Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Ngày này năm xưa: Không thể chối cãi! (17/02/2021)

Người Trung Hoa Đại Lục đã phủ nhận nước họ không phải là nơi phát sinh bệnh dịch toàn cầu mà cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên trái đất. Mặc dầu bệnh dịch thoạt đầu được các phương tiện truyền thông thế giới mệnh danh là Viêm phổi Vũ Hán nhưng họ vẫn một mực khẳng định không thể lấy tên Vũ Hán để gọi bệnh dịch!

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhất loạt phủ nhận các cáo buộc của giới ngoại giao về việc họ phát tán “tin tức giả” và tạo tin đồn về Viêm phổi Vũ Hán. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cáo buộc ngược lại rằng thế lực thù địch nước ngoài cố gắng chính trị hóa dịch bệnh.  

Tháng 3/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, liên tiếp đăng 11 tweet trên Twitter, nội dung cáo buộc “quân đội Mỹ tạo ra virus và còn mang virus đến Vũ Hán”. Các “tin tức giả” liên quan được trích dẫn hơn 990.000 lượt với ít nhất 54 ngôn ngữ khác nhau.

***

Tuy nhiên, có một sự thật vào năm 1979 không thể chối cãi vì đã đi vào lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Ngày 17/02/1979 nước láng giềng vẫn thường được ca tụng là “bạn 4 tốt và 12 chữ vàng” ("Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt" và “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”) đã vượt biên giới phía Bắc để “dậy cho Việt Nam một bài học”!

Bài viết “Không mơ hồ “16 chữ vàng” và “4 tốt” trên trang web https://toquoc.vn/khong-mo-ho-16-chu-vang-va-4-tot...  (Chuyên trang Đại hội lần thứ XIII của Đảng) đã phải thốt lên một cách… ai oán:

“Người Việt Nam ta cần nhìn lại mối quan hệ này, xác định một cách minh triết bản chất mối quan hệ ấy, tránh những điều mơ hồ, ngộ nhận. Tránh cái bẫy ý thức tư tưởng có thể gây chập chững về chiến lược, nhập nhằng và mơ hồ giữa các ngôn từ hữu nghị, đối tác, đồng chí, đại cục, v.v... và v.v...”

“Hoàn Cầu Thời Báo” dẫn nguồn Trung Quốc viết về cuộc chiến năm 1979:

“Trong cuộc phản kích tự vệ này, quân ta đã chiếm được Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tuyên và 21 huyện, thị trấn khác nhau của Việt Nam; tiêu diệt 4 sư đoàn, 7 trung đoàn, 25 tiểu đoàn của Việt Nam. Tổng số binh lính Việt Nam bị tiêu diệt là hơn 50.000 người; 2.173 lính đầu hàng; thu giữ 916 khẩu pháo các loại; 16.000 súng, hỏa tiễn; 236 xe ô tô. Quân ta cũng phá hủy nhiều pháo, xe tăng, xe thiết giáp, thu được thắng lợi huy hoàng”.

Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy. Russell D. Howard thì cho rằng quân Trung Quốc thương vong 6 vạn người, trong đó số chết là 26.000.

Sử gia Mỹ gốc Hoa, King C. Chen, nói phía Trung Quốc có 26.000 quân bị chết và 37.000 người bị thương. Phía Việt Nam có 30.000 binh sĩ bị chết và 32.000 người bị thương. Phía Trung Quốc đã trao trả 1.638 tù binh Việt Nam đổi lấy 260 tù binh Trung Quốc.

Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số khá khác biệt: ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi số bộ đội Việt Nam chết chưa tới 10.000 người.

Henry Kissinger trong cuốn “On China” đã đưa ra một so sánh:

“… PLA [Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc] tiến quân rất chậm và phải trả giá đắt. Theo thống kê của một số nhà phân tích, trong một tháng giao tranh với Việt Nam, số thiệt mạng của PLA ngang với số lính Mỹ bị giết trong những năm tháng khốc liệt nhất của chiến tranh Việt Nam”.

Dù theo con số nào thì các nghiên cứu nước ngoài đều cho rằng Việt Nam “trên thực tế đã chiến đấu tốt hơn” quân Trung Quốc và thương vong của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh ngắn như vậy là quá cao, trung bình một ngày mất một trung đoàn, phản ánh chiến thuật biển người của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, sẵn sàng thí quân.

***

Số liệu và thông tin có phần trái ngược nhau, âu cũng là chuyện thường tình. Tuy nhiên, có một điều mà bất cứ người Việt Nam nào cũng phải nhìn nhận: cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 là… có thật.

Đó là một trong những sự thật không thể chối cãi và người Việt sẽ còn mãi mãi nhớ đến Cuộc chiến Biên giới phía Bắc năm 1979! 

***

Sơ đồ cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Trung Quốc phát động ngày 17.02.1979


Báo Nhân Dân


Báo Nhân Dân


Chiến tranh biên giới phía Bắc, 1979


Trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung, nhiều binh lính Trung Quốc đã trở thành nạn nhân


Tù binh Trung Quốc


Tù binh Trung Quốc


Tù binh Trung Quốc


Tù binh Trung Quốc


Xe tăng Trung Quốc vượt sông vào Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979


Xe tăng Trung Quốc tại cầu Bản Sảy (Cao Bằng), ngày 17.02.1979


Xe tăng của Trung Quốc bỏ lại khi vấp phải sự kháng cự của quân và dân tỉnh Cao Bằng


Bích chương "Chiến thắng chống Trung Quốc xâm lược" tại Sài Gòn, 1979. Ảnh: Bill Herod


Họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn vẽ cảnh giặc Tàu tiến vào Lạng sơn năm 1979

***






























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts