Tiếng Việt cũng thâm thúy lắm. “Truyện” thuộc lĩnh vực văn chương, như
truyện ngắn, truyện dài, truyện trinh thám, truyện tranh... Còn “Chuyện” thuộc các lĩnh vực đời thường, chẳng hạn như chuyện vui, chuyện tình,
chuyện đời, chuyện vẩn vơ, chuyện tầm phào…
Nếu hiểu như vậy thì bộ phim “Kỳ sinh trùng” (Parasite) của Hàn Quốc đã nhận được giải Oscar năm 2020 phải là “truyện phim” đầu tiên đã đoạt giải thưởng “phim không-nói-tiếng-Anh” (tham khào: https://www.facebook.com/notes/nguyen-chinh/oscar-2020-parasite-k%C3%BD-sinh-tr%C3%B9ng/10212754570977376/).
Phim “Parasite” đề cập đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Hàn Quốc. Bi hài bắt đầu khi cậu con trai cả nhà Kim “mạo nhận” là một sinh viên danh giá để trở thành gia sư kèm tiếng Anh cho tiểu thư nhà Park. Tiếp nối cậu con trai, bố mẹ và cô con gái nhà Kim cũng giả làm những người làm thuê cao cấp, thâm nhập vào nhà Park để... “kiếm miếng ăn”.
Gia đình họ Kim trong phim Parasite. Họ gia công làm hộp bánh pizza trong một căn nhà tồi tàn tại ngoại ô Seoul
Cũng vì thế, bộ phim mang tên “Parasite”, ám chỉ những thành phầm dựa vào sự khá giả của người khác để sinh sống. Xét cho cùng, điều đó có thể chấp nhận được, người ta dựa vào nhau để sinh tồn. Sự dựa dẫm đó là kết quả của sự sòng phẳng, một bên có tiền và bên kia cung cấp dịch vụ mà giới trưởng giả cần đến.
Phim “Ký sinh trùng” không có anh hùng, cũng không có nhân vật phản diện, nó chỉ nói lên sự phức tạp của tâm lý con người trong xã hội hiện đại. Ai cũng có lý do cho cách họ hành xử. Sức hấp dẫn của bộ phim là ở chỗ không đưa ra bất cứ một bài học đạo đức mang tính rao giảng nào cả mà chỉ đơn giản là phơi bày một góc cạnh của xã hội.
Đạo diễn
Bong Joon Ho và giải 4 giải Oscar 2020 cho phim Parasite tại Hollywood
Đó là “truyện phim Ký Sinh Trùng” ở nước ngoài được khán giả ca ngợi vì nói lên sự thật của xã hội theo nguyên tắc “có vay, có trả”, “có phục vụ thì phải có đền đáp”. Tuy nhiên, sang đến nước ta, “chuyện Ký Sinh Trùng” lại gây một hiện tượng “dậy sóng” trên mạng xã hội.
Báo nhà nước, Tuổi Trẻ Online, đưa tin ngày 17/8/2020: “Nhiều khán giả đã phản ứng khi họ nghe biên tập viên trong bản tin Tài chính - kinh doanh của Đài Truyền hình Việt Nam gọi những người bán hàng rong "sống ký sinh trùng" trên đường phố”.
Trong phần giới thiệu phóng sự, phát thanh viên Anh Quang dùng lời dẫn như sau: "Dịch COVID-19 đã khiến cho những con phố du lịch hay là chủ yếu phục vụ khách nước ngoài tại TP.HCM trở nên tiêu điều. Và khi những con phố không còn sức sống, những gánh hàng rong, vốn được xem là sống ký sinh trùng trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao?".
Nguyên
văn lời của Quang An
Chỉ ít lâu sau, đoạn băng VTV gọi dân bán hàng rong tại TP, HCM là “Ký Sinh Trùng” đã bị nhanh chóng xóa trên YouTube. Tuy nhiên, vẫn còn bản sao chép lại với tiêu đề “Xóa trên youtube thì còn trên Facebook”. Các bạn có thể vào xem tại: https://www.facebook.com/68CHOMHOM/videos/2619015628412005.
Cũng báo “lề phải” Thanh Niên viết: “Nhiều người bức xúc với câu nói của biên tập viên Anh Quang. Họ cho rằng cách nói ẩn dụ này không chính xác và mang tính xúc phạm vì những người bán hàng rong vẫn phải lao động, làm việc vất vả”.
Một tài khoản bình luận: “Người bán hàng rong vẫn đi làm bằng mồ hôi, nước mắt cực nhọc, sao gọi là ký sinh trong ghê rợn vậy. Thật khủng khiếp... Mùa Covid-19 này, kiếm ăn vốn đã khó mà không nghĩ là kiếm sự tử tế còn khó hơn gấp bội".
Một tài khoản khác bức xúc: “Những người bán hàng rong, những vật phẩm họ mua đều có thuế trong đó, sao nỡ gọi họ là ký sinh trùng... Ác gì mà ác dữ vậy? Thời buổi này rất lẫn lộn không biết ai mới là ký sinh trùng?".
Có rất nhiều tranh luận xung quanh vụ việc này, nhiều ý kiến cho rằng đó là do trình độ ngôn ngữ quá kém nên dùng từ cẩu thả, có thể muốn nói "cộng sinh" nhưng lại dùng sai. Cũng có thề biên tập viên bản tin và cả phát thanh viên coi thường người dân sinh sống đường phố, nhưng ví von quá lại thành... miệt thị họ.
Phải
chăng đây là “ký sinh trùng” trên đường phố?
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng: "Chắc anh này không đến nỗi vậy, chỉ vì sính chữ nhưng lại dốt chữ, mới ra sai sót". Ngay sau đó, xướng ngôn viên Anh Quang trên trang FB mang nick “Wang Phố Cổ” đã chính thức xin lỗi khán giả với lý do... “đã đọc nhịu một câu dẫn”!
Lời
xin lỗi của Anh Quang trên Facebook
Nói nhịu, (ở trường hợp Anh Quang là “đọc nhịu”) là một hiện tượng khá thú vị, có liên quan đến chức năng xử lý ngôn ngữ của não, đặc biệt là ở... phụ nữ! Người “nói nhịu” luôn dùng từ vựng xuất phát từ tiềm thức, đặc biệt là họ chuyên mắc phải những từ khá... nhạy cảm!
Chẳng hạn như trường hợp một cô giáo dạy Địa lý cấp 2, từ ngữ "ngụ cư" được dùng khá phổ biến trong bài giảng. Thế nhưng từ ngữ đó được cô “biến tấu” thành... “ngự cu”. Hay Cát Bà là điểm du lịch, ấy thế mà cứ khi nào nhắc tới địa danh đó người có tật “nói nhịu” lại bị nhầm thành “Bát Cà”.
Một
thí dụ về trường hợp... nói nhịu
Tuy nhiên, lý do “đọc nhịu” mà Anh Quang đưa ra hoàn toàn không thể nào thuyết phục được người nghe. Nếu quả thật có tật “đọc nhịu” thì anh không nên xuất hiện trước ống kính truyền hình quốc gia, có đến hàng triệu người theo dõi. VTV vẫn thường được coi là ổ của những thành phần “con ông, cháu cha”. Nhưng phải thay ngay thôi!
Quan trọng hơn cả là trách nhiệm của VTV. Với tư cách là Đài truyền hình Trung ương lẽ ra phải có lời xin lỗi với khán giả vì bản tin này. Đừng để VTV ngày càng lún sâu vào hố ngăn cách giữa nhà đài và người xem.
Lỗi sai lầm nghiêm trọng, một khi đã phát lên sóng quốc gia thì người đứng đầu phải xin lỗi dân trên ngay trên sóng quốc gia... Có lẽ đây không phải là quan điểm của VTV vì đến thời điểm này, người đứng đầu VTV vẫn... “im hơi lặng tiếng”.
Từ ngữ
gậy nhiều tranh cãi: Ký Sinh Trùng
Hình như “văn hóa xin lỗi” vẫn chưa là hiện tượng phổ biến của các cơ quan công quyền. Có chăng sự coi thường người dân, không đáng để xin lỗi? Họ chính là những người chủ thật sự với những đồng tiền thuế, tuy nhỏ nhoi, nhưng thực sự đóng góp để xây dựng nhà nước.
Để chấm dứt bài viết này, chúng tôi xin lập lại một lần nữa bình luận của một người dân đã dẫn ở trên:
“Thời buổi này rất lẫn lộn không biết ai mới là ký sinh trùng?”
***
Tin mới nhận: Hai ngày sau “sự cố”, sáng nay (19/8/2020), VTV đã có lời xin lỗi "chân thành" đến những người bán hàng rong và khán giả về chuyện "ký sinh trùng". Các bạn có thể đọc tại: https://www.facebook.com/nganha.tran.35/videos/10157972752012144.
Thà muộn còn hơn không!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét