Chu Tử bộc
bạch: “Yêu là một truyện mà không có cốt
truyện, không có nhân vật, “tung hê” tất cả những qui luật cổ điển về lề lối
xây dựng một tiểu thuyết, để cho truyện thoát khỏi mọi gò bó, giả tạo…”.
Dưới đây là chân dung của 4 người đẹp – Uyển, Diễm, Huyền,
Tuyết – qua cái nhìn của Chu Tử:
“Bốn cô đều đẹp, mỗi
đứa đẹp một vẻ riêng biệt, cũng như tính nết họ, chẳng đứa nào giống đứa nào…
Uyển hai mươi hai tuổi, đẹp dữ dội, lồ lộ, khêu gợi… Diễm hai mươi tuổi, đẹp
kín đáo, mơ màng, đầy sức quyến rũ ngấm ngầm. Huyền mười tám tuổi, đẹp kỳ lạ,
vì đôi mắt nàng hơi lác (lé). Phải nhìn kỹ, mới nhận ra đôi mắt nàng lác, nhưng
đã nhìn kỹ thì không tránh khỏi bị đôi mắt của Huyền thôi miên. Lạ nhất là
gương mặt Huyền không giống cha, không giống mẹ, không giống các chị em, và đôi
mắt Huyền ngay từ lúc mới đẻ đã mang một bí mật mà chính Huyền không biết, cho
nên Huyền không những ít nói, mà còn hay buồn, thích đi tu… trái hẳn với cô gái
út là Tuyết mười sáu tuổi, đẹp một cách Tây Phương, ngổ ngáo, ranh mãnh”.
Nhà văn Chu Tử
Tôi nhìn thấy 4 kiều nữ trong Yêu chính là điển hình của những mẫu người đẹp Sài Gòn thập niên
1960. Cả nhân vật đứng tuổi như bà Hằng, người đã “ủng hộ” anh dân quân du kích
khi anh vô tình thổ lộ “thèm quá, ủng hộ
một tí…”.
Ngày đó, cô Hằng nhắm mắt ‘chiều’ anh bộ đội với một suy nghĩ đơn giản là mình đã ‘…giúp một tay cho kháng chiến thành công…’ cũng là một logic trong cái ‘vô lý’ của Yêu! Đó cũng là điển hình chân dung người phụ nữ vốn có những lúc phức tạp đến độ khó hiểu nhưng có khi lại ngây thơ, đơn giản đến độ vô lý như bà Hằng của thời kháng chiến!
Ngày đó, cô Hằng nhắm mắt ‘chiều’ anh bộ đội với một suy nghĩ đơn giản là mình đã ‘…giúp một tay cho kháng chiến thành công…’ cũng là một logic trong cái ‘vô lý’ của Yêu! Đó cũng là điển hình chân dung người phụ nữ vốn có những lúc phức tạp đến độ khó hiểu nhưng có khi lại ngây thơ, đơn giản đến độ vô lý như bà Hằng của thời kháng chiến!
Đọc Kỹ nghệ lấy Tây
(1934) của ‘ông vua phóng sự’ Vũ Trọng Phụng [2] người ta lại khám phá cả một
xã hội của những người phụ nữ Việt Nam được mệnh danh là ‘Me Tây’ vào
thời kỳ 1930-1940 tại làng Cổ Mễ, Thị Cầu gần Hà Nội. Phần đông họ là những phụ
nữ chân quê và vì một lý do nào đó ‘lạc bước’ vào giới Me Tây để trở thành những nhân vật như Bà Cai Bu-Dích, Bà Cẩm, Bà
Kiểm Lâm…
Ngôn ngữ Me Tây thật phong phú: “Toa ba mỏ nhá cút xê ăng co xê moi! Toa kích tê moa săng bảy dề, a lò
phi nì phăm, phi nì ma ghi! A lò, kích!” (Mày không có quyền về ngủ nhà này
nữa. Mày bỏ tao đi mà không trả tiền, thế là hết vợ, hết chồng. Thế thì… đi,
đi!).
“Kỹ nghệ lấy Tây”, Vũ
Trọng Phụng
Sang đến Sài Gòn cuối thập niên 1960, khi quân đội cờ hoa có
mặt tại Việt Nam, lại xuất hiện Me Mỹ.
Họ có thể là những cô gái quê nhưng cũng có thể là gái thành thị, và vì hoàn
cảnh gia đình nên đã chọn con đường phục vụ trong các quán bar để mưu sinh.
Thời đó họ được gọi là Saigon Tea Girl
như trong bài Wabash Cannonball [3] do
Jerry Campbell và Ed "Pappy" Hufft đã đổi lời thành Saigon Tea:
Well
I came down to old Saigon
To
have myself a spree
I
took a little walk down Tu Do Street
To
see what I could see
The
day was hot and I was dry
So
I thought I'd have a drink
As
I sat down, a coe [cô???] walked up
And
gave me a little wink.
She
was the pearl of the Orient
An
almond-eyed little cat
But
Saigon tea costs two hundred "P"
[piaster]
And
I'm sorry about that.
She
said, "You number one G.I.
You
buy me Saigon tea?"
I
said, "No thanks, that stuff's no good
And
it costs too much for me."
She
said, "You number ten G.I.
I
don't love you any more."
And
then she spoke some more choice words,
As
she walked out the door.
Những cô gái Saigon Tea cũng là một phần chứng nhân lịch sử
của Sài Gòn thời chiến cho dù "background" của họ rất khiêm tốn giữa bối cảnh đất
nước nhiễu nhương. Vốn liếng tiếng Anh của họ chỉ vỏn vẹn những câu "broken
English" như number one, number ten, OK salem,
no star where, papa san, mama san… nhưng đó cũng là những dấu tích của một
giai đoạn lịch sử mà Sài Gòn đã trải qua.
***
Phương Tây có quan niệm rất thực dụng về nhan sắc của phụ
nữ. Họ cho rằng sắc đẹp là tặng phẩm đầu tiên của tạo hóa dành cho phụ nữ nhưng
đó cũng là món quà đầu tiên tạo hóa lấy đi theo thời gian.
Nói như vậy có nghĩa nhan sắc sẽ tàn theo tuổi tác. Không
một phụ nữ nào có thể níu kéo nhan sắc ở lại với mình cho đến ngày tóc bạc, da
mồi. Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng “không
có phụ nữ xấu xí, chỉ có những phụ nữ không biết cách làm cho mình đẹp”.
Bằng chứng là ngày xưa những người đẹp Sài Gòn cũng tìm được
một lối thoát để kéo dài và giữ gìn nhan sắc: họ nhờ đến giải phẫu thẩm mỹ. Bác
sĩ giải phẫu thẩm mỹ đã có mặt tại Sài Gòn từ rất sớm vì nghề "Cosmetic Surgery" hái ra tiền.
Họ dùng đủ mọi thủ thuật để làm đẹp và duy trì nét đẹp cho
phụ nữ. Từ những tiểu phẫu như căng da mặt, xâm lông mày, chẻ môi, sửa mũi đến
đại phẫu như nâng ngực, bơm mông, lấy bớt chất mỡ trên bụng, thậm chí còn ‘nong
ra’ hoặc ‘thu nhỏ’ nơi vốn kín đáo nhất của các bà các cô.
Làm đẹp nhờ Cosmetic Surgery
Nghe nói các ông chồng trong cộng đồng người Việt ở nước
ngoài ngày nay cũng là nạn nhân của việc làm đẹp. Các bà, các cô đua đòi đi
thẩm mỹ viện, thậm chí khi về Việt Nam cũng nhân tiện ‘quá giang’ làm đẹp vì giá
cả ở đây rẻ hơn nhiều nếu so với xứ cờ hoa hay xứ kangaroo.
Chỉ có cánh đàn ông là thiệt thòi. Họ làm lụng vất vả để
kiếm tiền cho vợ đi sửa sắc đẹp. Khi đến thẩm mỹ viện, các bà thường mang mục
đích cao cả là làm đẹp cho chồng nhưng có đến 90% đàn ông có vợ đi sửa sắc đẹp,
trong tận cùng đáy lòng, đều không ủng hộ quyết định này.
Họ để vợ đến thẩm mỹ viện chỉ vì ‘cả nể’… Cũng vì đức tính
này, Honoré de Balzac mới nói: “Người đàn
ông nào có thể điều khiển được phụ nữ thì cũng có thể điều khiển được một quốc
gia”. Thế nhưng, vấn đề là mỗi nước chỉ có một người đứng đầu còn lại bao
nhiêu đều là… phó thường dân!
Người ta thường chống hàng ‘gian’, hàng ‘giả’. Tuy nhiên,
vẫn có ngoại lệ đối với các mặt hàng được gọi là ‘tiêu cực’ này. Đó là những
hàng giả mà người sử dụng không bao giờ chống mà lại còn ủng hộ hết mình: chân
tay giả được những người cụt tay, cụt chân hoan nghênh, răng giả dùng cho những
người ‘hăng-rết’ (hết răng)… Khi tuổi đã xế bóng, các ông các bà có khi phải
dùng hàm răng giả, tối tối đánh răng mà miệng vẫn huýt sáo một cách yêu đời.
Riêng đối với phụ nữ, các bà các cô ủng hộ hết mình những
‘mặt hàng’ như lông mi giả, tóc giả. Ngoài ra, nếu ‘vòng số 1’ hơi khiêm tốn
thì có áo nịt ngực bên trong độn mousse cho thêm phần khiêu gợi, ‘vòng số 3’
nhỏ quá thì có mông giả tăng cường để ‘bằng chị, bằng em’ khi ra đường.
Người ta nói, muốn kiểm chứng ‘mông thật, mông giả’ rất dễ:
cứ cầm cây kim lén chích vào mông một kiều nữ. Hồi xưa người ta đồn mông của Người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng là
giả (!!!???).
Người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng (1972)
Cho đến giờ phút này chưa có một tài liệu nào chứng minh
Thẩm Thúy Hằng có xài đồ giả hay không. Tôi còn nhớ, hồi xưa có lần một cây bút
nào đó ví cái đầu của ký giả Tô Văn giống như… mông của Thẩm Thúy Hằng (?).
Vĩnh viễn chuyện cặp mông của cô diễn viên này sẽ là một bí
mật, chỉ có Thẩm Thúy Hằng và chồng cô, Tiến sĩ Harvard, Tony Nguyễn Xuân Oánh,
mới biết đích xác. Mà ông Oánh thì nay đã là người thiên cổ…
Kiểm chứng mông thật hay giả bằng kim chích như nói ở trên
sẽ có hai trường hợp xảy ra: hoặc bạn ăn một cái tát mên thân hoặc người đẹp
vẫn cười thật tươi với bạn!
Nói đùa vậy thôi chứ đừng ai dại dột làm chuyện này. Giả hay
thật là chuyện của phụ nữ, cánh đàn ông chỉ biết chiêm ngưỡng người đẹp. Đơn
giản thế thôi!
===
[1]: Xem thêm về Yêu của Chu Tử tại:
[2]: Xem thêm về Vũ Trọng Phụng tại:
[3]: Xem video clip bài hát Wabash Cannonball do Johnny Cash trình bày tại:
***************
(Trích Hồi Ức Một Đời
Người, Chương 4: Thời thanh niên)
Hồi Ức Một Đời Người
gồm 9 Chương:
- Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
- Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
- Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
- Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
- Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
- Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
- Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
- Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
- Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang
tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000
cho đến ngày xuống lỗ)!
***********
3 Comments on
Multiply
nguoigiaonline
wrote on Sep 27, '10
:-))
Tks chủ blog luôn có bài mới và hay.
Tks chủ blog luôn có bài mới và hay.
nguyenngocchinh
wrote on Sep 27, '10
Thanks Người Già Online. Giờ về hưu rồi nên mình dành hết
thì giờ cho hồi ức. Đây có lẽ là quãng thời gian thích thú nhất trong suốt cuộc
đời mình. Chúc anh luôn Vui & Mạnh.
andropause
wrote on Nov 16, '10
Tuy là hồi ức nhưng bài viết của anh có rất nhiều giá trị
lịch sử!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét