Với chiếc máy bay sau khi được gấp, cô cậu học trò ngày
đó còn có thể phóng lên trời và thấy máy bay do mình “chế tạo” cũng bay lượn,
dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi trước khi… đáp xuống đất! Đầu óc non trẻ làm
gì thắc mắc đến chuyện mà người lớn thường mỉa mai “tầu bay giấy” để chỉ những chuyện… không tưởng!
Chiếc thuyền xếp bằng giấy sau khi được “hạ thủy” vẫn nổi
trên mặt nước và nếu dùng miệng thổi thay gió vẫn lênh đênh trên mặt nước, lững
lờ trôi chứ không chìm! Thế là thả hồn mơ mộng đến chuyện sông nước. Tuyệt
nhiên không bao giờ có thể tưởng tượng đến việc sau này mình cũng lênh đênh
trên biển để làm… thuyền nhân!
Thuyền giấy
Hồi đó, học trò ngây thơ chỉ biết gấp giấy thành một thứ
đồ chơi “của con nhà nghèo” vì chỉ là một tờ giấy bỏ đi, không phải tốn một xu.
Khi lớn lên mới hiểu đó là cả một nghệ thuật gấp giấy mà người Nhật gọi là
Origami.
Origami là cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ
nhật hay hình vuông chỉ có 2 chiều (dài và rộng) thành một tác phẩm có đủ cả 3
chiều như trong thực tế. Quả là một bước nhảy vọt từ 2 sang 3 chiều (dài, rộng
và cao). Bây giờ người ta lại còn nói đến một chiều thứ 4 có phần trừu tượng,
đó là chiều Thời gian, với bất cứ một vật thể nào!
***
Người Trung Hoa thường tự hào là “ông tổ” của nghệ thuật
xếp giấy, có từ thế kỷ thứ 1 hay 2 gì đó, họ gọi đó là Chiết chỉ (折纸).
Cách xếp giấy của họ rất khác với Origami của Nhật.
Nghệ thuật xếp giấy của Trung Hoa bị mai một và đi vào
quên lãng trong khi Origami của người Nhật ngày càng phát triển kể từ thời Edo
(1603-1867). Trước đó, vào triều đại Muromachi (1392–1573) cũng đã có Origami.
Origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy
chúng ta thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng,
tháp Eiffel. Người Nhật xem Origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước
hơn là một hình thức nghệ thuật.
Một trong số những mẫu Origami được biết tới nhiều nhất
là hình con hạc. Con hạc là điềm tốt lành theo quan niệm của người Nhật. Truyền
thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành sự thật.
Các võ sĩ đạo Samurai thường tặng nhau những món quà được gấp từ giấy theo
phong cách Origami và được thực hiện theo lễ nghi truyền thống của Samurai.
Con hạc giấy
Đôi hạc giấy
Hạc giấy còn được dùng trong các đám cưới của người Nhật
Những con hạc giấy đủ màu sắc
Ngàn cánh hạc
Học sinh Nhật Bản bên cạnh những hình giấy tự xếp
***
Origami là một nghệ thuật nhẹ nhàng nhưng lại tỉ mỉ. Nó
đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa
bệnh mất ngủ và chống stress. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã
dùng Origami như một liệu pháp bổ ích về vật lý và tinh thần.
Việc tạo được mẫu Origami mới liên quan đến rất nhiều quy
tắc hình học. Không phải ngẫu nhiên mà các “cao thủ” Origami sáng tác được những
mẫu phức tạp. Họ có phương châm "Bạn
nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; Bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được."
Một số nơi trên thế giới đã đưa Origami vào thành một môn
học, khởi điểm là ở mẫu giáo. Việc gấp giấy đem lại cho trẻ nhiều nhận thức
hình học, và cả hình học trừu tượng: nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình
lục giác, tia phân giác một góc, đoạn thẳng, các đường nét, hình không gian,
các khối 3 chiều...
Các con thú xếp theo phong cách Origami
Con bò rừng, xếp bằng giấy ướt
Con rồng giấy
Những con bướm
Origami phức tạp
Cánh hoa và bình hoa bằng giấy
Hình trái tim
Origami và sự phối mầu
Origami trang trí cây Giáng sinh
Origami hình ngôi sao
***
Robert J. Lang là một nhà vật lý người Mỹ đồng thời cũng
là một trong những nghệ sĩ Origami. Ông được biết đến với nhiều sáng tác phức tạp
và ấn tượng, đặc biệt là những mẫu về động vật và côn trùng.
Robert Lang và tác phẩm chim hạc
Robert Lang gấp quốc kỳ Mỹ, với 50 ngôi sao, 15 sọc trắng và 13 sọc đỏ từ một tờ giấy vuông không cắt
Robert J.Lang biết đến nghệ thuật gấp giấy từ năm 6 tuổi nhờ một giáo viên của ông sau khi đã thử mọi phương pháp khác giúp ông hứng thú trong học tập. Từ thời niên thiếu, Lang đã bắt đầu tự sáng tác những mẫu gấp riêng của mình. Origami cũng là môn nghệ thuật giúp ông giải tỏa những áp lực khi còn đang học đại học.
Chim bồ câu của Lang
Kỹ thuật của Lang khi gấp hình con bò cạp
Những tác phẩm của Robert Lang
***
Một “cao thủ” Origami khác là Won Park. Anh là người Mỹ gốc
Đại Hàn và bước vào thế giới Origamin cũng từ năm lên 6. Có thể nói, Park là người “sáng lập” trường
phái Origami được gấp từ những tờ tiền giấy, đó là những tờ 1 hoặc 2 đô la!
Theo anh, tiền giấy có chất lượng rất tốt trong việc gấp,
giấy vừa dai lại vừa bền. Anh chỉ chọn đồng tiền có giá trị thấp vì lý do…
không muốn phí phạm khi dùng để giải trí.
Cao thủ Origami Won Park và những đồng đô la giấy
Won Park và tác phẩm xếp từ các đồng đô la
Con bướm của Won Park
Chim... giấy
Chuồn chuồn... có cánh thì bay!
Cá
"Tàu bay giấy"
Xe hơi giấy... nhưng không phải là hàng mã cho người âm!
Khẩu súng... bằng tiền
Trái tim... giá $1
Những tác phẩm của Won Park
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét