với các truyện tình cảm, xã hội và Điệp Viên khi viết truyện trinh thám. Phải nói, Trần Đức Lai là nhà văn có rất nhiều độc giả và cũng là một trong những cây bút “đắt giá” nhất trước năm 1975.
Truyện “Cậu chó” của Trần Đức Lai đã có một thời “làm mưa, làm gió” trên báo Trắng Đen được đăng hàng ngày dưới dạng “feuilleton”. Nhiều khi người đọc mua báo chỉ để theo dõi những tình tiết của câu chuyện ở trang trong hơn là những tin tức ở trang ngoài.
Báo Trắng Đen cũng có một thời “ăn khách” nhờ khai thác câu chuyện của “Hoàng đế tự xưng Jean-Bedel Bokassa” ở Trung Phi. Bokassa năm 1953 đi lính cho Pháp, đóng tại Việt Nam và sống với bà Nguyễn Thị Huệ, họ có người con gái tên Martine. Sau này, cô gái 17 tuổi, bán thuốc lá bên lề đường được Bokassa “rước” về làm... “công chúa”!
Vụ “lùm xùm giữa Martine “giả” và Martine “thật” đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả đến báo Trắng Đen mà nhiều người gọi đùa là “báo lá cải”, chuyên khai thác những chuyện “giật gân” để câu người đọc!
* Đọc “Cậu chó” của Nguyễn Đức Lai tại:
https://vietmessenger.com/books/?title=caucho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét