Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Đồng môn Phạm Văn Thành viết Lời Tựa cuốn “Hồi‎ Ức Thời Điêu Linh”

Năm 1975, khi Bắc Việt chiếm miền Nam, lúc đó ông Nguyễn Ngọc Chính mới 29 tuổi, một thanh niên được đào tạo bởi nền giáo dục của miền Nam, ông đã 2 lần được đi tu nghiệp tại Mỹ, sau đó trở thành giảng viên trường Sinh ngữ Quân đội VNCH. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, mọi người đều bỏ nước ra đi, ông đã quyết định ở lại, sau một lần đã vượt biên thất bại.

Những bạn bè cùng học dưới mái trường Trung học Ban mê Thuột cách đây 60 năm tản mạn khắp nơi trên thế giới, phần lớn định cư ở Mỹ, Úc, Canada. Nơi đây chúng tôi có cuộc sống ổn định và thoải mái nhưng không có đóng góp được nhiều cho đất nước. May mắn thay, Nguyễn Ngọc Chính là một hạt giống tốt của Trung học BMT còn sót lại.

Ông sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa từ năm 1975, trải qua mọi biến cố, đổi thay của thời cuộc. Ông đã kiên nhẫn quan sát, lượm lặt những câu chuyện xảy ra trong đời sống mà ông gọi là những “góp nhặt buồn vui”. Ghi lại những gì xảy ra từ năm 1975 cho đến nay, tích lũy thành một cuốn tự truyện gọi là “Hồi Ức Thời Điêu Linh”.

Nhờ đã sống và trưởng thành trong chế độ cũ (VNCH), tiếp tục trải nghiệm cuộc đời trong chế độ mới (CS) ông là NHÂN CHỨNG SỐNG của thời cuộc. Qua “Hồi Ức Thời Điêu Linh”, mỗi chương trong cuốn sách sẽ đánh thức kỷ niệm và cảm xúc về những gì đã xảy ra trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa cho những người đã sống trong chế độ đó và là bài học cho những ai chưa biết Xã Hội Chủ Nghĩa là gì.

Nhờ những hình ảnh ông gom góp, tích lũy từ con tàu vượt biên, từ đồng bạc Việt Nam, cũ và mới, từ giấy chứng minh nhân dân, hình ảnh Hà Nội, Saigon, từ những trích dẫn trong báo chí, văn thư v.v… Cuốn sách mang lại cho người đọc những thông tin trong một đất nước khép kín, truyền thông, truyền hình đều do chính quyền quản lý. Những thông tin này xác thực và giá trị đến độ có thể xử dụng làm tài liệu lịch sử và thậm chí có thể dùng để tham khảo.

Sách gồm khoảng 30 chương, hầu như các chủ đề đều độc lập, người đọc có thể bắt đầu bất kỳ một chương nào mà không cần theo thứ tự. Trong mấy mươi năm nay tôi bỏ thói quen đọc sách. “Hồi Ức thời Điêu Linh” làm tôi thích đọc sách lại.

Tác giả có một niềm mơ ước đơn giản: “Tôi đã từng ấp ủ trong suốt thời gian dài khi còn làm báo và tự hứa với mình khi về hưu sẽ viết để cho con cháu và bạn bè hiểu được những ngày tôi đã sống và làm việc.”

Chính ơi, tôi xin thay mặt cho bạn bè Ban Mê Thuột, người Việt hải ngoại, người Việt trong nước cám ơn bạn đã bỏ công lượm lặt, thu thập những tài liệu và biến cố đã xảy ra phối hợp với những trải nghiệm của bản thân để hình thành được một món quà kỷ niệm vô cùng quý báu cho mọi người và là bức thông diệp gửi lại cho hậu thế, cho con cháu chúng ta ở hải ngoại cũng như ở trong nước biết thế nào là thời điêu linh trong Xã Hội Chủ Nghĩa, đó cũng chính là ý nguyện của bạn.

Tôi rất lấy làm vinh dự là một trong những người đầu tiên được bạn chia sẻ “Hồi Ức Thời Điêu linh.”

Xin trân trọng cám ơn.

Montreal ngày 27 tháng 3 năm 2020

Phạm văn Thành

***


Ngày 30/4/1975

Bộ đội và Chợ trời Sài Gòn

Trẻ thơ tại Vùng kinh tế mới


Chiến dịch bài trừ văn hóa đồi trụy phản động 


Bộ đội cắt tóc thanh niên tại vùng mới... giải phóng


Những con thuyền vượt biên sau năm 1975

***







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts