Cho dù có đến
đây để “nhìn tận mắt, rờ tận tay” toà
tháp cao sừng sững giữa thủ đô Paris hoa lệ nhưng chúng ta vẫn chưa thể tự hào
là người biết rõ Tháp Eiffel ngoài những thông tin đã được công bố trên các
phương tiện truyền thông đại chúng.
Mọi người đều biết tên của ngọn tháp này được đặt theo tên của kiến trúc sư Gustave Eiffel. Biết vậy nhưng ông đồng thời còn là một nhà thầu, một nhà chuyên môn về các kết cấu kim loại và là một nhà khí tượng học.
Tuy nhiên,
ông lại không phải là người sáng tạo ra công trình này, mà chủ nhân thực sự của
bản vẽ ban đầu chính là 2 đồng nghiệp của ông: Maurice Koechlin và Emile
Nouguier.
Gustave Eiffel đã sửa chữa nhiều điểm trong bản vẽ gốc và ngay sau đó, ông đã nhanh chóng mua lại bản quyền từ 2 nhà thiết kế ban đầu để có thể sở hữu độc quyền về ngọn tháp tương lai này.
Sau hơn 26 tháng thi công (1887–1889) Tháp Eiffel chính thức được hoàn thành để chào mừng cuộc Triển lãm Thế giới năm 1889 tại Paris. Kể từ đó, ngọn tháp đã trở thành công trình cao nhất thế giới và giữ vững danh hiệu trong suốt hơn 40 năm, cho đến khi tòa nhà Chrysler ở New York ra đời vào năm 1930.
Tháp Eiffel
nặng khoảng 9.000 tấn được làm hoàn toàn bằng sắt và kim loại qua 12.000 chi tiết
nên chiều cao của tháp sẽ bị ảnh hưởng khi nhiệt độ thay đổi vì hiệu ứng giãn nở
nhiệt. Vào mùa hè, tháp cao hơn khoảng 17cm và ngược lại, vào mùa đông, độ cao
của tháp giảm từ 10-20 cm.
Tháp có tất cả 3 tầng với nhiều không gian cung cấp dịch vụ khác nhau. Ngoài hai nhà hàng Altitude 95 và Le Jules-Verne nằm ở tầng hai và ba, tháp còn có các hiệu ăn nhanh, phòng trưng bày, cửa hàng lưu niệm, điểm truy cập Internet, cửa hàng bán các con tem kỷ niệm của Pháp.
Tuy nhiên, rất
ít người biết rằng Gustave Eiffel còn sở hữu “một căn hộ riêng” trên đỉnh tháp. Trong bản vẽ thiết kế hoàn thiện
của tháp Eiffel, ông đã vẽ thêm một phòng rộng gần 92m2 dành riêng cho bản thân
mình!
Nằm ngay dưới chóp tháp ở cùng khối với đài quan sát, phần lớn không gian cùa căn hộ “riêng tư” bị ảnh hưởng bởi các chi tiết kỹ thuật của tháp như các thanh đỡ thang máy, và bệ cầu thang dẫn từ tầng dưới vào căn hộ.
Căn hộ vẫn có đủ không gian cho nhà bếp, nhà tắm và một phòng khách, thậm chí còn có một chiếc piano. Gustave Eiffel dùng gian phòng riêng này làm nơi thực hiện các nghiên cứu và thử nghiệm khoa học, cũng như tiếp những vị khách quý, trong đó có nhà phát minh huyền thoại người Mỹ, Thomas Edison.
Từ năm 2015, căn hộ đặc biệt này không còn bị giới hạn mặc dù du khách vẫn không được phép vào đây, họ chĩ có thể chiêm ngưỡng căn hộ qua một lớp kính. Bên trong, còn có tượng sáp của ông Eiffel và con gái Claire tiếp vị khách mời nổi tiếng Thomas Edison để tái hiện chuyến thăm viếng năm xưa.
Từ khi khánh
thành cho đến nay, tháp Eiffel đã đón khoảng 250 triệu lượt khách đến thăm. Với
số lượng du khách lớn "đổ về"
như vậy, tháp Eiffel cần đến khoảng 500 nhân viên để phục vụ.
Ngoài chức năng du lịch, tháp Eiffel còn sử dụng cho mục đích khoa học với một phòng thí nghiệm về khí tượng và hàng không tại tầng cao nhất của tháp. Ngày nay, tháp tiếp tục là một trạm phát sóng truyền thanh và truyền hình cho toàn vùng Paris.
Còn nhiều
câu chuyện cứ tưởng như được “thêu dệt”
từ Tháp Eiffel. Năm 1925, một kẻ lừa đảo đã từng "bán" tòa tháp Eiffel thành công cho một đại lý sắt vụn,
mặc dù anh ta không sở hữu tòa tháp này.
Cũng có người
từng "cưới" tháp Eiffel! Đó
là một phụ nữ Mỹ tên là Erika Aya mắc hội chứng kỳ lạ, cô chỉ yêu và có tình cảm
với những vật vô trị vô giác. Erika đã "yêu"
Tháp Eiffel đến mức quyết định… kết hôn với tòa tháp này và đổi tên mình thành Erika La Tour Effil vào năm 2007.
Chuyện tình của Erika và Tháp Eiffel đã tạo cảm hứng cho các nhà sản xuất Mỹ làm nên bộ phim tài liệu “The Woman Who Married The Eiffel Tower”!
Tôi viết bài
này vào ngày 1/4/2025, ngày mà các nước Phương Tây gọi là “Poisson d’Avril” (Cá Tháng Tư) hay “April Fools” (Tháng Tư của những người thích đùa). Người ta tin rằng
vào ngày đầu tháng 4 mọi người có thể nghĩ ra những chuyện đùa nhưng vô hại!
Chuyện người phụ nữ Mỹ “kết hôn” với Tháp Eiffel như đã kể ở trên lại là “chuyện thật” chứ không phải là “chuyện đùa”. Viết ra đây nhân ngày Cá Tháng Tư để thân tặng những thân hữu đọc giải trí chứ hoàn toàn không có ý kể lại một chuyện vui “nhảm nhí” nhân ngày April Fools!
Lại có thơ rằng:
“Hôm
nay ngày một tháng tư
Chúc
bạn vui vẻ, ngôn từ tự do”
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét