Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Saigon Stories

Saigon Stories là cuốn truyện của Sam Korsmoe viết về Sài Gòn thời mở của do nhà xuất bản Public America Baltimore ấn hành năm 2006. Sách dày 288 trang, bao gồm 12 chương, xoay quanh 5 gia đình thuộc các thành phần xã hội - chính trị khác nhau nhưng tất cả đều sinh sống tại Sài Gòn. 

Trước tiên, xin có đôi dòng về tác giả của Saigon Stories. Sam Korsmoe, phóng viên người Mỹ làm việc cho tờ Vietnam Economic Times (VET), đã có 11 năm sống và làm việc tại Việt Nam. Mặc dù VET là đối thủ cạnh tranh với tờ Vietnam Investment Review (VIR) nơi tôi làm việc nhưng chúng tôi quen biết nhau trong tình đồng nghiệp từ năm 1993. Cả hai tờ VET và VIR đều là những tờ báo kinh tế bằng tiếng Anh thuộc loại hàng đầu tại Việt Nam.

Năm 1990, Sam là một trong 5 người Mỹ đầu tiên học tại Đại học Hà Nội kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Sau 8 tháng ở Hà Nội, Sam trở lại Việt Nam năm 1993 trong vai trò một nhà báo viết cho tờ VET ở Sài Gòn. Đây là một tờ báo thuộc Hiệp hội các nhà kinh tế Việt Nam với hai ấn phẩm Vietnam Economic Times bằng tiếng Anh và Thời báo Kinh tế Việt Nam bằng tiếng Việt. Phía đối tác nước ngoài của VET là tập đoàn báo chí Ringer đến từ Thụy Sĩ.

Trong khi đó, tờ Vietnam Investment Review (VIR) của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác – Đầu tư (State Committee for Cooperation and Investment – SCCI) có đối tác đến từ Úc. Có thể nói, năm 1991 là thời kỳ khởi sắc của báo chí viết bằng tiếng Anh tại Việt Nam. Ngoài VET và VIR còn có nhật báo Vietnam News của Thông tấn xã Việt Nam và tuần báo Saigon Times của Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ một giảng viên dạy tiếng Anh tại trường Sinh ngữ Quân đội, rồi giáo viên tại các lớp tiếng Anh ban đêm sau năm 1975 chuyển sang người viết báo bằng tiếng Anh là một khúc quanh có thể nói là ‘lịch sử’ trong cuộc đời tôi. Làm việc và lĩnh lương từ người nước ngoài cũng là những kinh nghiệm đáng nhớ và rõ ràng cũng đáng ‘đồng tiền bát gạo’! Nổi bật hơn cả là cách làm báo của phương Tây và sự thâm nhập vào giới báo chí Việt Nam đã mang lại cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn bên cạnh những trải nghiệm rút ra từ cuộc đời thường của các nhà báo nước ngoài. 

Trở lại câu chuyện về Sam Korsmoe. Sau khi ngưng cộng tác với VET, Sam đứng ra thành lập một công ty nghiên cứu thị trường với tên gọi là Mekong Research, chủ yếu cung cấp thông tin cho các công ty nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam qua đường truyền Internet. Tôi đã có lần ghé văn phòng Mekong Research trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) để viết bài về công ty.  Mekong Research với số nhân viên chỉ chừng 5 người nhưng hoạt động có vẻ khá bận rộn.

Cuối năm 2003, Sam điện thoại muốn gặp tôi tại văn phòng VIR. Qua buổi nói chuyện, Sam cho biết sẽ về Mỹ và để có một kỷ niệm xâu sắc về Việt Nam anh dự tính sẽ viết Saigon Stories về 5 gia đình Việt Nam thuộc các thành phần khác nhau về chính kiến và xã hội. Tôi sẽ là một trong 5 gia đình đó dưới tên gọi The Southern Officer.


Sam Korsmoe và con trai
(Hình chụp năm 2008)

Vấn đề là những nhân vật của Sam sẽ xuất hiện trong Saigon Stories qua tên thật nên tôi hẹn sẽ trả lời sau. Suy cho cùng, tôi không ngại phỏng vấn và cũng không sợ những vấn đề chính trị vì sách của Sam sẽ xuất bản tại Mỹ và dĩ nhiên viết bằng tiếng Anh.

Đài BBC, VOA, RFA và hãng thông tấn AFP đã nhiều lần phỏng vấn, tôi luôn luôn ‘play it safe’ bằng cách nhấn mạnh những ý kiến của tôi hoàn toàn mang tính cách cá nhân, không đại diện cho một cơ quan hay tổ chức nào ở Việt Nam.

Hơn nữa, tôi suy nghĩ, nếu sách của Sam được xuất bản thì chắc khi đó tôi đã về hưu. Tôi cũng nuôi ý định sẽ viết hồi ức về cuộc đời mình vào lúc về hưu. Tôi chỉ gọi đó là ‘hồi ức’ chứ không dám dùng chữ ‘hồi ký’ vì biết bản thân mình chẳng là gì, chẳng có gì đáng để viết trong cái gọi là ‘hồi ký’. Chi bằng cứ để Sam viết trước xem sao.

Viết hồi ức là một ‘tham vọng’ tôi đã từng ấp ủ trong suốt một thời gian dài khi còn làm báo. Tôi tự hứa với mình khi nào về hưu sẽ bắt đầu viết để con cháu và bạn bè hiểu được những ngày tôi đã sống và làm việc. Khi Sam ngỏ ý sẽ viết về 5 gia đình trong Saigon Stories, ‘tham vọng’ của tôi về Hồi ức một đời người lại được dịp nung nấu: Tôi quyết tâm sẽ viết.  

Trong suốt thời gian làm báo tôi đã dành thì giờ rảnh rỗi để ghi chép, sưu tầm tài liệu, hình ảnh mà tôi nghĩ sẽ cần trong việc viết hồi ức. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin nên computer và internet trở thành những công cụ đắc lực cho người viết.

Tôi mở những folders riêng để lưu giữ những gì có liên quan đến hồi ức sẽ viết sau này và còn cẩn thận chép riêng qua USB để tránh trường hợp dữ kiện bị virus phá hủy. Ở tòa soạn cũng như ở nhà, tôi đã thay đổi và dùng không biết bao nhiêu PC và laptop.

Nếu so với việc dùng giấy bút trong viết lách như ngày xưa, máy tính là một công cụ tuyệt vời cho những người viết ngày nay. Bạn có thể ngồi trước máy tính bất kỳ lúc nào để viết tiếp những gì còn dang dở vào bất kỳ thời gian nào, delete những đoạn không vừa ý mà lúc nào văn bản cũng sạch sẽ. Công nghệ quả là một công cụ tuyệt vời trong việc sáng tác trong thời bùng nổ thông tin.

Đến lúc nghỉ hưu và bắt tay vào viết hồi ức, công việc lại dễ dàng hơn cả việc viết báo bằng tiếng Anh. Có lẽ một phần vì thích thú với công việc riêng tư mà mình thích, một phần có thể là sự tự do lựa chọn những chủ đề theo cách ‘nhớ tới đâu, viết tới đó’… Tôi miệt mài bên laptop và thầm cảm ơn cuộc đời đã dành cho tôi những ngày nghỉ hưu đầy ý nghĩa vào lúc cuối đời!

*** 

Sam Korsmoe giới thiệu Saigon Stories trong phần Prologue, trang 15:

I selected five Vietnamese families that fell into one of five family backgrounds.

One family [The Returnees] is from the South, but they left the country for the USA in April 1975 only to return nearly 20 years later to restart their lives in Vietnam.

Another family [The Southern Patriots] is from the South, but they moved to the North in 1954 to carry out the country’s nationalist agenda and then returned to the South after Liberation on April 30, 1975.

A third family [The Southern Officer] was fully committed to the Government of South Vietnam’s war against North Vietnam and after the war they had to pay a price for this commitment.

A fourth family [The Southern Politician] was neither pro-North, pro-South, pro-American or pro-Viet Cong. Instead they were part of the ‘Third Force’ that protested against the South Vietnamese government, wanted Americans to leave, did not know who the Viet Cong were, and sought an independent peace.

The fifth family [The Northen Migrants] endures three decades of war in the North and then moved to the South in late 1975 to seek prosperity”.


Hình bìa ‘Saigon Stories’ với mặt trống đồng,
biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam

Trở lại Saigon Stories, sau một vài hôm đắn đo, suy nghĩ, tôi quyết định đồng ý để Sam phỏng vấn tôi và các thành viên trong gia đình. Sam kể lại những diễn biến của lần phỏng vấn đầu tiên, trang 146:

“Nguyen Ngoc Chinh still carries himself with the bearing of the army officer he once was. He sits upstraight, is well groomed, speaks English in a clear and direct voice, and look you straight in the eye when he speaks. I was about 10 minutes late for our appointment and he noted that fact to me as if to say I should not be late for any appointment with him or anyone else.

I have known him for several years but not very well. He is the Bureau Chief of the Vietnam Investment Review in Ho Chi Minh City. I wrote for a competing publication. We were both living and working in Saigon so we often met each other at various media functions and press conferences.

When I approached him with my book idea, he groaned and rolled his eyes as if to say ‘Are you crazy? I can’t do this.’ He told me that he had been approached a few years earlier by some foreign film makers who were working on  a documentary called ‘The Tales of Two Cities: Saigon and Ho Chi Minh City.’ He refused their request to be interviewed so I thought he would reject me as well.

But, when I called him a few days later to follow up, he said that he had talked it over with his family and they all agreed that they should do the interviews. When I asked why, he said that one of his daughter felt it was important to tell the story.

We met in his office which is one of Saigon’s many new high rise office buildings. The wall of his office are covered with a plethora of plaques, diplomas, and awards that either he or his newspaper have been awarded. I had sent him a list of questions the previous day and he quickly goes down to the business of telling his story”.

***

Khi đó, tòa soạn Vietnam Investment Review (VIR) ở lầu 11, tòa nhà Saigon Office Building bên cạnh khách sạn Legend trên đường Tôn Đức Thắng (đường Cường Để, ngày xưa là khu Bộ tư lệnh Hải quân nhìn ra Sông Sài Gòn).

Văn phòng đầu tiên của VIR đặt tại 122 Nguyễn Thị Minh Khai (đường Hồng Thập Tự ngày xưa) khi báo mới thành lập năm 1991. Phía đối tác nước ngoài thuê nguyên một tầng lầu trong khuôn viên của Thông tấn xã, tại đây còn có nhật báo Vietnam News và nhà in Itaxa. Chúng tôi in báo ngay tại đây nhưng chỉ ra được 2 số đầu, về sau báo được in tại Hà Nội. 

Sau đó, VIR chuyển tòa soạn về một villa trên đường Cao Thắng trước khi dời về đường Tôn Đức Thắng. Ở Cao Thắng, phía đối tác Úc đã bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư vào cơ sở VIR. Tại đây, ngoài hệ thống máy lạnh, máy tính và mạng nội bộ, còn có hẳn cả một hồ bơi nhỏ, vào cuối tuần khi báo đã in xong, nhóm phóng viên - Tây cũng như Ta - thường có những weekend, chúng tôi gọi là Friday Review, để nhâm nhi, chờ đợi ‘đứa con tinh thần’ ra mắt người đọc.

Bìa sau 'Saigon Stories'

Sau này, Friday Review được VIR tổ chức đều đặn vào ngày Thứ Sáu đầu tiên mỗi tháng với thành phần tham dự lên đến hàng trăm người, bao gồm giới doanh nhân cả trong và ngoài nước. Việc tổ chức Friday Review rất được các doanh nhân hưởng ứng vì đây là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, bàn chuyện làm ăn hay chỉ thuần túy vui chơi vào cuối tuần.

Báo VIR trên danh nghĩa là người tổ chức nhưng thực sự không tốn kém chút nào vì được các doanh nghiệp hỗ trợ chẳng hạn như bia Foster’s, nước ngọt Coca Cola, nước suối A&B với các công ty ca nhạc, thời trang đóng góp phần văn nghệ.

VIR Friday Review

Mỗi tháng VIR tổ chức Friday Review tại một khách sạn trong thành phố. Các khách sạn - New World, Cavavel, Continental, Rex, Majestic, Omni, Equatorial… - đứng ra làm sponsor về địa điểm, họ còn cung cấp thức ăn nhẹ theo kiểu buffet. Ngay cả đến việc in thiệp mời cũng là ‘ủng hộ’ của các nhà in, bù lại họ có dịp tiếp thị các sản phẩm của mình. Như vậy cả VIR lẫn các sponsors đều có lợi trong việc hợp tác.

Chúng tôi còn mời Tổng lãnh sự các nước tham dự với tính cách guest speaker cho mỗi kỳ họp mặt. Friday Review thành công vượt ngoài tất cả dự đoán và được mọi giới đánh giá là ‘the best social event in town’. Chỉ tiếc một điều là sau khi tôi về hưu, Friday Review cũng chấm dứt vì không có người đứng ra tổ chức. Cái khó của việc tổ chức là phải dùng tiếng Anh trong những buổi họp mặt này.

Trong đoạn viết của Sam có nói về một hãng truyền hình Mỹ nhân ngày 30/4 dự tính làm một bộ phim thời sự mang tựa đề The Tales of Two Cities: Saigon and Ho Chi Minh City. Đoàn làm phim đến tiếp xúc với tôi qua sự giới thiệu của Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Đây cũng chính là hãng phim đã sản xuất một cuốn phim về Pete Perterson, Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam sau chiến tranh.

Sau khi suy nghĩ, tôi đã từ chối tham gia phim thời sự The Tales of Two Cities… vì thấy sự có mặt của mình chắc chắn sẽ tạo một dư luận không hay. Tôi sẽ không thể phát biểu những ý ‘tô hồng’ chế độ, bạn bè cũ có thể hiểu lầm tôi là người của chính quyền mới hay ít ra cũng là cái ‘bung xung’ của họ. Chi bằng… yên lặng là vàng!

Tuy nhiên, với Saigon Stories tôi hoàn toàn tự do nói lên những cảm nghĩ của mình và đó cũng là lý do tôi nhận lời tham gia cuốn sách của Sam. Các cuộc phỏng vấn của Sam dựa vào hai mốc giai đoạn chính: thời chiến tranh và thời ‘giải phóng’ (theo từ của Sam, liberation). Qua Saigon Stories tôi đã nói những suy nghĩ của mình trong cương vị của người dân miền Nam trước cuộc Nam Tiến của miền Bắc.
   
Đối với tôi, thời chiến tranh vừa qua là cuộc chiến giữ hai quốc gia: Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại diện cho hai ý thức hệ chính trị Tư bản và  Cộng sản hay cụ thể hơn giữa Quốc gia và Cộng sản. (I still consider myself a Nationalist and the Communists they are from the North and they tried to invade the South… I have never thought about Liberation or anything like that… I thought it was completely two countries…)

Hình ảnh chiến tranh ấn tượng nhất mà tôi được chứng kiến trong đời là cuộc tấn công vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với xác những chiến binh Cộng sản trên đường phố Ban Mê Thuột và cũng là lần đầu tiên tôi được thấy dép râu ‘Bình Trị Thiên’, nón tai bèo và súng AK 47. Sau này những vật dụng chiến tranh đó được thể hiện qua hai câu thơ ai oán:

Đôi dép râu dẫm nát thời son trẻ
Mũ tai bèo che khuất ánh tương lai!

Sau Tết Mậu Thân tôi lên đường nhập ngũ theo lệnh tổng động viên và tự khẳng định mình trong hàng ngũ Quốc gia trước nguy cơ thôn tính của Cộng sản. Đây cũng là quyết định của hàng ngàn người, nếu không muốn ‘trốn lính’ trong suốt cuộc đời thanh niên. Kể từ lúc đó, trên lý thuyết, tôi chính thức xác định vị trí của mình trong cuộc chiến. 

***

Cuộc phỏng vấn lần thứ hai tại tòa soạn VIR được Sam mô tả qua trang 155:

“Nguyen Ngoc Chinh and I meet once again in his office. He give me some complementary Tet issues of his newspapers. They are bulky publications filled with Tet advertisements and feature stories on Vietnam’s most important holiday. He says the newspapers are going okay, but not as well as in the past.

When I rode up the elevator to his office, I noticed another person in the elevator hand carrying a letter to Chinh and the return address read ‘Communist Party of Vietnam’. When his secretary led me into Chinh’s office, he had just read the letter and was tossing it aside.

I asked about it and he said it was a notice for a monthly meeting of newspaper editors in which they discussed the various stories that had been published. It was essentially a meeting on what could and could not be published, a type of censorship meeting.

I asked how the meetings generally went and he told me he had not been to one in several months. “I can get away with not going because our main office is in Hanoi,” he said with a laugh. We chat a little bit about media in Vietnam, but he quickly gets back to his story.

As before, I had sent him a general set of questions in advance so he could recall parts of his past. I knew that he would be covering some possibly painful ground and was not sure how it would come out.

But Chinh is all business. He gets up to close the door and adjust the air-con. I asked him to tell me what he saw and felt that morning of the 30th of April when he knew that the war was over and that he was on the losing side. Without a pause, he just begins talking” 

***

Trong vai trò Trưởng đại diện (Bureau Chief) của VIR tại Sài Gòn, hàng tháng tôi nhận được giấy mời họp của Ban Văn hóa Tư tưởng, trong giấy mời luôn ghi rõ chỉ Tổng biên tập (editor-in-chief) hoặc Phó tổng biên tập mới được tham dự, các báo tuyệt đối không cử phóng viên đi thay thế.

Mỗi tỉnh hoặc thành phố đều có Ban Văn hóa Tư tưởng trực thuộc trung ương từ Hà Nội và hàng tháng Ban này tổ chức một cuộc họp để nhìn lại những sự việc đã đăng tải trên báo chí đồng thời phê bình những bài báo đi ngược với chủ trương và chính sách của Đảng đề ra.

Trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa, các cấp từ Tổng và Phó Tổng biên tập trở lên của một tờ báo phải là đảng viên. Quy định này hình như không có văn bản chính thức nào đề cập đến trong việc tổ chức bộ máy báo chí của Việt Nam. Chức vụ của tôi là Trưởng đại diện của VIR tại Sài Gòn còn Tổng và Phó tổng biên tập ở tại tòa soạn chính ngoài Hà Nội.

Có lẽ tôi là người duy nhất thuộc chế độ cũ tại Việt Nam giữ chức vụ này cho đến ngày nghỉ hưu. Cũng có lẽ Văn phòng Đại diện báo VIR là nơi duy nhất không có một đảng viên hay đoàn viên nào, do đó không hề có bất kỳ sinh hoạt đảng hay sinh hoạt đoàn tại tòa soạn.

Bây giờ ngồi phân tích tại sao những sự việc ‘ly kỳ’ này lại có thể xảy ra, tôi thấy có nhiều lý do. Thứ nhất, VIR là một hợp đồng hợp tác kinh doanh (business co-operation contract - BCC) giữa một cơ quan trong nước và đối tác nước ngoài năm 1991, qua đó phía Úc nắm ‘đầu vào’ là bài vở cho tờ báo và phía Việt Nam chịu trách nhiệm về nội dung. Là người làm việc cho phía nước ngoài nên việc tôi được tin tưởng giao nhiệm vụ điều hành tờ báo tại Sài Gòn với sự đồng ý của phía Việt Nam là một trường hợp cá biệt nhưng có thể chấp nhận được.

Thứ hai, VIR là một tờ báo tiếng Anh chuyên về kinh tế, tờ báo ra đời giữa bối cảnh Việt Nam đang mở cửa, rất cần có một tờ báo để thu hút giới đầu tư nước ngoài nên chính quyền sẵn sàng ‘nhượng bộ’ để một người thuộc phía nước ngoài điều hành văn phòng tờ báo tại một trong những trung tâm đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Dù sao đi nữa, quyền quyết định cuối cùng về các bài viết vẫn nằm trong tay Tổng biên tập, người của chính quyền.

Hình chụp măm 2000 tại tòa soạn VIR
với 2 người bạn cũ từ TSNQĐ: Đào Ngọc Trung và Hà Kim Vọng

Hơn nữa - nói thật tình, không chút khoe khoang - Tổng biên tập rất ‘ngưỡng mộ’ tôi, đến độ coi tôi như một ‘nhân sĩ’ mặc dầu vẫn biết tôi là người của chế độ cũ và là người đã ‘tốt nghiệp’ cải tạo. Tuy nhiên, nếu VIR không phải là tờ báo kinh tế, chắc chắn việc để một người ‘ngoại đạo’ làm Bureau Chief rất khó có thể xảy ra.

Trở lại việc các cuộc họp hàng tháng của Ban Văn hóa Tư tưởng. Các cuộc họp này thường diễn ra tại Hội Nhà Báo nhưng cũng có khi các báo của thành phố như Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Phụ nữ TP HCM, Công an TP HCM… đăng cai tại tòa soạn của mình.

Báo chí Việt Nam được phân thành 2 loại chính: báo trung ương (Hà Nội) và báo địa phương (các tỉnh và thành phố). Tôi giải thích với Sam trong Saigon Stories, VIR thuộc nhóm thứ nhất nên việc đi họp có thể lơ là vì do Ban Văn hóa Tư tưởng thành phố tổ chức.

Một vấn đề mà các nhà báo nước ngoài thường hỏi tôi là ở Việt Nam có chế độ kiểm duyệt hay không. Câu trả của tôi là Yes và No. Trên lý thuyết, không có kiểm duyệt vì trong hiến pháp không bao giờ đề cập đến vấn đề này. Trên thực tế, mỗi tờ báo đều do Tổng biên tập (phải là đảng viên) chịu trách nhiệm nên chính viên chức này là người kiểm duyệt nội dung các bài viết trước khi đăng.

Hơn nữa, các báo đều phải có cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm. Cơ quan này đề cử người Tổng biên tập nên đó là hình thức kiểm duyệt 2 lớp: Tổng biên tập chịu trách nhiệm trực tiếp và cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm gián tiếp. Như vậy, đây là hình thức kiểm duyệt ‘kỹ lưỡng’ nhất.

Riêng đối với báo kinh tế tiếng Anh như VIR, vấn đề chính là kiểm duyệt cách dùng từ ngữ tiếng Anh sao cho người nước ngoài đọc và hiểu được một cách chính xác chủ trương, chính sách của nhà nước Việt Nam. Chẳng hạn, trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa hoàn toàn không có khái niệm về quyền tư hữu nên rất ‘dị ứng’ với khái niệm ‘tư nhân hóa’ (privatization) như báo chí phương Tây vẫn thường dùng.

Để có thể thoát khỏi ‘lưỡi kéo’ kiểm duyệt, VIR đã ‘chế’ ra từ ‘equitization’ tức là ‘Cổ phần hóa’ nhưng kỳ thực trong thế giới tư bản đó là… tư nhân hóa! Equitization đã trở thành thông dụng trong báo chí tiếng Anh tại Việt Nam và báo chí nước ngoài cũng dùng từ này khi nói đến ‘tư nhân hóa’ tại Việt Nam. Có thể nói, VIR đã có một ‘sáng tạo’ từ chữ equity (vốn) vì nếu dùng từ điển tiếng Anh người ta không thể nào tìm thấy thuật ngữ equitization!

***

Người thứ hai trong gia đình tôi tham gia những cuộc phỏng vấn của Sam Korsmoe là vợ tôi. Sam làm việc tương đối cẩn thận, các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm, sau đó gửi cho người được phỏng vấn để ‘cross check’ lại. Những cuộc phỏng vấn không thể dùng tiếng Anh sẽ ghi âm bằng tiếng Việt rồi lại qua giai đoạn dịch sang tiếng Anh trước Sam chấp bút. Khi đã hoàn chỉnh, Sam gửi lại bản thảo cho các gia đình một lần nữa trước khi sách xuất bản.

Trong phần phỏng vấn vợ tôi, Sam Korsmoe viết:

“Tran Thi Giau appears for our meeting in a polite, well-dressed and almost matronly manner. She carries her age well and has the bearing of someone who has experienced difficulties but these experiences do not appear on her face.

Her parent named her Giau which neans “rich” in Vietnamese. Following a popular tradition in Vietnam, the family was quite poor and they hoped by naming her daughter “rich” that some prosperity might come to them.

She greets me politely and pours tea for the two of us. Giau is from Hue and thus speaks with a Hue accent which is distinct in Vietnam. It is often difficult for foreigners like myself who can generally speak Vietnamese fluently to understand the accent well.

Thought she has agreed with her husband and daughter that it is important to tell the story, she is clearly not comfortable talking about her life experiences. Mainly, it seems she is unaccustomed to be recorded. As if whatever she says is the final word but she is not quite ready to decide what that final word is.

But, she picks up the paper which has a set of questions that I had sent her earlier and reads the first question out loud. She then looks up and begins to talk…”

Trần Thị Giàu

Đúng là người Việt Nam khi đặt tên con thường ấp ủ những ước vọng thầm kín. Những cái tên khá phổ biến như Phước, Lộc, Thọ… Hùng, Dũng… là những cái tên của sự kỳ vọng con mình khi lớn lên sẽ đạt được những điều mà cha mẹ mong muốn. Trần Thị Giàu cũng nằm trong số những hy vọng đó của một gia đình thanh bần ở làng Thế Lại Thượng gần cầu Đông Ba, Huế. 

Sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An, thế kỷ thứ 16, có đoạn viết về Huế: "Mặt đất non sông tươi đẹp, biển cả sóng nước mênh mông", còn trong dân gian được truyền tụng:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Huế trước đây hàng trăm năm còn là kinh đô của nhà Nguyễn nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ. Tuy nhiên, có một thực tế, đây lại là xứ ‘đất cầy lên sỏi đá’ hay ‘chó ăn đá, gà ăn muối’!

Đối với một số người, giọng Huế có âm điệu trầm bổng như chim hót nhưng một số khác lại cho là ‘trọ trẹ’ khó nghe. Thế cho nên, Sam Korsmoe với trình độ tiếng Việt hạn chế làm sao có thể nghe quen được ‘Huế accent’ dù Giàu đã xa quê từ năm 1963! Bản sắc ‘mô-tê-răng-rứa’ của xứ Huế khi Giàu vào đến Sài Gòn, dù đã thay đổi rất nhiều, nhưng vẫn còn những âm hưởng truyền thống khó phai.

Lần phỏng vấn thứ hai với vợ tôi được dẫn bằng đoạn văn sau đây:

“Tran Thi Giau and I meet for the second time in the family home in the Chinatown district of Saigon. After years of waiting, the house became part of her benefits package as a nurse for the Saigon Hospital. The family was eventually allowed to buy it outright. It is a small house where she lives with her husband, her second daughter, and her two grandchildren.

Several times during our conversation, her granddaughter who is about two years old jumps into her lap. She dotes on the child and explains to me that since she is retired she spends a lot of time playing with and taking care of her grandkids.

Since our last meeting, I have met with her husband three times as well as two of her children. This seems to help. Vietnamese can be surprisingly open about their lives but only after you pass some kind of barrier. You have to become an ‘us’ instead of a ‘them’ and when you do you are trusted.

Maybe because I know quite a bit about the family, I am slowly becoming an ‘us.’ As we begin to talk about the time after Liberation, she seems more comfortable speaking about her past”.

***

Giàu kể lại cho Sam về hoàn cảnh trớ trêu trong gia đình, qua đó người ta bắt gặp một khía cạnh tàn nhẫn của chiến tranh. Ông anh lớn và bà chị cùng cha khác mẹ của Giàu đi tập kết từ năm 1945 ra tận miền Bắc trong khi ở miền Nam cậu em út là sĩ quan quân lực VNCH tử trận trên đồi Bastogne năm 1972 tại Vùng I chiến thuật ngoài miền Trung.

Chính quyền miền Nam lúc đó có đều tra về những thành viên trong gia đình đi tập kết. Giàu chỉ biết trả lời là khi đó còn quá nhỏ nên chẳng biết gì. Mãi đến khi Sài Gòn thất thủ mới biết tin những người ra Bắc vẫn còn sống, họ có gặp lại Giàu chỉ duy nhất một lần tại Sài Gòn.

Có thể vì lý do Giàu có chồng đang đi học tập cải tạo nên họ không muốn dính dáng đến những thành phần của chế độ cũ. Cũng có thể là mối quan hệ anh chị em cùng cha khác mẹ chỉ là sự ràng buộc hời hợt cho nên tình cảm anh chị em chỉ có trên danh nghĩa nên đường ai nấy đi.

Trên thực tế, nhiều gia đình miền Nam đã tự ly tán vì quan điểm chính trị bất đồng giữa hai miền. Về mặt kinh tế, người ta thường mỉa mai: Người miền Nam nhận họ nhưng người miền Bắc chỉ nhận hàng. Đó là một hố sâu ngăn cách, tuy vô hình nhưng vẫn còn cho đến ngày nay. Một thí dụ điển hình là gia đình tôi không hề có ý định truy tìm tông tích những người thân ngoài miền Bắc và cũng chẳng có ai ngoài đó tìm lại người thân trong Nam sau khi Sài Gòn đổi tên.

Có thể gọi đây là ‘tâm lý của một số người Việt trong thời kỳ hậu chiến tranh’. Vấn đề này tôi thấy những nhà chuyên môn nên tìm hiểu khi bàn đến hậu quả của hơn 20 năm tương tàn Nam-Bắc.

Giàu cho rằng việc bị bổ nhiệm đi Ban Mê Thuột  sau khi tốt nghiệp trường Cán sự Điều dưỡng Huế có nhiều lý do. Thứ nhất, lúc đó là năm 1963, phong trào thanh niên Phật tử chống đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Huế đang sôi sục. Giàu cũng tích cực tham gia các cuộc biểu tình, tuyệt thực ở chùa Từ Đàm.

Như vậy, chắc chắn tên tuổi những người tham gia chống đối đã được ghi vào ‘sổ đen’. Kết quả là một số sinh viên khóa 4 Cán sự Điều dưỡng Huế ra trường, chưa kịp làm lễ mãn khóa, đã bị bổ nhiệm đi các địa phương xa xôi như là một hình thức ‘lưu đầy’.

Lý do thứ hai có phần riêng tư: Giàu có anh chị em đi tập kết, như vậy thuộc thành phần ‘không đáng tin tưởng’ hoặc ‘có lập trường bị nghi ngờ là thân Cộng’ nên bị chính quyền Diệm đầy đi vùng ‘khỉ ho cò gáy’: Ban Mê Thuột. Cả hai lý do đều chính đáng nhưng Giàu chỉ là nạn nhân của thời cuộc, đó là điều tôi có thể khẳng định.

“I had no strong political affiliations. To me, you follow the regine in which you live. I did not know much. I only heard the propaganda and was very scared of war because I had relatives who had died…” (Saigon Stories, trang 153).

Lần đầu tiên Giàu thấy bộ đội Việt Cộng là sáng ngày 30/4/1975 tại Bệnh viện Sài Gòn.  Đó là 3 người gốc miền Nam (2 người Bình Định và một người Bến Tre), họ đội mũ tai bèo chứ không đội nón cối, không đeo quân hàm nên cũng chẳng biết cấp bậc của họ ra sao. Giàu nhận xét, trông bên ngoài, họ là người Việt bình thường nhưng khi nói chuyện giọng điệu họ nhuốm nàu sắc chính trị nên có phần không được tự nhiên. Có lẽ đó cũng là nhận xét chung của người Sài Gòn lần đầu tiếp chuyện với bộ đội Việt Cộng.
                       
***

Sam gặp Hùng, con trai lớn của tôi, và dưới đây là những gì Sam nhận xét về Hùng qua trang 167:

“The past year has been an interesting one for Nguyen Ngoc Tran Hung (the only son and eldest child of Chinh and Giau). He got married, bought his first house, and made his first trip to the North to visit his wife’s family in Ha Tay Province near Hanoi. They plan to have a child this year.

He is very amiable and tells me about his trip to the North, how cold the weather was for him, and his regret that he didn’t have enough time to visit Hanoi. He and his wife have just moved into their spacious flat in a suburb of Saigon. This is where we meet.

The apartment building has recently been constructed, so everything had a new sheen. And though their home lacked the lived in look of his parents’ home, it has the seeds of what will become a home to raise their own family.

I have been offered a Coca Cola, and Hung pulls out a cigarette. He warns me that he was quite young during the war time and does not remember very much. He says he will have a lot more to say about the time after Liberation. Somewhat like his father, he speaks clearly and directly as he tells his story”

Nguyễn Ngọc Trần Hùng cùng vợ & con

Hùng vẫn còn nhớ những ngày theo bố lên Trường Sinh ngữ Quân đội gần Tổng y viện Cộng hòa ở Gò Vấp. Bố vào lớp dạy học trong khi con vào nhà trẻ do mấy cô nữ quân nhân điều hành. Tôi nhớ nhà trẻ của trường rất được các giảng viên người Mỹ quan tâm vì họ vốn quý trẻ con. Giảng viên Mỹ thường mang kẹo bánh, nước ngọt, đồ chơi mua từ PX cho các em và tụi nhỏ cũng rất bạo dạn, hello với họ. Có lẽ con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh!

Hùng cũng kể với Sam một câu chuyện khá buồn cười ở trường học vào những ngày đầu ‘giải phóng’. Hôm đó là ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại nên có buổi lễ chào cờ. Cờ ‘giải phóng miền Nam’ với 2 màu đỏ-xanh và ngôi sao chính giữa được dùng thay cho lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa.

Sau khi có hiệu lệnh “Nghiêm. Chào cờ… chào” đám học sinh cất tiếng hát “Này công dân ơi quốc gia đến ngày giải phóng…”. Thầy giáo điều khiển buổi lễ quá bất ngờ, vội vàng ra lệnh không hát quốc ca nữa. Hình như ông cũng ‘mắt trước mắt sau’ nhìn quanh xem có ông cán bộ nào chứng kiến cảnh trớ trêu này không. Chuyện như vậy rất dễ đưa lên tầm ‘quan điểm’.

Bản quốc ca cũ vốn đã đi vào tiềm thức của những đầu óc non trẻ nên chúng chỉ hát như một cái máy chứ hoàn toàn không có ý ‘phản động’ hay chống đối gì… cách mạng! Hơn nữa, cách mạng đâu đã kịp dạy các em bài quốc ca mới nên làm sao chúng hát được? Cuối cùng, buổi chào cờ hôm đó chỉ kéo cờ lên chứ không có quốc ca đi kèm. Đó là ấn tượng sâu sắc nhất của Hùng, một chú học sinh mới 8 tuổi đời, trong ngày đầu tiếp xúc với cách mạng.

Ở nhà, ngoài giờ đi học, Hùng còn giữ nhiệm vụ mang túi đi mua lương thực khi người trên phường thông báo có hàng về. Mẹ đi làm suốt ngày, bố đi học tập ‘mút chỉ’ nên mọi việc trong gia đình đều do hai anh em Hùng-Hà quán xuyến trong khi 2 em còn quá nhỏ. Mà nào anh chị mang tiếng là lớn nhưng chưa quá 10 tuổi!

Trước 1975, chúng tôi có người làm lo hết mọi công việc, đến khi ‘đổi đời’, việc nhà đổ hết lên đầu hai đứa nhỏ… lớn nhất. Hà phụ trách công việc ‘nội trợ’, kể cả việc ra chợ Lăng Cha Cả mua từng ký gạo mỗi khi nhà hết gạo, mì, khoai, sắn bán theo tiêu chuẩn. Có khi Hà còn kiêm nhiệm cả việc gõ cửa hàng xóm vay tạm ít tiền chi dùng trong nhà khi kỳ lương của mẹ chưa đến ngày lĩnh.

Ngoài những công tác ‘ngoại vụ’ như xếp hàng mua lương thực, thực phẩm, hàng ngày Hùng còn có nhiệm vụ xách mước từ dưới nhà lên lầu vì hệ thống cung cấp nước quá yếu không đủ sức lên tới căn gác. Mỗi ngày tính ra có tới hàng chục xô nước được chuyển lên bằng sức của một chú bé còn đang trong tuổi đúng ra chỉ biết ăn và chơi.

Sau này, mỗi khi có ai chê Hùng nhỏ con, tôi thường tự nhủ lòng đó là kết quả của bi kịch ‘đổi đời’. Ăn uống thiếu thốn lại lao động như một người trưởng thành thì làm sao mà lớn cho nổi? Tôi nghĩ, trường hợp của các con tôi không phải là ‘cá biệt’.

Cả một thế hệ vào độ tuổi của chúng, đặc biệt là những đứa sinh ra trong gia đình ‘ngụy’ thời miền Nam thất thủ, đều không ít thì nhiều là nạn nhân vô tội của thời cuộc. Chiến tranh thật tàn nhẫn. Ngoài những vết thương về tinh thần và thể xác để lại trên những người than chiến nó còn tác động lên cả những thế hệ con cháu nối tiếp.
 
***

Sam viết về con gái lớn của tôi, Nguyễn Ngọc Bích Hà, trên trang 171:

“I never had the chance to meet Nguyen Ngoc Bich Ha [the eldest daughter] in person. She moved to Australia with her husband, a Vietnamese-Australian who had escaped Vietnam and settled in Australia in the late 1970s.

They were pen pals who developed enough of a romance for a trip to Vietnam where they met each other in person for the first time. They fell in love and were married shortly afterwards.

Chinh, Ha’s father, had no problems with his daughter marrying a Viet Kieu Australian. Nor did he have problems with her moving to Australia. “I never wanted my children to leave Vietnam because they had to. In her case, it was love so that’s okay,” he said.

Ha and I communicated by email. She knew all about the book from talking to her parents. She was very eager to add her stories the family mix”


Nguyễn Ngọc Bích Hà và chồng

Trong email gửi Sam để trả lời những câu hỏi, Hà kể lại một chi tiết rất cảm động. Chúng tôi có một gia đình người họ hàng ở tại đường Cống Quỳnh, người chị cả trong nhà chuyên may áo dài thuộc loại có tiếng từ lúc di cư vào Nam cho đến năm 1975. Kể từ lúc miền Nam bước vào thời điêu linh, chuyện may áo dài của phụ nữ trở thành sa xỉ nên bà cô phải chuyển sang may áo bà ba.

Số vải vụn dư thừa của khách may áo dài từ trước 1975 bỗng trở thành những miếng vải quý giá trong thời kỳ khó khăn. Tôi có đến 3 đứa con gái nên hầu hết quần áo chúng mặc đều là những ‘tác phẩm’ của bà cô tạo ra từ những vải vụn ngày xưa để lại. Mầu mè sặc sỡ vì ghép bởi những miếng vải dư thừa nhưng tụi nhỏ quý còn hơn quần áo mua từ các cửa hàng thương nghiệp theo chế độ tem phiếu!

Hà nói mấy chị em rất sung sướng mỗi lần được mẹ dẫn lên bà Tân (bà cô của tôi ở 158 Cống Quỳnh) vì thế nào cũng có quần áo may từ vải thừa, nếu không thì cũng có vải vụn mang về để mẹ… may áo! Mộng ước của trẻ thơ thật đơn giản, chỉ một chiếc áo mới, dù may bằng vải vụn, cũng là cả một niềm hạnh phúc trong cuộc đời. Các cụ ngày xưa nói không sai, ‘già được bát canh, trẻ một manh áo mới’!

***

Nguyễn Ngọc Bích Hằng, con gái út của tôi, cũng được Sam mô tả qua một đoạn giới thiệu trên trang 172:

“Nguyen Ngoc Bich Hang (the youngest child) was born in January 1975. Thus, she falls just short of being part of the majority of Vietnamese which are those who were born after Liberation. Naturally, she has no memories of the event at all and only vague memories of the difficulties faced immediately after the end of the war.

We meet in her and her husband’s house. It is newly constructed and quite sparsely furnished. We are seated on the floor around a coffee table. Their place has a ‘new home’ look and feel to it and Hang and her husband Bao are obviously proud of it.

As we talk, Hang’s one-year-old son, who is just learning to walk, totters over and around her. She reached out to support and cuddle him as he wobbles past. I ask who takes care of the baby when she and her husband are working and learn that he spends the entire day at a day care.

It makes me think of how universal young married life seems to be whether it is in Vietnam, America, or any other country. Here are two hard-working people juggling work while raising a baby.

They open a can of Coke for me and joke that their interviews about the Wars and Liberation years will be short given their age”

Nguyễn Ngọc Bích Hằng cùng chồng & con

Hằng ra đời trước ngày ‘định mệnh’ 30/4/75 chỉ vài tháng. Có một chi tiết nhỏ nhặt nhưng khi đọc đoạn Hằng kể lại nhưng ngày khốn khó khi còn nhỏ trong Saigon Stories tôi thấy cười ra nước mắt. Hằng nói, mẹ bán hết mọi thứ trong nhà, kể cả sách của bố, để lấy tiền chi dùng trong nhà. Đến lúc túng quẫn quá, mẹ phải gửi đứa con út lên Đà Lạt sống với ông bà nội.

Khi lên đến Đà Lạt, thấy trong nhà ông bà nội còn quá nhiều đồ đạc trong nhà, Hằng ngây thơ nói với bà nội: “Bà ơi, nhà bà hãy còn nhiều đồ đạc để bán quá!”. Từ đó, trong nhà đặt biệt danh cho Hằng là ‘xúi quẩy, bán đồ’.

Bốn anh em được mẹ cho đi Tây Ninh thăm bố trong trại cải tạo Trảng Lớn. Khi về, nhiều người hỏi Hằng đi thăm bố có gì vui không. Không một chút suy nghĩ, Hằng hồn nhiên: “Vui lắm, con được ăn mì cải tạo!”.  Trong cơn khốn khó, bươn chải trong thời điêu linh của một người mẹ và bốn đứa con khi chồng đi cải tạo người ta vẫn tìm thấy những nụ cười hiếm hoi qua những câu nói ngây thơ của con trẻ. 

Hiện nay, Hằng đã có hai con (1 trai, một gái) và làm việc cho công ty dầu khí Total (Pháp) tại Việt Nam. Là một kiểm toán viên nội bộ của Total, Hằng có dịp đi nhiều nước có đại diện của Total, ngoài Pháp, Hằng đã đi công tác tại Australia, China, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines... Cô gái út có biệt danh là “xúi quẩy” (vì sinh chỉ vài tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ) nay bỗng trở thành một nhân vật thành đạt nhất trong gia đình!
 
***

Mãi đến năm 2008 tôi mới nhận được cuốn sách với lời đề tặng của Sam Korsmoe:

“Dear Chinh,
Thank you and to all your family for making this book possible. Sorry it’s late getting to you. I greatly admire all you have done for Vietnam

Saigon Stories đến tay tôi qua một người Mỹ vốn là bạn của Sam và tôi. Người bạn nhân một chuyến trở lại Việt Nam vào năm 2008 và nhắn tin hẹn gặp tôi tại một quán café trên đường Công Lý.

Những giây phút đầu tiên khi cầm Saigon Stories trên tay
tại một quán cà phê ở Sài Gòn, 2008

Trước đó, Sam đã gửi cho tôi bản thảo Saigon Stories in qua máy vi tính dầy 238 trang giấy A 4, tôi cũng có một đĩa CD ghi âm các cuộc phỏng vấn của Sam với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, giây phút đầu tiên khi cầm quyển Saigon Stories trên tay tôi có cảm tưởng như đón nhận một tác phẩm do chính tay mình viết!

Bản thân tôi dù đã có vài cuốn sách xuất bản trong nước nhưng Saigon Stories mang một ý nghĩa khác với tầm vóc… quốc tế. Con cháu tôi sẽ hãnh diện khi được là những nhân vật có tiếng nói trong Saigon Stories. Bạn bè tôi ở nước ngoài có thể đã đọc và hiểu được phần nào cuộc sống của tôi và những nhân vật trong cuốn sách.

Những người trong truyện – dù là dân ‘ngụy’ miền Nam, dù là dân Bắc vào Nam sau biến cố 1975, dù là người Việt sau một thời gian ở nước ngoài trở về sinh sống tại quê hương – tất cả đều tự nói lên hoàn cảnh của mình trong giai đoạn sau chiến tranh. Những nhân vật đó thuộc 5 gia đình người Việt đã tạo cho Saigon Stories nhiều sắc thái khác nhau và quan điểm khác nhau về một cuộc chiến đã đi qua.

Vui buồn lẫn lộn, vàng thau lẫn lộn, chính kiến lẫn lộn và cá tính cũng lẫn lộn. Nhưng tựu chung, tất cả đều là người Việt đã sống trong một giai đoạn lịch sử của đất nước. Đó chính là điều người đọc không thể… lẫn lộn! Tôi sẽ viết về họ trong một bài riêng nói về các nhân vật trong Saigon Stories.

***

(Trích Hồi ức một đời người – Chương 8: Thời mở cửa)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:
  1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
  2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
  3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
  4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
  5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
  6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
  7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
  8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
  9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

*****
2 Comments trên Multiply

caibang9 wrote on Sep 20, '10
Hay quá anh Chính ơi, cảm ơn anh đã chia sẽ.
Chúc anh cùng quý quyến thân tâm thường an lạc.

chauxuannguyen wrote on Apr 30, '11, edited on Apr 30, '11 
This is first time I read this. I knew there is something about you.........
Remarkable to say the least. This is the story to teach me... do not only look onto yourself, there are other people out there. But to defend myself, the etiquette for my friendlist is don't ask, don't tell (besides, I have over 1300 in my friendlist...).
Regards,
Chau Xuan Nguyen.
Please drop me a line on tcdrafting@bigpond.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts