Đức Đạt Lai
Lạt Ma, người tự cho mình là một “Tu sĩ
Phật giáo đơn giản” và cũng là người lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, đã từng
tiên tri:
“… từ một đất nước nhỏ bé vào đầu thế kỷ 21, sẽ xuất hiện một người không sợ hãi trước ma quỷ mà luôn giữ được tâm từ bi và bình tĩnh, không hề dao động trước những thử thách trần tục…”
Lời tiên tri đó đã trở thành hiện thực khi tại Việt Nam xuất hiện hành giả Minh Tuệ. Ngài là một nhà tu không thuộc Giáo hội Phật giáo hiện tại, mà chỉ là một người tu hành khổ hạnh, nguyện bộ hành trọn đời trên đôi chân trần; khấn nguyện khất thực ngày một bữa, trọn đời không chùa, không đệ tử, không tiền, không tài sản. Tất cả chỉ gồm “ba y, một bát”.
Có nhiều
pháp môn tu tập trong Phật Giáo nhưng ai cũng phải đồng ý rằng tu theo 13 Hạnh
Đầu Đà là cam go nhất, rất ít người có khả năng làm.
13 hạnh bao gồm: (1) Hạnh phấn tảo y, (2) Hạnh ba y, (3) Hạnh khất thực, (4) Hạnh khất thực từng nhà, (5) Hạnh nhất toạ thực, (6) Hạnh ăn một bát, (7) Hạnh không ăn đồ tàn thực, (Hạnh ở rừng, (9) Hạnh ở gốc cây, (10) Hạnh ở ngoài trời, (11) Hạnh ở nghĩa địa, (12) Hạnh nghỉ ở đâu cũng được, (13) Hạnh ngủ ngồi.
Khi một người cam kết tuyệt đối sống cho vạn vật, tuyệt đối không làm hại chúng sinh, cam kết chỉ dùng ít nhất cho bản thân mình thì từ trong tâm họ sẽ phát ra một nguồn năng lượng rất lớn để nâng đỡ thế giới này. Đứng trước người phát nguyện tu theo 13 Hạnh Đầu Đà, thái độ đúng đắn của ta chỉ là nghiêng mình kính phục.
Sau một thời gian hơn 6 năm di hành từ Nam ra Bắc nhiều lần, ngày 12/12/2024 hành giả thực hiện chuyến hành hương về Ấn Độ với một đoạn đường được tính vào khoảng 4.500 cây số, bắt đầu từ cửa khầu Bờ Y (Kon Tum) giữa biên giới Việt Nam và Lào.
Tháp tùng tăng đoàn có Tiến sĩ Đoàn Văn Báu, giảng viên Khoa Tâm lý, Đại học An ninh Nhân dân đã nghỉ hưu và anh Lê Khả Giáp, một người có nhiều kinh nghiệm bộ hành qua các quốc gia, anh đã từng đi bộ qua 13 quốc gia, trong đó có chuyến đi bộ đến Ấn Độ.
Chiều ngày
11/12/2024, ông Đoàn Văn Báu gặp gỡ ông Lê Xuân (thân phụ hành giả Minh Tuệ).
Ông Báu đề nghị:
“Con muốn đưa thầy đi nhanh nhất để đến Lào và phương án của con, là sẽ đưa thầy đi bằng ô tô, lên tới cửa khẩu, sau đó làm thủ tục xuất cảnh, và đi bằng cửa khẩu Bờ Y.
"Đi bộ ra đó, bà con quý mến thầy sẽ tập trung rất đông, các youtuber xúm lại, tạo ra sự xáo trộn, thì sẽ không thể nào đi được. Nếu phải quay về, thì câu chuyện sẽ rất là phức tạp, nên phương án đó là phương án khả dĩ nhất.
“Ngoài phương án đó ra, thực sự con cũng không biết phải giúp thầy bằng cách nào. Cũng mong ông, khi gặp thầy, ông nói hộ con một tiếng. Con cảm ơn ông”.
(hết trích)
Ông Lê Xuân đáp: “Tôi đồng ý hoàn toàn với ý kiến của chú Báu!”. Thế là khởi đầu cuộc hành hương được diễn ra theo đúng như kế hoạch cùa của ông Báu.
Cuộc hành
hương dự tính sẽ đi qua các nước Lào, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh và Ấn Độ.
Theo dự báo của các chuyên gia, những yếu tố như thời tiết, sức khỏe, cộng thêm
thời gian xin thủ tục xuất nhập cảnh… người ta có thể hy vọng vào khoảng tháng
9/2025 đoàn hành hương sẽ đến được Đất Phật.
Như vậy, tính ra mất khoảng gần 10 tháng đi bộ từ Lào đến Ấn Độ. Theo lời Tiến sĩ Báu, sư Minh Tuệ có ước nguyện được ẩn tu tại dãy Himalaya. Rất nhiều Phật tử Việt Nam cảm thấy tiếc vì điều này. Họ cho rằng nếu sư Thích Minh Tuệ tu hành ở Việt Nam thì sẽ tốt hơn cho Phật Giáo Việt Nam.
Chính sự xuất
hiện của hành giả Minh Tuệ, bằng phẩm hạnh của mình, bằng việc thực hành pháp
tu 13 hạnh đầu đà, đã tác động tích cực đến cách nhìn, cách hiểu về Phật Giáo của
rất nhiều người, ít nhiều làm thay đổi hình ảnh Phật Giáo Việt Nam.
Rõ ràng, từ khi sư Thích Minh Tuệ xuất hiện, hiện tượng kêu gọi cúng dường, tùy tiện diễn giải thuyết nhân quả cho chúng sinh của một số thầy tu đã giảm hẳn.
Không chỉ riêng các Phật tử, rất nhiều người quan tâm tới chuyến đi này của sư Thích Minh Tuệ, họ lo lắng cho sự an toàn cũng như những khó khăn mà đoàn bộ hành có thể gặp phải. Thực tế, rủi ro cũng như những khó khăn trên đường là không tránh khỏi.
Nhưng trong
những ngày đầu tiên của lộ trình, dường như đoàn đã có những thuận lợi nhất định.
Chặng đường đầu tiên là cung đường trên đất bạn Lào tương đối ít phức tạp, người
dân Lào đôn hậu, hiền lành. Phật giáo là tôn giáo chính ở Lào với hơn 66% dân số
tham gia thực hành tu tập.
Cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như kinh nghiệm bộ hành và khả năng ứng biến của 2 "hộ pháp" là Tiến sĩ Đoàn Văn Báu và anh Lê Khả Giáp, hy vọng những dặm đường trên đất bạn Lào sẽ ít gian truân, nhiều thuận lợi.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét