Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

Chùa Ba Vàng ngày Tết Giáp Thìn

Một hiện tượng, có thể nói là “kỳ lạ” và “hi hữu” đã xảy ra tại Ba Vàng, ngôi chùa lớn nhất Miền Bắc với hàng ngàn Phật Từ đến chiêm bái.

Đó là những bức ảnh được xuất hiện trên trang facebook của nhà văn Phạm Lưu Vũ ở Hà Nội (https://www.facebook.com/vuphong.luuplv) cho thấy đường dẫn vào chùa và cả sân Chùa Ba Vàng vắng lặng khác thường trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn.

 

Chùa Ba Vàng vắng khách ngày 8 Tết (Hình trên Facebook của Phạm Lưu Vũ)

 

Bãi giữ xe ngày 8 Tết (Hình trên Facebook của Phạm Lưu Vũ)

 

Đường vào chùa Ba Vàng ngày 8 Tết (Hình trên Facebook của Phạm Lưu Vũ)

 

Sân chùa... Bà Đanh. (Hình trên Facebook của Phạm Lưu Vũ)

 

Phạm Lưu Vũ cũng đề cập đến trang mạng “Tuổi Trẻ Online” qua đoạn mở đầu câu chuyện “BA VÀNG MÙA LỄ HỘI…” với những lời lẽ nguyên văn như sau: 

“Báo Tuổi Trẻ đã lộ mặt là công cụ truyền thông của Ba Vàng khi đăng ảnh “biển người” chen chúc đi chùa Ba Vàng vào ngày mồng Tám tháng Giêng vừa qua. Lấy ảnh chụp năm Quý Mão (2023), quảng cáo cho năm Giáp Thìn (2024) để đánh lừa dư luận, khiến không ít người buồn cho căn bệnh u mê của đám đông, đã không tỉnh ngộ trước sự lừa bịp trắng trợn của tên trọc Thích Trúc Thái Minh trong vụ “Xá lợi tóc”, và những bài “thuyết pháp” sặc mùi quảng cáo, con buôn… để đánh lừa phật tử của gã…”

Theo tác giả, sự thật hoàn toàn không phải như trang mạng Tuổi Trẻ đưa tin ngày 17/2/2024 (tức mùng 8 tháng giêng): “sân chùa Ba Vàng kín mít không còn chỗ trống với hàng vạn phật tử đổ về lễ bái đầu năm”, các tuyến đường dẫn lên chùa đều chật cứng người chen chân nhưng không xảy ra tình trạng lộn xộn. Bãi gửi xe miễn phí và không có hiện tượng bày bán hàng hóa hay chèo kéo mời khách…

 

Trang Facebook của Phạm Lưu Vũ

 

Rất nhiều người đã tỉnh ngộ. Một bạn vừa gửi cho tác giả mấy clip quay sáng hôm nay, mồng Mười tháng Giêng năm Giáp Thìn, vẫn đang mùa lễ hội, mà những con đường dẫn vào Ba Vàng, bãi xe Ba Vàng vắng như chùa… Bà Đanh.

Hỏi chuyện những bảo vệ, và những người làm trong chùa về sự thật ngày mồng Tám Tết Giáp Thìn vừa qua, họ đều e ngại không dám nói. Thế mới biết Ba Vàng là “lãnh địa riêng”. Nhưng khi hỏi chuyện các hàng quán, thì họ cho biết sự thật hoàn toàn ngược lại. Không có chuyện “biển người”, không có việc “chen chúc”…

Ngày 19/02/2024 trên Blog của nhạc sĩ Tuấn Khanh (Tuấn Khanh's Blog” https://nhacsituankhanh.com/.../thoi-chua-ba-vang-vang-lang/)  có đoạn bình  luận dưới đây:

“Hóa ra hệ thống công nghiệp cúng dường của những nhà lãnh đạo quốc doanh Phật được đắp tô, có lẽ ắt đã vấp phải sự tức giận và từ chối của người dân, đặc biệt là các tín đồ phía Bắc, vốn hồn nhiên và dễ tin đã quy tụ về đây suốt một thời gian dài.

“Sự trống trải, lạnh tanh khác thường lệ như loạt hình cho thấy, là một lời đáp trả im lặng nhưng có sức mạnh gấp ngàn lần những bài hoằng pháp ồn ào giả tạo, hối thúc con tin tín ngưỡng dâng nộp tiền.

(hết trích)

Sau sự kiện “chuyện lừa siêu cấp quốc dân về ngọn cỏ Pili” mặc dù có đánh tiếng là sẽ điều tra đến tận gốc, và Giáo hội Quốc Doanh Phật cũng nói lu loa mơ hồ để giúp chạy chữa trong văn bản kỷ luật ông Thích Trúc Thái Minh…

Riêng câu chuyện mùng 8 Tết Giáp Thìn, mà báo Tuổi Trẻ chạy bài “biển người” phải sử dụng ảnh cũ năm 2023, là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Có khó gì cho một bức ảnh đông đúc người dự hội ngày mùng 8, như chùa Ba Vàng cho phát livestream, mà báo phải làm ảnh giả?

Phân tích về điều này, cũng dễ nhận ra: đây chính là bài ca ngợi được đặt hàng viết trước, để quảng bá cho Ba Vàng trước giờ G. Nhưng có thể vì đỏ mắt không kiếm được hình ảnh “biển người” nào khả dĩ để minh hoạ, nên đành phải dùng ảnh cũ!

 

Hàng vạn Phật tử, du khách đổ về chùa Ba Vàng trong ngày 17/2 (tức mùng 8 tháng giêng năm Giáp Thìn) trên Tuổi Trẻ - (Ảnh cũ của Chùa Ba Vàng năm 2023 được dùng để thuyết minh cho ngày 8 Tết Giáp Thìn

 

Trên trang facebook của Nghiêm Sỹ Cường https://www.facebook.com/Nghiemsycuong anh ghé qua chùa Ba Vàng vào ngày mùng 10 Tết, mọi thứ im ỉm. Anh hỏi những người bán hàng ven đường vào chùa “thế hôm mồng 8 Tết, mọi người đến có đông không các bác?”, những quán hàng quanh chùa đều trả lời “hôm đó thứ Bảy, chỉ hơn thế này chút thôi. Mấy năm trước, vào những ngày này còn tắc cả đường, năm nay giảm 80, 90 %”.

 

Trang FB của Nghiêm Sỹ Cường

 

Trở lại với Blog Tuấn Khanh (xin đừng hiểu lầm với nhạc sĩ Tuấn Khanh, tác giả bài hát “Hoa soan bên thềm cũ” trước 1975), chủ blog bình luận:

“Sự vĩ đại không có thật nó sẽ sớm trở thành trò hề. Giá trị giả chỉ bán thêm được đôi ba lá sớ, dăm bảy lời cầu siêu. Nhưng hãy cùng nghĩ xem, nếu không có “chỉ đạo” nào đó để cứu khổ cứu nạn truyền thông cho chùa Ba Vàng, ắt đã không có những bài báo giả tạo về sự rầm rộ lễ hội ở chùa Ba Vàng năm nay.

“Hoang tin cứu chùa Ba Vàng như các trang báo điện tử lúc này, không hề để cứu ông Bụt hay nhà sư nào ở đó, mà rõ là cưỡng tín để cứu dòng tiền của ngành công nghiệp cúng dường đang vào ngày tắc mạch.

(hết trích)

 

Thông tin sai lạc trên mạng về chùa Ba Vàng ngày mùng 8 Tết

 

Trước đó, đoàn giám sát của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh do ông Bùi Quang Nam - chánh thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao - làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát tại chùa Ba Vàng.

Đoàn giám sát công tác quản lý, chuẩn bị tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Luật Di sản văn hóa, Luật Tín ngưỡng tôn giáo và nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Theo Tuổi Trẻ, báo cáo của đoàn giám sát, từ ngày 30 Tết đến mùng 7 tháng giêng năm Giáp Thìn, tại chùa Ba Vàng đã đón 97.000 lượt khách đến tham quan, chiêm bái lễ Phật.

Cũng theo Tuổi Trẻ, không có hiện tượng thu, đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch giá tại di tích; không có hiện tượng chèo kéo khách tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa... Tại nơi thờ tự, tiền thường xuyên được thu gom vào hòm công đức, không có hiện tượng cài, dắt, đặt, giải, thả tiền trên các tay tượng, cây cối, nải quả... gây mất mỹ quan.

Đoàn giám sát yêu cầu chùa Ba Vàng tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thực hiện nghiêm các quy định khác có liên quan.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền những giá trị di sản văn hóa nâng cao tinh thần tự giác, thực hiện hành vi văn minh, lịch sự nơi công cộng theo đúng thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Trước đó, ngày 26/01/2024, Tuổi Trẻ Online đăng tin một lãnh đạo UBND thành phố Uông Bí xác nhận thành phố vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đại đức Thích Trúc Thái Minh (tức ông Vũ Minh Hiếu, sinh năm 1967) trụ trì chùa Ba Vàng (phường Quang Trung, thành phố Uông Bí) số tiền 7,5 triệu đồng.

Lý do xử phạt là vì trụ trì chùa Ba Vàng đã không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức triển lãm tại chùa Ba Vàng dịp tổ chức đại lễ mừng 765 năm Ngày đản sinh Phật hoàng Trần Nhân Tông (diễn ra từ ngày 23 đến 27/12/2023).

Theo đó, nhà chùa tổ chức hoạt động trưng bày, chiêm bái (trưng bày, triển lãm) hiện vật được cho là "xá lợi tóc Đức Phật" khi chưa gửi thông báo đến cấp có thẩm quyền theo quy định.

 

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng (bìa trái) - bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng liên quan việc trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật” - Ảnh Chùa Ba Vàng

 

Liên quan hoạt động trưng bày "xá lợi tóc Đức Phật" này, đại đức Thích Trúc Thái Minh ngoài việc bị Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật cảnh cáo, còn phải sám hối trước Thường trực Hội đồng trị sự. Các hình thức kỷ luật này đã được thông báo tới tất cả ban trị sự Giáo hội Phật giáo địa phương.

"Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải cam kết nếu tiếp tục để xảy ra những sai phạm tương tự làm mất niềm tin của xã hội đối với Phật giáo, ảnh hưởng đến uy tín của giáo hội thì sẽ bị tẩn xuất (tức bị hoàn tục, tịch thu tăng tịch, chứng điệp thụ giới), tước quyền trụ trì" - thông báo cho hay.

Đồng thời, chùa Ba Vàng cũng bị cấm tổ chức sự kiện giao lưu quốc tế trong một năm. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đánh giá việc chùa Ba Vàng tổ chức chiêm bái và truyền thông về "xá lợi tóc Đức Phật" gặp phải những ý kiến trái chiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của Phật giáo và uy tín của giáo hội.

 

Sư trụ trì chùa Ba Vàng: Thích Trúc Thái Minh

 

Có người khuyên rằng không nên bêu xấu các “ma tăng”, vì họ làm thì họ chịu, mình nói ra, không những sẽ gây cái nhìn xấu về đạo Phật, mà còn tạo… “khẩu nghiệp” cho chính bản thân.

Đây chính là luận điệu của lũ ma tăng! Họ luôn đem “khẩu nghiệp” ra để dọa người khác, còn chính họ, thuyết những bài “pháp” hủy báng đạo Phật, khiến phật tử ngày càng u mê… thì họ không sợ “khẩu nghiệp” chăng?

 

Trang FB Chùa Ba Vàng

 

Facebooker Phạm Lưu Vũ kết luận:

“Vạch mặt lũ ma tăng không hề “gây cái nhìn xấu” về đạo Phật. Bởi vì đạo Phật là con đường tiến hóa của mọi trí tuệ tới Vô Thượng Bồ Đề, vốn bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Dẫu lũ ma tăng phá Pháp kia có nhiều như cát sông Hằng, thì đạo Phật cũng không hề suy suyển mảy may”.


 *** 

* Tham khảo thêm video bản nhạc "Hoa soan bên thềm cũ" do nhạc sĩ Tuấn Khanh sáng tác trước năm 1975: https://www.youtube.com/watch?v=ptBKFr2wVj4


***

--> Read more..

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2024

Street scene: Sáng hết Tết…

Từ cà phê thân quen góc phố sáng một ngày hết Tết, tôi đã chứng kiến một cảnh không biết nên gọi như thế nào cho đúng nghĩa!

Một đứa bé nằm trước Pharmacity, đứng bên cạnh là một người đàn ông lưng đeo balô. Thầm nghĩ đây là một tai nạn?

Lát sau, đứa bé lồm cồm dậy… hoá ra chỉ nằm chơi thoải mái trên vỉa hè!

Bỗng xuất hiện một phụ nữ trên tay bồng một đứa trẻ (chắc là anh em với đứa trẻ trước đó nằm trên vỉa hè).

Bây giờ thì mọi chuyện đã có một ý nghĩa: họ là một cặp vợ chồng với 2 con… đang chờ xe đến đón.

Từ cảnh đứa trẻ nằm trên vỉa hè đến cảnh một tiểu gia đình đi du xuân là cả một câu chuyện dài bất ngờ.

Chỉ có những người rảnh rỗi như tôi mới có thể khám phá một câu chuyện ly kỳ như vậy!

Mời các bạn cùng cùng xem.

 

***











***





















 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

***

--> Read more..

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

Phóng sự hình ảnh Tết tại nhà

Rước Ông Bà… trưa 30 Tết Giáp Thìn

Rất đơn sơ… chỉ một con gà luộc, bát gạo muối và một bình hoa…

Với tấm lòng thành của con cháu rước Ông Bà về chung vui trong Ba Ngày Xuân cùng gia đình.

Một hình thức tâm linh đã từ lâu vẫn được duy trì trong cuộc sống của người Việt!

 

 





***


Giao Thừa Giáp Thìn

Năm mới đã đến…

Quý Mão qua đi…

Giáp Thìn kịp tới…

Cuộc bàn giao diễn ra âm thầm, không tiếng pháo… nhưng trong lòng mọi người vẫn rộn ràng chào đón một mùa Xuân mới với một niềm tin vào Hạnh Phúc & Bình An.

Xin thân chúc người thân & bạn hữu gần xa một năm mới dồi dào sức khỏe để tiếp tục con đường… đã định trước!

































***
--> Read more..

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2024

Năm mới chúc nhau


“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

 

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,

Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

 

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

Đứa thì mua tước, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

 

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc,

Bồng bế nhau lên nó ở non.

 

(Trần Tế Xương)

 



Thơ trào phúng của “Ông Tú Vị Xuyên” (1870-1907) mỉa mai quá! Có bao lời chúc Tết hay nhất, đẹp nhất ông dùng đủ cả: Chúc Thọ, Chúc Phú Quý, Chúc Sang Trọng… rồi lại còn chúc đường thê tử, lắm con..

Sinh ra, lớn lên và lại được trực tiếp chứng kiến thời buổi nhiễu nhương, nhan nhản lũ người nhí nhố, ngang nhiên làm những việc bất chính ngay giữa “thanh thiên bạch nhật” nên Tú Xương ném thẳng tiếng cười châm biếm chua cay vào lũ người này ngay dịp Tết.

Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước.

- Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh Nam Kỳ mất trọn cho Pháp.

- Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất.

- Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt.

 



Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử nhiễu nhương đó nên bài thơ châm biếm “Năm mới chúc nhau” của ông đã gợi lên nhiều cảm hứng khiến người đọc dễ “nhại” và muốn “nhại” theo cái giọng điệu trào phúng của ông mỗi khi gặp cảnh chướng tai gai mắt ở đời.

Chẳng thế mà có người đã “bắt chước” làm thêm mấy câu thơ nối tiếp vào bài thơ trên, đọc lên nghe chẳng khác gì của chính nhà thơ Trần Tế Xương được viết lên… giữa bối cảnh hiện tại:

“Bắt chước ai kia… chúc mấy lời

Chúc cho thiên hạ sống ở đời.

Quan to, quan nhỏ đều như rứa

Cố sống cho ra… Cái Giống Người!

 



 ***

--> Read more..

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2024

Vòng Sài Gòn ngày 26 Tết Giáp Thìn

Thật tình tôi rất ít ra khỏi nhà, ngoại trừ đi bộ ra quán cà phê quen đầu ngõ. Nhưng hôm nay có việc phải ra Bưu điện Thành phố nên gọi xe ôm quen tới chở đi lo công chuyện.

Đã lâu không ra trung tâm quận 1 nên ngồi xe ôm cứ như “anh mán ở rừng mới về”, thấy cái gì cũng lạ lẫm vào dịp Tết cổ truyền. “Hoa hòe, hoa sói” xuất hiện khắp mọi nơi vì chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết.

Đến Bưu điện Thành phố, các bà, các cô diện những chiếc áo dài truyền thống sặc sỡ để chụp ảnh “check-in” mà cứ ngỡ Tết đã thực sự đến rồi.

 

Bưu điện Thành phô, ngày 26 Tết Giáp Thìn

 

Những tà áo màu trước Bưu điện

 

Toàn cảnh Bưu điện

 

Vui xuân cho trọn những ngày...

 

Trước thềm năm mới

 

Chuẩn bị cho 3 ngày Tết

 

Nhà thờ Đức Bà ở ngay bên cạnh nên tượng Đức Mẹ cũng là nơi được các người đẹp chiếu cố còn những “nhiếp ảnh gia” (cả chuyên nghiệp lẫn tài tử) hoạt động lăng xăng để ghi lại những bức ảnh mỗi năm chỉ có một lần.

 

Đức Mẹ chắc cũng hiểu tại sao... vui như Tết

 

Xin Mẹ một mùa xuân đầm ấm

 

Phim trường miễn phí…

 

Đông như quân Nguyên

 

Chuẩn bị đầy đủ cho buổi 'check-in'

 

Nhìn sang đường Tự Do (Catinat ngày xưa) cũng có một cổng chào “mừng xuân” với khẩu hiệu “2024 – Mừng Xuân… Mừng Đảng”… Đến Nhà hát Thành phố cũng khoác một bộ áo mới nhân dịp xuân về.

 

Cổng chào trên đường Tự Do

 

Nhà hát Thành phố

 

Đường Nguyễn Huệ đang ráo riết chuẩn bị Tết

 

Có cả “Lễ hội đường sách” trên đường Nguyễn Huệ

 

Tòa Đô Chính (nay là Ủy ban Nhân dân Thành phố) vẫn uy nghi với bồn hoa sen màu hồng được tưới bằng mấy vòi phun… thiếu nước (chắc vì nước yếu?). Có lẽ ít ai còn nhớ hồi Thực dân nơi đây có tên là “Bồn Kèn”, vào những dịp cuối tuần Người Sài Gòn thường có dịp thường thức âm nhạc của lính Săng Đá giúp vui.

 

Tòa Đô Chánh… phía trước là đài hoa sen (xưa là “bồn kèn”)

 

Trước Ủy ban Nhân dân Thành phố

 

Trên đường về, tôi rủ anh xe ôm quen dừng lại tại Công viên Lê Văn Tám, trước đây là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nơi anh nghỉ của các nhân vật nổi tiếng một thời, kể cả Tổng thống Ngô Đình Diệm. Công viên vẫn còn tượng của “liệt sĩ trẻ tuổi” (Ngọn Đuốc Sống) Lê Văn Tám, một “huyền thoại” khiến nhiều người vẫn còn phải thắc mắc (?).

 

Công viên và bức tượng Lê Văn Tám

 

Công viên Lê Văn Tám biến thành 'Chợ Hoa Tết 2024'

 

Công viên nhân dịp Tết đã biến thành “Chợ Hoa Tết 2024” để Ban Quản Lý kinh doanh và nhà vườn nhân dịp này “lượm bạc cắc”. Không biết đến ngày 29, 30 Tết có diễn ra cảnh người bán đập bể các chậu hoa chứ không tặng những người lợi dụng hoa ế để mua cho rẻ?

Thật tình thì hoa ở đây có đủ loại, đủ sắc màu đẹp mắt… nhưng người mua chỉ đếm trên đầu ngón tay còn những người chụp hình như tôi thì lại không thiếu. Quả là một nghịch cảnh khi tình hình kinh tế khó khăn chung sau trận đại dịch vừa qua.

 

Cây mai khổng lồ trước chợ hoa

 

Đủ các loại hoa trong chợ... nhưng chỉ thiều người mua

 

Sắc đỏ ngày xuân

 

Hoa mai cũng chung số phận

 

Thế là hết một buổi sáng “cưỡi ngựa xem hoa” của một ông già “năm thì, mười họa” mới ra khỏi nhà.

Có vài câu thơ “lạc điệu” xin ghi lại nơi đây để kết thúc phóng sự hình ảnh những ngày cận Tết Giáp Thìn:


“Chả thấy gì… chỉ thấy già

Bạn bè đi hết sao ta lại

Còn ở nơi đây… vẫn một mình?

 

“Chả thấy gì… chỉ thấy đời

Những ngày cô quạnh khắp muôn nơi!

 

***

 

--> Read more..

Popular posts