Vốn
là người tinh thông 72 phép biến hóa, trong trời đất là người đi mây về gió,
nhưng vì bảo hộ Đường Tăng thỉnh kinh, trong suốt dọc đường Ngộ Không đã chịu
qua không biết bao nhiêu khổ cực.
Xưng
là Tề Thiên Đại Thánh, Ngộ Không chỉ
quỳ lạy ba người: Phật Tổ, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đường Tăng. Tuy nhiên, Ngộ
Không cũng đã từng chịu khuất nhục vì cứu Đường Tăng mà dập đầu trước yêu ma.
Đó có thể coi như là “một sự nhẫn nhục
phi thường”!
Ngộ
Không tuy vẫn còn hung ác, ngang bướng, nhưng lại một lòng nguyện tu luyện,
kiên định, thấy việc nghĩa không chùn bước, không oán cũng không hận. Tuy
nhiên, Đường Tăng lại chưa đủ “thiện tâm”,
không nhìn thấy “thiện niệm” ở Ngộ
Không nên mới đuổi học trò đi tới 3 lần.
Tại
sao Bồ Đề Tổ Sư lại phải đuổi Tôn Ngộ Không xuống núi một cách vội vàng? Bồ Đề
Tổ Sư ban đầu nhận Tôn Ngộ Không làm đồ đệ nhưng lại không dạy phép thuật. Để
rèn giũa tính khí của khỉ đá, trước tiên vị đại tiên để hắn làm việc linh tinh
và dạy hắn đạo pháp trên núi trong suốt bảy năm trước khi bắt đầu dạy những kỹ
năng chiến đấu và phép thuật.
Nhưng
vừa dạy phép thuật cho đồ đệ rồi lại đột nhiên Ngài quyết định đuổi Tôn Ngộ
Không đi, và còn cấm hắn sau này nhận làm đệ tử của mình. Rõ ràng là Tôn Ngộ
Không vẫn chưa học hết kỹ năng, đặc biệt là cách chiến đấu dưới nước. Bởi vậy,
dọc đường thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không dù có phép thuật cao cường nhưng vẫn phải
nhờ Trư Bát Giới và Sa Tăng “dụ” yêu
quái lên bờ sau đó mới ra tay.
Ngay
cả 72 phép biến hình mà Tôn Ngộ Không tự hào nhất cũng chưa được luyện tập tinh
thông, luôn có một số sai sót nhỏ. Chẳng hạn khi chiến đấu với Nhị Lang Thần,
Tôn Ngộ Không bị phát hiện cái đuôi khỉ sau khi biến thành một ngôi chùa hoang.
Thậm chí, dù là học phép thuật trường sinh nhưng vẫn suýt mất mạng trong kiếp nạn
gặp Hồng Hài Nhi, nếu không có Trư Bát Giới cứu.
Thực
tế cho thấy, ngay cả khi các đồ đệ mắc một lỗi nhỏ cũng có thể được Bồ Đề Tổ Sư
dạy để sửa lại nhưng lại không với Tôn Ngộ Không. Chi tiết này cho thấy việc
Tôn Ngộ Không bị đuổi vì huyênh hoang khoe phép thuật chỉ là những cái cớ mà
thôi.
Thật
ra thì Ngài nóng lòng muốn đuổi Tôn Ngộ Không đi là vì ngài có khả năng biết
trước tương lai, hiểu rõ sẽ có một người khác sắp đến núi Linh Đài Phương Thốn
để học phép. Bồ Đề Tổ Sư phải đuổi Tôn Ngộ Không đi để cả hai không chạm mặt
nhau.
Vậy
ai sắp lên núi và tại sao Tôn Ngộ Không lại phải tránh né? Rất đơn giản, người
này chính là Lục Nhĩ Mỹ Hầu. Nếu không thì làm sao có thể giải thích rằng hắn
cũng biết tất cả những gì Tôn Ngộ Không biết?
Núi
Linh Đài Phương Thốn thực ra là nơi ngự của cả Bồ Đề và Như Lai, có giả thuyết
hai người chính là một mà thôi. Như Lai ban đầu hóa thân làm Bồ Đề Tổ Sư nhận
Tôn Ngộ Không làm đệ tử để chuẩn bị cho việc thỉnh kinh sau này, và Lục Nhĩ Mỹ
Hầu không chỉ là nhân tố dự phòng mà còn là một bài “test”, kiểm tra về Tôn Ngộ Không.
Nếu
Tôn Ngộ Không không thể vượt qua trở ngại đó, Như Lai sẽ để Lục Nhĩ Mỹ Hầu hoàn
toàn thay thế. Cuối cùng, Ngộ Không đã hộ tống Đường Tăng về phương Tây, thỉnh
được chân kinh và đạt được… giác ngộ.
Phật
giảng từ bi, lấy thiện đãi người, cấm chỉ sát sinh… nhưng nếu thấy người phóng
hỏa, giết chóc thì lấy thiện nào để đãi người? Khi Đường Tăng nghỉ tại nhà
Dương Lão Bá, ông kể con trai ông vô công rồi nghề, chỉ biết nghĩ đến những
chuyện độc ác… rồi lại còn dẫn một đám cường đạo khác đuổi giết Đường Tăng.
Ngộ
Không vì nhiệm vụ bảo vệ sư phụ nên ra tay diệt trừ đạo tặc nhưng lại bị Đường
Tăng kết luận là “sát tâm” không thiện,
không cho tiếp tục đi thỉnh kinh nữa mà đuổi về. Ngộ Không tìm Bồ Tát khóc lóc,
Người khuyên giải hắn:
“Cường đạo tuy
là không tốt, nhưng dù sao cũng là thân người, ngươi không nên một gậy đánh chết
bọn họ. So cường đạo với yêu ma vốn là khác nhau, sao có thể đánh đồng! Ngươi
diệt trừ yêu ma là công đức của ngươi, nhưng ra tay lấy mạng người thì ngươi
không đủ nhân đức!”.
Sau
đó, Bồ Tát lưu Ngộ Không lại bốn ngày, chưa cho hắn trở về vội. Trong bốn ngày
đó, Ngộ Không đã trải qua những gì thì tác giả Ngô Thừa Ân không đề cập đến
nhưng có suy đoán cho rằng bốn ngày đó là thời gian Bồ Tát dùng để hắn hiểu hơn
về tâm từ bi và thiện đãi với con người.
Trong
Tây Du Ký, khi ở Nữ Nhi Quốc, Đường Tăng bị Tỳ Bà Tinh bắt nhốt, bị ép phải làm
chồng, tìm mọi cách dây dưa nhưng vẫn không hề lay động được tâm trí. Bất luận
yêu quái buông “lời ngon tiếng ngọt”
dụ dỗ, Đường Tăng vẫn coi như tiếng gió thoảng qua, một lòng niệm Phật, không
khởi bất cứ tâm sắc dục nào.
Ở
hồi thứ 56 trong Tây Du Ký, khi ra tay tiêu diệt 6 tên thổ phỉ người trần mắt
thịt, Ngộ Không liền bị Đường Tăng đuổi đi. Khi đó liền xuất hiện một Tôn Hành
Giả khác quấy nhiễu an nguy của Đường Tăng, chia rẽ tình cảm sư huynh đệ Bát Giới
và Sa Tăng đối với Ngộ Không.
Trong
truyện lần lượt dùng tên của 6 tên cướp để hình dung lục căn: Nhãn Khán Hỷ (Mắt
thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt
Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo) và Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn).
Trong lần thứ nhất khi bị đuổi, Tôn Ngộ Không thưa với Đường Tăng trước khi
ra đi:
"Thưa
sư phụ, con đi thì cũng đành thôi, chỉ hiềm vì chưa báo đền được
công ơn của sư phụ". Đường tăng hỏi: "Ta có công ơn gì với mi?". Ngộ Không vội vàng
quỳ xuống khấu đẩu nói:
"Lão
Tôn này nhân vì đại náo thiên cung, gây nên tội tự hại mình, bị
Phật Tổ Như Lai giam cầm ở Lưỡng Giới Sơn, nhờ được Quan Âm Bồ
Tát cho đệ tử thụ giới hạnh, lại nhờ sư phụ cứu thoát ra, nếu
không cùng sang Tây Thiên với người thì tránh sao khỏi câu “quên
ơn chẳng phải là người, quân tử, muôn kiếp nghìn đời để tiếng
chê".
Lần
thứ hai khi chia tay với Đường Tăng, Hành Giả quỳ xuống thưa: "Cứ để thế này mà đi về thì còn mặt
mũi nào trông thấy người cố hương!". Cho tới lần thứ ba,
Đại thánh không nén đau khổ, bèn nói:
"Sư phụ
mắng oan con, sự bất quá tam, con mà không đi, thực là không biết hổ
thẹn. Con đi! Đã đành là đi, chỉ e sự phụ thiếu người thủ hạ. Quên
ơn chẳng phải là quân tử, ơn nghĩa sư phụ bao giờ mới có thể đáp đền? Gặp nơi
ma thiêng nước độc, con đi rồi ai sẽ bảo vệ sư phụ, ai sẽ diệt quái trừ yêu?
Con theo sư phụ bấy lâu, ngày nay nửa đường bỏ dở, chưa thành được
công quả, mời thầy ngồi lên nhận cho con lễ tạ, con đi mới được an
tâm".
Đường
Tăng quay lưng đì không thèm nhìn lại! Đại Thánh bèn dùng phép biến
hóa, biến ra ba vị Hành Giả cùng bản thân là bốn quay xung quanh sư
phụ lễ xuống. Tôn Ngộ Không ngậm ngùi từ biệt sư phụ, lộn nhào tên
mây, về thẳng Hoa Quả Sơn trên lưng chừng trời nhìn xuống lại nhớ
tới Đường Tăng, không cầm được hai dòng lệ nhỏ, phải dừng bước
trên mây, hồi lâu mới đi.
Ba
lần đánh Bạch Cốt Tinh cũng chính là 3 thử thách lớn mà Đường Tăng phải vượt
qua. Đó là Tình – Ái – Dục. Toàn bộ 81 kiếp nạn của Đường Tăng đều do các vị thần
an bài để kiểm chứng sự nhất lòng tu đạo của Đường Tăng, bởi vậy, thử thách lần
này cũng chính là bài kiểm tra bản tính và nhân cách của Đường Tăng.
Phật
Tổ quả là cao tay khi ra một bài toán khó bắt thầy trò Đường Tăng phải có lời
giải đáp chuẩn xác. Nhưng cuối cùng, những điều tốt đẹp của Tôn Ngộ Không đã được
minh chứng.
Phải
ở hoàn cảnh ngặt nghèo, con người ta mới bộc lộ được cá tính. Quá trình trải
qua 81 kiếp nạn là việc dần từ bỏ “ma
tính” để trở nên từ bi, đắc đạo.
Năm thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh
***
*
Tham khảo thêm: 81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng:
1.
Kim Thiền bị biếm.
2.
Đẻ ra hụt chết.
3.
Đầy tháng quăng sông.
4.Tìm
mẹ báo oan.
5.
Ra thành gặp hổ.
6.
Trượt ngã xuống hố.
7.
Tại núi Song Xoa.
8.
Trên núi Lưỡng Giới.
9.
Đổi ngựa khe sâu.
10.
Đêm bị lửa thiêu.
11.
Mất áo cà sa.
12.
Thu hàng Bát Giới.
13.
Gặp quái Hoàng Phong.
14.
Thỉnh mời Linh Cát.
15.
Lưu Sa khó vượt.
16.
Thu phục Sa Tăng.
17.
Bốn thánh hóa phép.
18.
Trong quán Ngũ Trang.
19.
Nhân sâm khó sống.
20.
Ngộ Không bị đuổi.
21.
Lạc rừng Hắc Tùng.
22.
Mang thư nước Bảo Tượng.
23.
Hóa hổ điện Kim Loan.
24.
Gặp ma núi Bình Đính.
25.
Bị treo động Liên Hoa.
26.
Cứu vua nước Ô Kê.
27.
Bị ma hóa thân.
28.
Núi Hiệu Sơn gặp quái.
29.
Gió cuốn thánh tăng.
30.
Hành Giả bị hại.
31.
Mời thánh hàng yêu.
32.
Chìm sông Hắc Thủy.
33.
Vận chuyển nước Xa Trì.
34.
Đánh cuộc thua được.
35.
Nén đạo bênh tăng.
36.
Đường gặp sông lớn.
37.
Chìm xuống thiên hà.
38.
Lồng cá hiện thân.
39.
Gặp quái núi Kim Đâu.
40.
Thiên thần khó thắng.
41.
Hỏi Phật ngọn nguồn.
42.
Uống nước ngộ độc.
43.
Nước Tây Lương giữ cưới.
44.
Động Tỳ Bà gặp tai.
45.
Ngộ Không bị đuổi lần hai.
46.
Hai khỉ khó phân xử.
47.
Hỏa Diệm Sơn chắn lối.
48.
Mượn quạt Ba Tiêu.
49.
Bắt trói ma vương.
50.
Trai thành quét tháp.
51.
Lấy báu cứu sư.
52.
Ngâm thơ rừng Kinh Cực.
53.
Gặp nạn Tiểu Lôi Âm.
54.
Thiên thần bị khốn.
55.
Nghẽn lối hẻm Hy Thị.
56.
Chữa bệnh vua nước Chu Tử.
57.
Cứu chữa gầy còm.
58.
Bắt yêu cứu hoàng hậu.
59.
Bảy tình mê muội.
60.
Thần Đa Mục bị thương.
61.
Nghẽn lối núi Sư Đà.
62.
Quái chia ba sắc.
63.
Trong thành gặp nạn.
64.
Mời Phật hàng ma.
65.
Cứu trẻ con nước Tỳ Khưu.
66.
Phân rõ thực giả.
67.
Cứu quái rừng Hắc Tùng.
68.
Buồng sư mắc bệnh.
69.
Khốn đốn ở động Vô Để.
70.
Bị nạn ở nước Diệt Pháp.
71.
Gặp ma núi Ẩn Vụ.
72.
Quận Phượng Tiên cầu mưa.
73.
Mất trộm binh khí.
74.
Đại hội đinh ba.
75.
Gặp nạn núi Trúc Tiết.
76.
Chịu khổ núi Huyền Anh.
77.
Đuổi bắt tê giác.
78.
Nước Thiên Trúc kén rể.
79.
Bị giam ở phủ Đồng Đài.
80.
Thoát thai bến Lăng Vân.
81.
Gặp nạn nơi Thông Thiên hà.
***