Khi viết bài này, cuộc hành trình Về miền Đất Phật của tăng đoàn sư Minh Tuệ vẫn còn đang ở Thái Lan trước khi vào Myanmar. Giữa thời điểm năm cũ bước sang năm mới Âm Lịch, đã có một “cơn sóng gió” đáng chú ý trong đoàn gữa các thành viên là các tu sĩ và nhóm “hộ pháp” bảo vệ đoàn.
Theo lời thuật lại của anh Đoàn Văn Báu (trưởng đoàn tình nguyện hỗ trợ), đêm Giao Thừa năm Ất Tỵ đã có một buổi họp được mô tả là rất “căng thẳng” kéo dài 3 tiếng (từ 5:30 đến 8:30), một bên là 3 người hỗ trợ đoản (Báu, Giáp, Hà) và một bên là những thành viên trong tăng đoàn.
Người đầu tiên góp ý là sư Minh Nhuận với đề nghị cho các youtuber vào gặp gỡ các sư phụ để giao lưu và phỏng vấn. Anh Báu có hỏi đây là ý kiến của ai và được trả lời là “ý kiến của con”.
Sư Minh Nhuận đòi hỏi mỗi tối cuối ngày các sư cần có buổi họp mặt với các youtuber theo đoàn. Sau đó, sư Minh Nhuận đã hỏi một phật tử có lo hộ visa được không và lưu ý sư Chơn Chí lưu lại số điện thoại… Điều này có vẻ một số sư đã muốn tự lo giấy tờ, không cần đến sự hỗ trợ như trước đây.
Sư Minh Nhuận còn đề nghị tăng đoàn sẽ được đi “khất thực tự do” giống như đã từng làm ở Huế và Quảng Trị lúc trước. Sư cũng nói thêm là các sư muốn được tự do thích đi khất thực giờ nào cũng được vào buổi sáng, còn buổi tối muốn nghỉ chỗ nào tuỳ thích, nếu bị đuổi thì đi chỗ khác.
Anh Báu lo
ngại nếu không có sự sắp xếp trước sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn như ở Huế khi
Phật tử đến ngày một đông dẫn đến sự tan rã. Phần sư Minh Nhuận cho biết mình
không có ý muốn cho đoàn tan rã mà chỉ muốn các sư được tự do hơn trong sinh hoạt
hàng ngày.
Trước đoàn thường tổ chức cuộc họp hàng tuần để “góp ý” và “kiểm điểm” về những sự việc đã qua. Trước buổi họp trong đêm Giao Thừa, sư Minh Trí có tiết lộ với “achan” (tiếng Thái là Thầy) Báu là “cần phải thận trọng” với các sư Minh Nhuận và Phúc Giác vì họ “có vẻ không hoan hỉ” với anh.
Theo anh Báu, sư Minh Nhuận chỉ mới nhập đoàn có vài hôm nhưng lại là người có rất nhiều ý kiến cho nên trong cương vị của người hỗ trợ, anh Báu cảm thấy sư là một thành viên có nhiều biểu hiện “chống đối sự đoàn kết của các thành viên trong đoàn”. Những ý kiến đó (dù có tính cách xây dựng nhưng đôi khi cũng mang tính cách chống đối) khiến người có trách nhiệm phải bận tâm!
Người thứ
hai lên tiếng là sư Phúc Giác với ý kiến: trong trường hợp các sư đến nhập đoàn
nhưng không được nhận thì không nên quay cảnh họ lên xe trở về vì như thế sẽ ảnh
hưởng đến việc tu tập sau này và còn bị hiểu lầm là họ bị công an… “trục xuất”!
Khi đoàn ở Lào, đã có lần sư Phúc Giác phải rời đoàn để về nước. Cảnh đưa sư ra xe (do anh Lê Khả Giáp quay) khiến người xem có cảm giác sư đã bị… “trục xuất” bởi những người mặc đồ dân sự, có dư luận đồn rằng “đã bị công an áp giải ra xe”! Trong khi đó, anh Báu lên mạng cũng cho biết là sư đã… “bị trục xuất”.
Đã xảy ra tranh cãi giữa sư Phúc Giác và anh Báu. Anh yêu cầu sư đưa ra bằng chứng về lời tuyên bố này. Sư cho biết đã nghe rất nhiều thông tin về chuyện này và anh Báu phản pháo rằng sư Phúc Giác đã “nói dối”… vì ngay từ ngày đầu đến với đoàn sư đã hứa sẽ không phạm lỗi “nói dối”!
Ngoài ra còn có một số vấn đề và thắc mắc mà các sư đặt ra như:
(1) Anh Báu có quyền nhận sư mới tham gia vào tăng đoàn hay cho ai rời tăng đoàn hay không?
(2) Tại sao có sự phân biệt youtuber này được quay còn youtuber khác lại không?
Sư Chơn Chí
muốn có một điện thoại thông minh (smartphone) kết nối với internet (theo lời
sư là để học tiếng Anh, tra cứu kinh sách…). Điều này đi ngược lại với phép tu
hạnh đầu đà “buông bỏ vật chất”…
nhưng vẫn còn tuỳ vào sở nguyện của từng người tụ tập.
Sở hữu một điện thoại với người tu hành không phải vấn đề lớn, mà cách sử dụng mới là quan trọng. Một người tu có điện thoại nhưng chỉ dùng để làm những việc cần thiết như để tải kinh sách, học tiếng Anh, tra Google Maps, liên hệ để nhờ giúp đỡ vấn đề Visa, hộ chiếu... không thể xem là phạm giới.
Tuy nhiên, nếu người tu sử dụng điện thoại để phục vụ những nhu cầu của người trần tục như “chat” với bạn bè, người yêu… hoặc theo dõi những đề tài “hot” hay “trend” trên mạng thì rõ ràng là đã phạm giới luật của việc tu hành. Dù sao đi nữa, nguyện vọng của sư Chơn Chí đã được đáp ứng với một chiếc iPhone 13!
Sư Minh Tạng muốn đưa song thân qua Thái Lan thăm đoàn vào dịp Tết nên đã gửi hộ chiếu cho anh Báu nhưng có sự lầm lẫn về ngày khởi hành. Việc anh Báu nói có “cô Trinh” đi theo (lời sư An Lạc) ám chỉ cô này có mối quan hệ với sư An Lạc khiến vị sư này bất bình nói là “vu khống”.
Chuyện này đã được sáng tỏ khi bố mẹ sư Minh Tạng đến Thái Lan thăm con, họ xác nhận có người con gái tên Trinh đi cùng. Khác hẳn với sự nghi ngờ của anh Báu là cô này “có mối quan hệ với sư An Lạc”. Có điều, các sư trong đoàn nên hạn chế việc thân nhân đến thăm vì sẽ ảnh hưởng đến việc tu tập của họ.
Anh Báu sợ các sư không có đủ thực phẩm cho bữa ăn duy nhất trong ngày, nên đã bố trí các Phật tử đến cúng dường vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, một số sư lại thích vào nhà dân khất thực hơn (để tránh cảnh các sư xếp hàng nhận đồ ăn và thức uống… “không được tự nhiên”).
Anh Báu nhắc lại mục đích chủ yếu của anh và những tình nguyện viên khác là bảo vệ sư Minh Tuệ trước những bất trắc trong suốt cuộc hành trình đến Ấn Độ còn những chuyện khác “không quan trọng”. Các sư khác nếu cảm thấy “không được hài lòng”, họ có thể rời đoàn bất cứ lúc nào!
Cuối cùng,
sư Minh Tuệ cho biết ý kiến về các đề xuất của các sư trong đoàn:
(1) Sư đồng ý vể việc để đoàn được bộ hành một cách tự do hơn là đi theo kế hoạch đã định trước.
(2) Sư cũng thắc mắc là Achan Báu có bị lệ thuộc vào sự chỉ đạo của các cơ quan chính phủ hay không?
(3) Sư nêu lên vấn đề “kiểm duyệt những tin của Youtuber”. Tại sao trong số những người đó có người được phép quay phim và những người khác thì không?
Để trả lời những thắc mắc nêu trên, anh Báu cho biết:
(1) Kể từ ngày mai, các tình nguyện viên sẽ đứng ngoài hỗ trợ việc tăng đoàn muốn đi đâu và vào lúc nào một cách tự do.
(2) Anh cũng một lần nữa xác định bản thân quyết tâm tu tập, giữ giới trong suốt quá trình theo thầy đến Ấn Độ, bỏ hết công việc cũng như gia đình để theo thầy. Anh cũng đã tạo những mối quan hệ rất tốt đối với các cơ quan và cá nhân tại địa phương đoàn đi qua đồng thời đã đi tiền trạm tại các địa phương đó.
(3) Anh Báu sẽ không làm thủ tục visa nhập Myanmar cho các sư Phúc Giác, Minh Nhuận và Minh Đạo vì việc làm của anh đều không được hoan nghênh. Việc giải tán nhóm hỗ trợ quá dễ dàng nhưng vấn đề anh quan tâm nhất là tương lai của bản thân sư Minh Tuệ sẽ ra sao trong những ngày tới.
(4) Anh Báu nói trong buổi họp đêm Giao Thừa: “Chỉ cần một mình sư Minh Tuệ đồng ý, anh sẽ đưa thầy đi khắp thế giới!”
Phần trên là những chi tiết dựa theo một video clip: https://www.facebook.com/watch/?ref=saved&v=950944677142470.
Theo dõi những
tin mới nhất ngày Mồng 4 Tết người ta thấy tình hình tăng đoàn sư Minh Tuệ có
phần sáng sủa hơn sau chuyện họp đoàn đêm Giao Thừa.
Mong rằng chuyện “Nội bộ Minh Tuệ và Đoàn Văn Báu lủng củng mâu thuẫn, nghi ngờ nát như tương…” (theo giật tít của một video clip) chỉ là một cơn “sóng gió nhỏ” trên chặng bộ hành đến đất Phật.
Chúng ta hãy cùng chắp tay cầu nguyện mọi sự tốt lành cho tăng đoàn.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét