Phải nói cho ngay, không ai có thể tự hào
mình là người hiểu được thơ Bùi Giáng. Thế cho nên, mỗi người hiểu một cách
theo suy nghĩ chủ quan của mình. Đáng tiếc là nhà thơ đã ra đi nên chúng ta mất
đi một nguồn xác định từ… chính chủ!
Mọi người đều công nhận, thơ Bùi Giáng thuộc loại “bí hiểm”, từ ý tưởng đến ngôn từ. Một số người nhận xét đó là loại “thơ điên”, có người lại bảo là “thơ tiên” qua những bút danh “không giống ai”: Trung Niên Thi Sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng… Khi từ miền Trung vào Sài Gòn, ông lại được gọi theo cách gọi miền Nam là Sáu Giáng.
Bùi
Giáng (1926-1998)
Nhà thơ đã từng nhìn nhận: “Tôi sống trong cơn dại cơn điên. Tôi làm thơ trong cơn điên cơn dại. Nghĩa là tôi chết hai ba lần trong trận sống” . Chẳng khác gì… “Con cá thì ta biết nó lội… Còn thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ”, có điều ông không nói ra, đó là loại thơ gì.
Chúng tôi không có tham vọng phân tích được ý thơ của ông qua hàng trăm bài thơ được in thành sách cũng như được truyền khẩu. Mà thơ thì không phải để bình mà là để đọc, để ngâm nga. Vì thế bình thơ là một việc làm vô nghĩa. Sẽ là vô nghĩa và điên khùng hơn nếu lại đi bình thơ Bùi Giáng, một nhà thơ hết sức lạ lùng.
Thực ra, dẫu có muốn “điên khùng” để làm “một việc vô nghĩa” thì cũng ít người có thể làm được. Nhân dịp xuân về chỉ xin lấy hai chữ “miên trường” trong bài thơ “Chào Nguyên Xuân” của ông để làm câu chuyện mừng xuân mới.
Bài thơ được mở đầu bằng 4 câu lục bát, loại thơ sở trường của Trung Niên Thi Sĩ:
“Xin chào nhau giữa con đường
Mùa
xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc
xanh dù có phai màu
Thì
cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng”
Theo Bùi Giáng, Xuân không mùa, Xuân là duy nhất và tuyệt đối cho nên ông gọi là “Nguyên Xuân”. Nguyên Xuân… có thể hiểu là Mùa Xuân Nguyên Thủy và cũng có thể hiểu là Mùa Xuân Viên Mãn… hoặc là cả hai… Kéo dài từ thủa hồng hoang cho đến muôn muôn đời.
Xuân là khởi thủy của nguồn sống, của nguồn thơ, nhưng cũng là quê hương của Đười Ươi, tức con người, đồng thời lại là đối tượng, là cứu cánh của sự sáng tạo:
“Thưa rằng ly biệt mai sau
Là
trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân”
(Mưa Nguồn)
"Mưa Nguồn” là tập thơ đầu tay của Bùi Giáng được in năm 1962, gồm có nhiều bài làm từ 1948. Lời thơ bí ẩn, tươi thắm và tha thiết, mở đầu cho cả một tập thơ:
“Xin chào nhau giữa con đường
Mùa
xuân phía trước, miên trường phía sau”
Có thể hiểu mùa xuân ở phía trước là tương lai và miên trường phía sau thuộc về quá khứ. Hay ngược lại, thời khắc mùa xuân cuộc đời nhà thơ chỉ còn là quá khứ và tương lai phía trước chỉ là giấc ngủ dài.
Trong số 139 bài thơ của tập “Mưa Nguồn” thì có đến 10 bài mang tựa đề xuân như Lời xuân, Thư xuân, Màu xuân, Bờ xuân, Xuân xanh, Xuân thôn nữ, Xuân Bình Dương, Chào nguyên xuân, Và màu xuân đó, Xuân thu trang phượng… Những bài thơ đó mang đầy đủ khái niệm, sắc màu, kiểu dáng… của xuân.
Mưa Nguồn (1962)
Có lẽ không một thi sĩ nào có thể dùng lối “đảo ngữ” một cách xuất thần như ông:
“Người viết mãi một màu xanh cho cỏ,
Người
viết hoài một màu cỏ cho xuân”.
(Bài ca quần đảo)
Và trong ông, Xuân là bất tận, là viên mãn… đến độ Xuân đi mãi từ kể từ khi… chưa về:
“Xuân về xuân lại xuân đi,
Đi là
đi mãi từ khi chưa về”.
Thơ Bùi Giáng ăm ắp xuân trần gian. Từ tâm xuân, triều xuân, thư xuân rồi đến nắng Nguyên Đán, nắng xuân xanh, cỏ hoa hương, chồi nhú lộc, đất mở thênh thang, hoa nghiêng đầu ríu rít…
Cũng cần nói thêm, vào đầu thập niên 60s, thơ Bùi Giáng chỉ được truyền tụng trong một số độc giả và bằng hữu, nhất là đồng hương miền Trung ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, chứ không phải là một “hiện tượng văn học” như chúng ta thấy gần đây.
Trong bài thơ “Những Nhành Mai”, tượng trưng cho mùa xuân, ông viết:
“Những nhành mai sớm sương bên lá
Những
nhành liễu chiều gió bên cây
Cũng
lay lất bởi đời xuân em ạ
Thế
nên chi anh cũng viết dòng này”
(Mưa Nguồn)
Có người nói Bùi Giáng thuộc loại nhà thơ “thân phiêu bồng, hồn cố quận” chỉ vì ông lưu lạc từ miền Trung rồi vào đến Sài Gòn, nơi ông trút hơi thở cuối cùng năm 1998. Tuy thân xác phiêu lưu khắp miền nhưng lúc nào ông cũng thả hồn về nơi chôn nhau cắt rún:
“Đi về làng xóm năm xưa
Viếng
thăm quê cũ người chưa quên người
Người
hỏi tôi: “Từ đâu ông đến nơi đây?”
“Thưa
cô thôn nữ từ đây tôi về”
(Đi về làng xóm)
Bùi Giáng qua nét vẽ của Đinh Cường
Và đó chính là những mùa xuân vĩnh cửu:
“Xuân nầy em có về không,
Cành
mai cố quận trổ bông dịu dàng”
…
“Mùa
xuân hẹn thu về em trở lại,
Bên đời
đi còn giữ mãi hay không.
Giòng
bất tuyệt xanh ngần xuân thơ dại
Sầu
hoang vu vĩnh hạ đón non hồng.
(Xuân thu trang phượng)
Bùi Giáng qua nét vẽ của Trần Vĩnh Thế
Để kết thúc bài viết về Thơ Xuân của Bùi Giáng, chúng ta tiếp tục chia sẻ với những lời “chào nhau” một cách thống thiết của ông:
“Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng
tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa
rằng bạc mệnh xin kham
Giờ
vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
“Xin
chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn
xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng:
người ở quê đâu
Thưa
rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
“Hỏi
rằng: từ bước chân ra
Vì
sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa
rằng: nói nữa là sai
Mùa
xuân đương đợi bước ai đi vào
“Hỏi
rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì
ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa
rằng: ly biệt mai sau
Là
trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.
Mộ phần Bùi Giáng tại Sài Gòn
***
* Tham khảo thêm về Bùi Giáng:
·
“Bùi Giáng – thơ Tiên hay thơ Điên?”
http://chinhhoiuc.blogspot.com/.../bui-giang-tho-tien-hay...
·
“Bùi Giáng – thơ Tiên hay thơ Điên? (2)”
http://chinhhoiuc.blogspot.com/.../bui-giang-tho-tien-hay...
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét