Người Việt
ta thường chúc nhau “sống lâu trăm tuồi”
nhưng chỉ… “chúc để mà chúc” thôi chứ
ít ai đạt được cột mốc “không tưởng”
đó.
Xét cho cùng, sống đến 100 tuổi mà chịu những “nghịch cảnh” như lọm khọm hay ngồi xe lăn, đầu óc thì nghễnh ngãng quên trước quên sau thì có gì là hạnh phúc? Thêm vào đó lại còn có một đống thuốc hàng ngày phải nhắm mắt nuốt cho trôi để cầm cự với tuổi già thì cột mốc “bách niên” dường như quá sức đối với những người… “ham thọ”!
Thế nhưng cũng có những cụ ông vẫn kiên trì kéo dài tuổi thọ để vui cùng con cháu. Một trong những ông cụ thuộc loại đó là Jimmy Carter, cựu Tống thống thứ 39 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, sinh ngày 1/10/1924 và mất đúng 100 năm sau, ngày 29/12/2024, khi vừa tròn 100 tuổi.
Một trong những
vinh quang trong cuộc đời Jimmy Carter là được trao tặng Giải Nobel Hòa bình
năm 2002. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Carter còn được ghi dấu bởi Thỏa thuận
Trại David năm 1978 giữa Israel và Ai Cập, mang lại sự ổn định quan trọng cho
khu vực Trung Đông.
Ông Carter, một đảng viên Dân chủ, đã trở thành Tổng thống năm 1977, sau khi đánh bại Tổng thống Cộng hòa đương nhiệm Gerald Ford trong cuộc bầu cử năm 1976. Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã tuyên bố toàn nước Mỹ sẽ lấy ngày 9/1/2024 làm quốc tang, treo cờ rủ trong 30 ngày để tưởng nhớ Jimmy Carter.
Ngay trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, dự kiến diễn ra vào ngày 20/1/2024, cũng sẽ treo cờ rủ. Ông Trump tuyên bố:
"Trong vai trò Tổng thống, Jimmy đối mặt với những thử thách vào thời điểm quan trọng đối với đất nước và ông đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để cải thiện cuộc sống của tất cả người Mỹ. Vì điều đó, tất cả chúng ta đều nợ ông một món nợ biết ơn".
Riêng đối với
người Việt đang định cư tại Mỹ, Jimmy Carter là một “đại ân nhân” trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang triệu tập hội
nghị về người tị nạn ở Geneva vào năm 1979 và ông Carter đã là nguyên thủ đầu
tiên cam kết tăng số người tị nạn mà Mỹ tiếp nhận.
Ông đã giúp hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam đến Mỹ và thiết lập nền tảng để Mỹ tiếp đón người tị nạn về sau mà nếu không có ông thì đã có biết bao nhiêu thuyền nhân Việt chết trên biển trong khi đa số người dân Mỹ có khuynh hướng bài xích dân tị nạn.
Ông Carter giải thích cho dân chúng Mỹ rằng truyền thống của nước Mỹ là tiếp nhận người tị nạn, yêu giá trị tự do dân chủ khi họ là những người đã bỏ nước ra đi, bỏ tất cả sự nghiệp và tài sản để chạy trốn chế độ mới.
Nếu không có sự can thiệp của ông đối với thế giới, nếu ông không ra lệnh cho các chiến hạm của Mỹ và của hải quân Mỹ cứu vớt người Việt trên Biển Đông thì có lẽ hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên Biển Đông.
Khi ông Carter mới bước vào Nhà Trắng năm 1977 chỉ có gần 16.000 “thuyền nhân”, nhưng qua đến hai năm 1978 và 1979 thì con số này đã tăng vọt, lần lượt là 87.000 và 203.000. Tuy nhiên, sự trợ giúp người Việt của ông lại khiến ông bị thất cử nhiệm kỳ hai!
Có thể nói,
ông Carter là một trong những người Hoa Kỳ thuần túy có trái tim rộng lượng, biết
thương người, yêu chuộng hòa bình, yêu chuộng tự do nên đã hy sinh sự nghiệp
chính trị của mình.
Chính Tổng Thống Jimmy Carter là người ra lệnh tăng gấp đôi số thuyền nhân gốc Việt được nhập cảnh hồi tháng 6/1979, và cũng chính ông là người đã ký Đạo Luật Refugee Act (Đạo Luật Tị Nạn) năm 1980 để mở rộng cửa đón người Việt “vượt biên” vào Mỹ và đã mở đường cho các công việc giúp đỡ người tị nạn của ông đến tận bây giờ.
Refugee Act cho phép gia tăng gần gấp ba lần số thuyền nhân vào Mỹ, từ 17,500/năm lên 50,000/năm. Quyết định nhân đạo của Tổng Thống Carter đòi hỏi chính phủ của ông phải tìm ra thêm nguồn tiền khoảng 150 triệu đô la/năm trước mắt để thực hiện, vào thời điểm mà ngân sách Mỹ vốn đã phải chi ra khoảng 200 triệu/năm cho chương trình cứu thuyền nhân sẵn có.
Bà Rosalynn Carter, phu nhân của ông Carter, đã qua đời ngày 19/11/2023 trước ông. Bà cũng là người đã đứng ra vận động gây quỹ viện trợ nhân đạo cho người tị nạn. Và ngay cả sau khi về hưu, hai ông bà vẫn đi vận động khắp thế giới để xây cất nhà cho người nghèo, trong đó có người nghèo ở Việt Nam.
Tấm gương
ông Carter, người đã dành cả đời phụng sự cho tha nhân dù khi đã trên 90 tuổi,
và mặc dù đã về hưu nhưng ông vẫn muốn dành thời giờ để phục vụ người tị nạn và
tranh đấu cho những người kém may mắn.
Tổng thống Gerald Ford, người tiền nhiệm của ông Jimmy Carter, cũng giúp đỡ người tị nạn rất nhiều, nhưng vì lý do chính trị nhiều hơn lý do nhân đạo. Đảng Cộng hòa của ông Ford luôn có sự mặc cảm vì nước Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa.
Vào năm 1977, người Việt tỵ nạn được một đạo luật đặc biệt để chuyển từ “tạm dung” (parole status) tức là không được lãnh trợ cấp thành quy chế “tị nạn” (refugee status), qua đó họ trở thành “thường trú nhân”. Nếu không có ông Carter thì người tỵ nạn cũng muôn đời ở trong tình trạng tạm dung theo đúng chính sách của chính phủ Hoa Kỳ.
Ngoải tinh thần bác ái, Jimmy Carter còn là vị Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ sống thọ đến 1000. Trong trường hợp của ông, lời chúc “sống lâu trăm tuồi” quá đầy đủ ý nghĩa của nó!
Riêng đối với người Việt tại Mỹ, lời chúc đó còn hàm ý một sự tri ân sâu sắc vì những hành động đầy tính vị tha của ông trong cơn hoạn nạn khi họ phải xa rời tổ quốc thân yêu trên những chiếc thuyền mong manh ngoài Biển Đông!
REST IN PEACE, PRESIDENT JIMMY CARTER
!!!
***