Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

Những bước chân âm thầm


“Từng bước từng bước thầm

Khi người yêu không đến

Tuổi xuân buồn lặng câm

Đi trong chiều mưa hoang

Đời biết ai thương mình?”

 

Đó là lời bài hát “Những Bước Chân Âm Thầm” cùa nhạc sĩ Y Vân đã có một thời được người yêu nhạc thường hát một mình cho thân phận của kẻ si tình. Ở một khía cạnh khác, lời than thở âm thầm đó lại có tác dụng của một bài tập thể dục thích hợp cho những người tuổi đã cao, ít vận động.

Ai cũng biết: không có gì tốt hơn là đi bộ để kéo dài tuổi thọ nhưng người già vốn “dị ứng” với những cách tập thể dục “bài bản” chỉ vì… lười. Sách vở đã chứng minh: mỗi ngày đi bộ hằng cây số sẽ giúp thân thể khỏe mạnh, nhưng đó chỉ là lý thuyết mà ít người lớn tuổi muốn làm theo!

Thì đây, chúng tôi đưa ra một giải pháp rất tự nhiên, chẳng cần theo sách vở mà vẫn có tác dụng tăng cường sức khỏe cho bất cứ mọi người, kể cả những người tuổi đã… gần đất xa trời!

 

1. Hãy nhún nhảy theo điệu nhạc

Nhạc có tác dụng phấn khích trạng thái yêu đời. Cũng vì thế, khi chỉ có một, mình ta cũng nên mở những bản nhạc ưa thích để nhún nhảy theo tiết điệu mà không ngại có người trông thấy. Nếu làm được như vậy, một bàn nhạc có thể tạo ra khoảng 400 bước nhảy để vận động cơ thể...

 



2. Xuống xe buýt sớm 1 trạm...

Không nhất thiết phải xuống xe buýt đúng trạm khi còn nhiều thì giờ. Xuống xe sớm giúp cơ thể giải tỏa thời gian ngồi bó gối trên xe mà lại còn được hít thở không khí khoáng đãng ngoài trời. Không những thế, xuống xe trước một trạm có thể tạo ra 1.200 bước chân trong thời gian khoảng 15 phút!

 


3. Không ngồi khi nói chuyện qua điện thoại

Kể từ khi điện thoại di động ra đời, người ta thường có thói quen ngồi một chỗ nói chuyện. Tại sao ta không làm khác đi: đứng dậy đi tới đi lui trong phòng và tiếp tục thoải mái nói chuyện rôm rả? Bạn có biết một cuộc nói chuyện kéo dài nửa tiếng sẽ tạo ra 1.800 bước vận động cho cơ thể nếu ta vừa đi vứa nói?

 


 4. Đậu xe xa hơn những nơi thường đậu

 Hãy nhường chỗ đậu xe gần nhất cho người khác, phần bạn sẽ đậu xa hơn nơi mình muốn đến! Cứ mỗi phút đi bộ xa hơn bạn sẽ có thể cộng thêm 84 bước dành cho cơ thể có cơ hội được vận động sau những lúc ngồi ỳ trên xe phải lo tập trung trong việc lái xe.

 


5. Đậu xe khoảng giữa 2 nơi muốn đến

 Trong trường hợp có 2 nơi cần đến ở gần nhau, hãy chọn nơi đậu xe tương đối gần với cả hai, chẳng hạn như siêu thị. Như vậy sẽ tránh phải lên xe hai lần, thay vào đó có thể đi bộ và như vậy có nhiều thời gian giải tỏa sức ỳ cho cặp chân.

 


6. Tránh thang cuốn... dùng thang bộ

Cần nhớ, một bước trên cầu thang bộ sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn một bước đi bình thường. Mỗi bước trên thang bộ có thể được tính tương đương với 38 bước đi bình thường, như vậy sẽ là một cách vận động đôi chân thiết thực nhất mà ít ai để ý.


 


7. Một công… đôi việc

Hãy dành khoảng 15 phút để chăm sóc ngôi vườn của bạn cộng thêm những việc vặt vãnh như thu gom cỏ đã cắt. Chia đều cả hai việc cắt cỏ và dọn cỏ tuy có lâu hơn nhưng điều đó khiến cơ thể của bạn có thêm dịp để vận động. Công việc tính ra tương đương với 1.000 bước chân đi bộ chứ không ít.

 


8. Hãy đi lòng vòng siêu thị trước khi đến quầy tính tiền

Điều này đặc biệt dành cho các bà: Siêu thị ngày nay là cả một thế giới nên nếu có thì giờ rảnh rỗi hãy thực hiện một cuộc hành trình khám phá trước khi đến quầy tính tiền. Mỗi phút đi lòng vòng siêu thị được tính tương đương với 600 bước chân, một hình thức tập thể dục mà lại còn được ngắm các mặt hàng trưng bày!


 

 9. Hãy chọn nhà vệ sinh

Trừ trường hợp “cấp bách”... hãy chọn nhà vệ sinh ở xa, thậm chí ở tầng dưới hoặc tầng trên để... trút bầu tâm sự. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi thêm 200 bước, cộng thêm 80 bước để lên hoặc xuống lầu. Đó là cái giá rẻ mạt khi bạn muốn dành cho cơ thể sự khát khao vận động!

 


10. Ăn xong đừng ngồi ỳ một chỗ

 Thay vào đó, hãy đứng đứng lên và đi dạo, chẳng hạn như các bà thích “window shopping”, không tốn tiền mà lại là một cách… thể dục! Tính ra cứ một phút đi dạo mang đến cho cơ thể khoảng 60 bước chân, vừa vui mắt, vừa tiêu cơm lại vừa có lợi cho thân thể!

 


11. Dắt chó đi dạo

Bạn có biết trong 15 phút đi dạo với “người bạn trung thành nhất” là cách cả hai cùng đi dạo? Một cuộc bách bộ sau bữa ăn độ 15 phút còn làm cho thân thể tiêu cơm với khoảng 1.000 bước chân. Còn gì bằng?

 


12. Hạn chế gửi email… đến tận nơi để nói chuyện

 Nếu người mình muốn gửi email ở gẩn, tại sao ta không đến tận nơi để tâm sự thay vì ngồi gõ trên máy vi tính? Làm được như vậy, ta sẽ tạo điều kiện để thực hiện việc giải thoát cho thân thể khỏi sự tỳ trệ qua những bước chân.

 



13. Thỉnh thoảng cũng nên hút bụi trong nhà

Làm vệ sinh nhà cửa không phải là công việc chính của bạn một khi đã lớn tuổi. Nhưng cầm máy hút bụi trong tay, đi đến các phòng hóa ra cũng là vận động mà lại cứ mỗi phút có thể cộng thêm 90 bước cho việc này. Cứ làm thử đi… không biết chừng một ngày nào đó bạn sẽ là “chuyên gia hút bụi”!

 


14. Hãy tự mình rửa xe

Công việc xem ra cũng không đến nỗi nhọc nhằn cho lắm. Chỉ cần xịt nước, chà rửa những vết dơ rồi cuối cùng lau khô… bạn sẽ có một chiếc xe mới toanh. Việc rửa xe sẽ đem lại khoảng 1.000 bước di chuyển, nếu thấy mệt, cứ thoải mái nghỉ tay… Làm tiếp hay nghỉ hoàn toàn tùy theo ý bạn!

 


***

 Nếu bạn thấy những đề nghị trên đây vừa hợp lý lại vừa đơn gỉan thì hãy làm ngay để thực hiện “những bước chân âm thầm” có tác dụng tăng thêm tuổi thọ!

*** 

--> Read more..

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

Chuyến bay “giải cứu”… hay “giả cứu”

Điểm báo chính thống:

 

Bộ Công an cho biết có gần 2.000 "chuyến bay giải cứu" người Việt từ nước ngoài về trong các đợt COVID-19 vừa qua, có chuyến bay sau khi trừ chi phí, lợi nhuận lên đến vài tỉ đồng.

 

Báo Tuổi Trẻ Online - "Những con số 'kỷ lục' trong vụ án - Đồ họa Tuấn Anh

 

* Tuối Trẻ Online, ngày 20/04/2023: Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng 37 lần nhận hối lộ

“Từ kết luận điều tra của công an đến cáo trạng của viện kiểm sát đều cho thấy Bộ Ngoại giao được xem là "mắt xích" quan trọng khi thực hiện các chuyến bay với đầu mối là Cục Lãnh sự. Từ tháng 4-2020 đến tháng 1-2022, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã tập hợp, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt tổ chức thực hiện 772 chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về nước (400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo).

“Tuy nhiên, quá trình cấp phép các chuyến bay công dân tự trả phí, một số cán bộ tại Bộ Ngoại giao đã tạo thành nhóm lợi ích, đưa ra nhiều yêu cầu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ, thỏa thuận và ra giá chung chi cho mỗi chuyến bay giải cứu.

“Ông Tô Anh Dũng, với chức vụ là thứ trưởng, có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay theo đề xuất của Cục Lãnh sự trước khi xin ý kiến của tổ công tác năm bộ. Biết được vai trò của ông, 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề để thứ trưởng Bộ Ngoại giao khi đó giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp phép "chuyến bay giải cứu" đưa công dân về nước khi xảy ra dịch COVID-19.

“Trong chín tháng, từ giữa năm 2020, 13 cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp đã nhiều lần gặp gỡ đặt vấn đề và chi hàng chục tỉ "bôi trơn" để được "qua cửa".

“Lần đầu tiên vào tháng 5-2020, tại phòng làm việc của cựu thứ trưởng ở Bộ Ngoại giao, ông Dũng gặp bà Hoàng Diệu Mơ (Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình) và đã giới thiệu công ty của bà Mơ với Hãng hàng không Vietnam Airlines để tổ chức chuyến bay combo.

“Theo cáo trạng, ông Dũng đã tám lần nhận hối lộ của bà Mơ với tổng số tiền 8,5 tỉ. Trong đó, sáu lần ông Dũng nhận tiền tại phòng làm việc và hai lần nhận tiền ở gần cổng trụ sở Bộ Ngoại giao.

“29 lần khác, ông Dũng nhận tiền của các doanh nghiệp cũng diễn ra tại phòng làm việc của ông, ngoài quán cà phê hoặc nhà hàng gần trụ sở thông qua vợ ông. Tổng cộng ông Dũng bị quy kết nhận hối lộ 21,5 tỉ của các doanh nghiệp trong vụ "chuyến bay giải cứu".

“Theo cáo trạng, Bộ Ngoại giao có số lượng nhiều nhất cựu lãnh đạo, cán bộ bị cáo buộc nhận hối lộ trong vụ án này.

“Ngoài ông Dũng, cựu thứ trưởng Vũ Hồng Nam và bảy người khác của bộ này bị quy kết nhận tiền "bôi trơn" từ các doanh nghiệp. Trong đó, cấp dưới chịu sự quản lý trực tiếp từ ông Dũng là bà Nguyễn Thị Hương Lan khi đương chức cục trưởng Cục Lãnh sự nhận hối lộ số tiền lớn nhất với 32 lần tổng cộng 25 tỉ đồng.

“Những lần nhận tiền của bà Lan chủ yếu diễn ra tại phòng làm việc, nhà riêng, quán cà phê, thậm chí có lần doanh nghiệp chung chi cho nữ cục trưởng ngay trên ô tô riêng.

 

Poster phim giả tưởng "Chuyến bay giải cứu" được hóa thân thành con muỗi hút máu - Tranh DAD

 

* Báo Quân đội Nhân dân, 10/07/2023

“Theo kế hoạch, sáng 11-7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”. 54 bị cáo này bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

“Trong số 54 bị cáo, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố:

- 21 bị cáo về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại điều 354 - Bộ luật Hình sự;

- 23 bị cáo về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364 - Bộ luật Hình sự;

- 4 bị cáo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356 - Bộ luật Hình sự;

- 4 bị cáo về tội “Môi giới hối lộ” theo quy định tại Điều 365 - Bộ luật Hình sự.

- Một bị cáo bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 - Bộ luật Hình sự.

- Một bị cáo bị truy tố về cả hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hối lộ”.

“Trước ngày diễn ra phiên tòa, tổng cộng có gần 120 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Đây là một trong số ít các phiên tòa tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có số lượng kỷ lục luật sư tham gia bào chữa.

- Bị cáo Vũ Hồng Quang (cựu Phó trưởng Phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) có nhiều luật sư bào chữa nhất (6 luật sư).

- Bị cáo Trần Hồng Hà (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn cung ứng nguồn nhân lực và thương mại Quốc tế Sao Việt) có 5 luật sư bào chữa.

- Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (sinh năm 1974, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) có 4 luật sư bào chữa.

- Hai bị cáo Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao), Chử Xuân Dũng (cựu Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) có 3 luật sư bào chữa.

- Bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) có 2 luật sư bào chữa…

 

Báo Tuổi Trẻ Cười với những chuyến bay "Vãi" Cứu - Tranh Độc Hành

 

* Báo Thanh Niên, ngày 14/7/2023:

“Doanh nghiệp trong vụ "chuyến bay giải cứu" cho biết, mỗi lần phê duyệt chuyến bay, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế đều gửi một bức ảnh thể hiện thứ trưởng đã ký duyệt rồi, yêu cầu chi tiền thì mới có con dấu.

“Bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH G 19 Việt Nam, cho biết quá trình xin cấp phép chuyến bay đã chủ động gọi điện cho ông Kiên. Cuộc nói chuyện diễn ra rất ngắn gọn. Sau đó, bà Hạnh có đến gặp ông Kiên, mang theo một túi quà đã chuẩn bị từ trước, bên trong chứa 200 triệu đồng tiền mặt. Sở dĩ có con số 200 triệu đồng là bởi bà Hạnh đã tham khảo các doanh nghiệp khác.

 

“Nói về lý do chi tiền, bà Hạnh cho hay xuất phát từ 3 lý do: muốn cảm ơn; muốn chia sẻ thành công của doanh nghiệp vì doanh nghiệp khác đưa thì mình cũng đưa; sau này có thể tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp.

“Một bị cáo khác là Đào Minh Dương, Giám đốc Công ty cổ phần Vijasun, cho biết được phê duyệt 17 chuyến bay, ông Kiên yêu cầu chung chi 150 triệu đồng/chuyến thì mới được phê duyệt. Tất cả các chuyến, bị cáo Dương đều chuyển tiền cho ông Kiên trước khi được cấp phép.

“Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky, cho biết giữ nguyên lời khai như tại cơ quan điều tra. Luật sư sau đó đọc nội dung bút lục, cho thấy bà Hằng từng khai không quen biết ông Kiên mà được ông Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cho số điện thoại của ông Kiên. Bà Hằng gọi cho ông Kiên nhờ giúp đỡ thì được ông Kiên đồng ý.

“Cáo buộc của Viện KSND tối cao nhận định, dù không phải là các bị cáo có chức vụ cao nhất, Phạm Trung Kiên và Vũ Anh Tuấn lại là 2 người có số lần và số tiền nhận hối lộ nhiều nhất. Ông Kiên nhận 235 lần với tổng cộng 42,6 tỉ đồng; ông Tuấn nhận 49 lần với tổng số hơn 27,3 tỉ đồng.

 

 
Chuyến bay giải cứu và "túi ba gang" - Tuổi Trẻ Cười

 

* Facebooker Truong Huy San:

“Vụ án đang xử trong tuần qua là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế. Từ tướng công an đến đại sứ đều ăn tiền của người dân trong hoạn nạn một cách thản nhiên. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa đang chế ngự và lộng hành đất nước… Thôi đừng hót những lời chim chóc nữa...

 

* Facebooker Lê Huyền Ái Mỹ:

“Phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” sẽ đi vào “lịch sử” không chỉ của ngành ngoại giao nước nhà mà cả trong “nghề” tham ô, hối lộ. Nó xứng đáng được đưa vào giáo trình giảng dạy ở các lớp chính trị trung - cao cấp, nếu có môn phòng, chống tham nhũng. Nó cần được làm ví dụ điển hình cho sự cấu kết tham nhũng - một đặc sản của thể chế.

 “Điển hình tới mức… “mẫu mực” về lòng tham vô độ, bất nhẫn đến vô lương, lưu manh, giả trá đến tận cùng. Dẫn đầu về tốc độ ăn là thư ký Kiên với 253 lần nhận hối lộ đi kèm số tiền 42,6 tỉ đồng. Quán quân.

 

Chuyến bay "giải cứu" hay… "giả cứu"? – Tranh B.Ba

 

* Facebooker Do Duy Ngoc:

“Có lẽ trong lịch sử của toà án Việt Nam dưới chế độ Đảng Cộng Sản lãnh đạo, chưa bao giờ có một cuộc xử án mà bị cáo toàn là cán bộ cao cấp đông đúc đến thế. Mà lại là lãnh đạo các ngành quan trọng của đất nước: Công an, Ngoại giao, Y tế... Một vụ án ai biết chuyện cũng buông ra lời nguyền rủa và tâm trạng thất vọng, mất lòng tin nặng nề.

“Người ta thấy trong hàng ngũ bị cáo có mặt nhiều quan chức cấp cao như Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân…

 

* Facebooker Việt Trần:

“Câu nói lạ nhất trong phiên tòa “chuyến bay giải cứu” là của bị cáo Tô Anh Dũng - cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao là cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp, có bằng cấp thạc sỹ. Ông ta nhận hối lộ tổng số tiền điều tra được lên tới 21,5 tỷ đồng. Vậy mà bị cáo Dũng thản nhiên khai khi cầm tiền đút lót đã không nhận thức được đây là việc làm sai trái. Ông Dũng có tới 37 lần nhận “cám ơn” đúng là cạn lời!

“Hai anh công an sỹ quan cao cấp phủ nhận tội trạng trước tòa, chuyện cãi tòa là đương nhiên nếu các ông học theo khí tiết hiên ngang ngày xưa chửi tòa cho ra nhẽ và dám thách cả tòa tìm ra bằng chứng phạm tội !

 

Đằng sau những "Chuyến bay giải cứu"!


***
--> Read more..

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

Cô hái chè và thằng khỉ gió

 

Kho tàng ca dao Việt Nam là cả một đề tài bao quát, cổ súy cho mọi tình huống trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”. Nhưng không phải chỉ vậy, ca dao còn phán ảnh những nét rất “đời thường” trong nếp sống hàng ngày của giới lao động qua lối kể chuyện rất thật, rất mộc mạc và cũng rất hài hước.

Chúng ta hãy nghe lại bài thơ với lời lẽ dung tục, kể lại chuyện giữa cô gái hái chè và một anh chàng được mệnh danh là… khỉ gió:  

“Hôm qua em đi hái chè

Gặp thằng khỉ gió nó đè em ra

Em lạy mà nó chẳng tha

Nó đem đút cái mả cha nó vào

Bấy giờ em biết làm sao?

Nếu em càng giãy, nó vào thêm sâu

Cái gì như thể củ nâu

Cái gì như cái cần câu vật vờ…”

 


Cũng từ nguyên bản của bài ca dao “Cô gái hái chè” đã có rất nhiều “dị bản” của người đời sau dựa vào đó để “sáng tác” những đoạn thơ không kém phần bình dân đến độ “trần trụi” trong chuyện trai gái:

“Hôm qua lên núi hái chè

Gặp thằng khốn nạn nó đè em ra

Áo em nó xé làm ba

Ngực em nó bóp như kèn xe hơi!”

Tuy nhiên, cô hái chè cũng thuộc vào loại “có số má” nên mới có chuyện thuộc loại “dữ dằn” không thua gì cái “anh chàng phải gió”:

“Hôm sau em đến vườn chè

Kiếm thằng phải gió, em đè nó ra

Nó lạy rối rít xin tha

Nhưng em cứ đút mả cha nó vào

Bây giờ mới sướng làm sao

Nên em càng giãy cho vào thêm sâu

Giãy sao cho dập củ nâu

Giãy sao cho gãy cần câu vật vờ…”


10 năm sau câu chuyện ở vườn chè… “Anh chàng phải gió” có vẻ như không ở “thế thượng phong” như ngày nào… chẳng qua là vì:

“Mười năm thấm thoát trôi qua

Gặp lại Phải Gió… nó già hơn xưa

Mừng như nắng hạn gặp mưa

Em đè nó xuống em lùa chim ra

Nó nằm nó khóc nó la

Em ngồi em bóp mả cha ngày nào

Khi xưa củ cứng cần cao

Ngày nay củ xẹp cần đau cần xìu…”

Đây là tâm sự của “người hùng” ngày xa xưa ấy:

“Sáng nay ngồi nấu nước chè

Nhớ lại chuyện cũ, nó đè trong tim

Ngồi buồn ngó xuống con chim

Xưa sao hùng dũng, giờ… im thế này

Lắc qua lắc lại… mỏi tay

Nó vẫn ủ rũ, ngây ngây khờ khờ…”

Đây là lúc cô gái vườn chè vùng lên để trả thù cho ngày nào:

“Hôm nay em đến vườn chè

Gặp thằng phải gió em đè nó ra

Nó lạy ríu rít xin tha

Nhưng em cứ đút mả cha nó vào

Bây giờ mới sướng làm sao

Nên em càng giẫy cho vào sâu thêm

Giẫy sao cho dập củ nâu

Giẫy sao cho gẫy cần câu lờ đờ…”

 


Có một “chàng phải gió” năm nào giờ đây đã là một ông già, trở lại vườn chè xưa để tìm lại kỷ niệm một thời trai trẻ. Và đây là cuộc hội ngộ với người xưa:

“Phải Gíó” mang mã Việt kiều

Viagra đầy túi làm liều kiếm em

Tủm tỉm nó nốc hai viên

Mả cha nó đứng chỉ thiên lên liền

Cả giờ nó lắc như điên

Ối giời !!! sao sướng như tiên thế này

Mười năm nắn bóp rã tay

Nó lắc cho bõ những ngày xuội lơ…”


 
Ca dao Việt Nam bình dân là thế đấy!

***

--> Read more..

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

Thời Hậu Điêu Linh


Chúng ta đã biết khá nhiều về “Thời Điêu Linh” với những từ ngữ lạ lẫm như “cải tạo công thương nghiệp”, “đổi tiền”, “kinh tế mới” hay “học tập cải tạo” từ hồi năm 1975… Tôi đã có rất nhiều bài viết về giai đoạn này dựa theo nhiều tài liệu cũng như theo cách nhìn của chính bản thân mình.

Bài viết dưới đây lại khác, nó có tựa đề “Thời Hậu Điêu Linh” vì nó “nóng hổi” và có tính cách “thời sự” trong giai đoạn con người bị đe dọa bởi nạn dịch quái ác mang tên Covid-19. Làm sao kể ra hết những chuyện xảy ra trong thời kỳ bùng phát bệnh dịch từ Vũ Hán, Trung Quốc.

 

Một bệnh nhân Covid-19 trên giường bệnh

 

Thế cho nên, đây chỉ là chuyện kể của một người đã sống trong thời kỳ kinh hoàng đó mà tôi đã được nghe cũng như được thấy. Đây cũng là “người thật, việc thật” của một người làm bánh mì, anh nhỏ hơn tôi đến 10 tuổi, nhưng chắc chắn những việc anh đã từng trải qua là một kỷ niệm khó quên…

Cách nhà tôi chỉ vài căn có một lò bánh mì, không biết có từ bao giờ nhưng khi tôi dọn đến xóm nhỏ đã thấy nó hiện diện. Lò bánh mì chạy bằng điện và “anh chủ” phải nói là suốt ngày “sống chết với những ổ bánh mì” còn nóng hổi từ tờ mờ sáng cho đến lúc lên đèn.

Sản phầm anh làm ra một phần được bỏ mối cho các khách hàng quen thuộc, phần còn lại anh cung cấp cho xe bánh mì của gia đình để phục vụ khách vãng lai với các món thịt nguội, patê, chà bông và trứng ốp-la… tùy theo sự yêu cầu của khách.

Công việc làm ăn của gia đình anh đang trong thời kỳ khấm khá thì bất ngờ tai họa Covid-19 ập đến. Bệnh dịch bắt đầu vào cuối tháng 12/2019 với tâm dịch từ một nhóm người mắc viêm phổi tại thành phố Vũ Hán. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ hải sản Hoa Nam.

Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1/2020 và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "Covid-19""Đại dịch toàn cầu".

Việt Nam phải áp dụng “giãn cách xã hội” từ ngày 31/5/2021. Chình quyền quyết định tăng cường mức độ giãn cách bằng cách áp dụng Chỉ thị 16, bắt đầu từ 0h ngày 9/7/2021. Sau gần 3 tháng áp dụng Chỉ thị 16, đã có khoảng 20.000 người dân thành phố tử vong vì nhiễm Covid-19, cùng với hàng chục vạn ca nhiễm chưa được dập tắt.

 

Rào cản tại những nơi có dịch

 

Hàng rào mọc lên ở khắp nơi để giảm việc đi lại, thậm chí còn có những khu vực nguy hiểm bị giăng dây để cô lập với xã hội. Nghề làm bánh mì của anh chủ lò trên nguyên tắc được xếp vào loại sản xuất thực phẩm nhưng anh cũng vẫn gặp khó khăn khi mang bánh mì đến người tiêu dùng.

Việc đầu tiên là phải có “Gấy phép đi lại” để có thể vượt qua những trạm kiểm soát của quân đội, công an và dân phòng. Anh đã nhiều lần lên phường xin giấy nhưng lần nào cũng bị từ chối vì không đủ… “tiêu chuẩn”!

Khách đến mua kéo đến tận lò thường bị chặn lại vì lý do “tụ tập đông người” dễ dàng tạo nguy cơ lây nhiễm. Có lúc dân phòng còn kéo đến dùng loa để giải tán người mua, mà số người đến mua cũng chỉ loe hoe vài người nhưng vẫn là “đối tượng” mang đến nguy cơ truyền bệnh cho cộng đồng.

 

Dùng loa phóng thanh để tuyên truyền chống dịch

 

Anh chủ lò vốn là một người hoạt động xã hội nên anh không ngại việc cung cấp bánh mì cho cả những lực lượng “gác chốt kiểm soát dịch bệnh”, họ hoan hỉ nhận quà của anh nhưng vẫn nghiêm trang cảnh báo việc làm… “từ thiện” này! Anh chỉ nghĩ đơn giản: họ cũng là con cháu của mình.

Anh còn liên lạc với tổ trưởng dân phố để nhờ chuyển bánh mì đến các gia đình khó khăn trong tổ, một việc làm đúng với nghĩa từ thiện, “lá lành đùm lá rách”. Trước khi có dịch, anh tính sẽ sang nhượng quán cà phê gần đó để mở rộng việc kinh doanh. Chủ quán ra giá rất cao nên kế hoạch của anh phải tạm thời gác lại.

Khi dịch bùng phát, giá sang nhượng mặt bằng từ giá “trên trời” bỗng trở về với mặt đất và anh không bỏ lỡ thời cơ cho việc phát triển kinh doanh. Thế mới biết trong cái rủi cùa “Thời Hậu Điêu Linh” cũng có cái may bất ngờ để anh có thể vươn lên trong cuộc sống.

 

Xét nghiệm bắng cách... ngoáy mũi

 

Quán cà phê mới sang nhượng của anh là một căn nhà ngoài mặt đường, gồm 2 tầng ở ngay một ngã tư gần đường Phan Xích Long mà có người gọi đùa là “San Francis Long” của Mỹ! Tầng trên anh dành cho gia đình con trai (gồm vợ và 2 con) để ở cho tiện việc điều hành quán cà phê dười nhà.

Cô con gái lớn đã lập gia đình, có nhà riêng nhưng vẫn hàng ngày đến bán bánh mì thịt nguội. Khách khứa lúc nào cũng đông vì nằm trên trục đường giao thông chính, tiện việc ghé qua đối với những đi làm hoặc chở con đi học.

 

Xe bánh mì và quán cà phê

 

Phải thầm phục “anh chủ lò bành mì” vì anh sắp xếp mọi thành viên trong gia đình một cách nhuần nhuyễn và hợp lý, người nào việc đó. Các con anh cũng rất ngoan, chí thú làm ăn dưới sự “chỉ đạo” của người cha tháo vát.

Mọi thành viên đều cùng một lòng, chung sức cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Họ không nề hà phân biệt đó là việc của xe bánh mì hay của quán cà phê. Riêng phần mình, anh vẫn “ôm” lấy chiếc lò bánh mì, một mình anh nhào bột, chạy lò để làm ra những ổ bánh nóng hổi, thơm phức.

 

Lò bánh mì và xe bánh mì

 

Ta thấy, cuộc đời của người dân Sài Gòn tuy có điêu linh, lên bờ xuống ruộng… nhưng họ vẫn biết xoay xở để thích nghi với mọi biến chuyển của thực tế trước mắt.

Dù trong “thời điêu linh” hay “hậu điêu linh” vẫn có những con người biết tận dụng hoàn cảnh để tương lai của mình khả dĩ sáng sủa hơn giữa một bầu trời đen tối! 


***



--> Read more..

Popular posts