Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Buồn vui mùa dịch Corona: Nhởn nhơ Thụy Điển

Bảo rằng COVID-19 đem đến cho chúng ta “nguồn vui” chắc mọi người sẽ phản đối kịch liệt. Vui sao được khi con virus Corona ngày một hoành hành trên khắp thế giới, số người tử vong ngày một cao trong khi số quốc gia bị nhiễm ngày một tăng!

Ấy thế mà trên tờ Time, số ra ngày 9/4/2020, có một bài báo của Mélissa Godin viết về Thụy Điển, một xứ Bắc Âu lạnh giá, mang một số chi tiết, có thể gọi là “vui vui” với tựa đề “Sweden's Relaxed Approach to the Coronavirus Could Already Be Backfiring” (https://time.com/5817412/sweden-coronavirus/).


Cờ Thụy Điển
 

Mờ đầu bài viết, Godin đưa chúng ta đến đường phố Stockholm trong mùa dịch: đầy khách bộ hành đang hưởng những ngày xuân ấm áp sau một mùa đông dài. Họ ung dung ngồi thưởng thức bên ly rượu tại những quán lộ thiên giữa lúc COVID-19 đang hoành hành tại những phần còn lại của thế giới!


Đường phố Stockholm trong mùa dịch


Tại các thành phố khác khắp Châu Âu, cư dân chỉ rời khỏi nhà khi đi mua thực phẩm hoặc khi cần sự trợ giúp y tế. Tại Stockholm hoàn toàn khác. Người ta vẫn ung dung, không có sự hốt hoảng khi bạn đến đây. Đường phố vẫn bận rộn y hệt như mùa xuân năm ngoái.

Trẻ con vẫn đến trường và người lớn vẫn gặp nhau tại các quán rượu. Phải nói là cũng có rất ít người tự cô lập mình hoặc làm việc tại nhà. Trong khi đó, theo thống kê, Thụy Điển với dân số 10 triệu người, đã có 9.141 ca được xác định lây nhiễm và có đến 793 trường hợp tử vong!

 

Tuổi trẻ Thụy Điển trong mùa dịch


Xem ra thì tỷ lệ tử vong của Thụy Điển rất cao. Ngày 8/4/2020 đã có đến 7,68% người chết trong số những người bị dương tính qua xét nghiệm. Những nước láng giềng như Na Uy tỷ lệ này là 1,46% và Đan Mạch cao hơn với 3,21%.  

Giới chuyên môn lo ngại các biện pháp lỏng lẻo của chính phủ sẽ dẫn đến một sự bùng phát nghiêm trọng tại Thụy Điển. Các quan chức y tế chỉ khuyên người dân che miệng khi ho hay hắt xì nhưng tuyệt đối vẫn chưa đề nghị công bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa hoặc cô lập.

Ngày 11/3, chính phủ hạn chế con số giới hạn tụ tập đông người ở mức 500 và đến ngày 29/3 con số này bị rút xuống còn 50 người. Cũng thời gian đó, các nước như Đức và Úc có lệnh cấm tụ tập quá 2 người!

Bất chấp sự lây nhiễm qua qua đường hàng không, Thụy Điển tuyên bố những chuyến bay nội địa vẫn tiếp tục. Anders Tegnell, nhà dịch tễ học người Thụy Điển, cho rằng phản ứng của chính quyền ban đầu cũng giống như tại Anh và Hòa Lan.

 

Phi trường Arlanda International Airport (Stockholm) hủy các chuyến bay quốc tế nhưng vẫn duy trì các chuyến bay quốc nội

 

Có điều Anh và Hòa Lan đã thay đổi chính sách nhưng Thụy Điển vẫn trung thành với các biện pháp úng phó từ ngày đầu! Nhiều chuyên gia đồng ý là chính sách đó rất nguy hiểm cho tính mạng của người dân. Con virus đâu có biết phân biệt quốc tịch!

Cuối tháng 3/2020, khoảng 2.300 bác sĩ và các nhà khoa học đã ký tên trên một lá thư ngỏ gửi chính phủ. Họ yêu cầu phải có những biện pháp nghiêm ngặt hơn để chống dịch. Cecilia Söderberg, người ký tên trong thư ngỏ, giải thích:

“Chúng tôi nghĩ rằng hoàn toàn không có bằng chứng khoa học để biện minh cho chính sách lỏng lẻo của chính phủ. Họ có vẻ như miền cưỡng khi tham khảo với giới khoa học, có nghĩa là chính sách đó không dựa vào số liệu thực tế…”

Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng Thụy Điển là một trường hợp đặc biệt. Họ cho rằng đây là một quốc gia có đến 40% số gia đình “chỉ có một người”, có nghĩa là ít con cái hay người thân cùng chung sống nên lây nhiễm bị hạn chế.

Sự thật là tại Thụy Điển cứ 100.000 người thì chỉ có 5 giường tại bệnh viện, con số thấp nhất tính theo phần còn lại tại các quốc gia ở Châu Âu. Làm sao có thể trở tay cho kịp một khi bện dịch bùng phát?    

Cho đến nay, chính phủ tại quốc gia này không tuân thủ những lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Nếu có thể được, cần truy tìm nguồn lây nhiễm và áp dụng triệt để các biện pháp tự cách ly”.

 

Luật về “dẫn chó đi dạo trong mùa dịch” đã bị Serbia bãi bỏ

 

Một bác sĩ cho biết chính sách của chính phủ có thể sẽ dẫn tới một cuộc “tàn sát hàng loạt trong lịch sử”. Ông nói, tại bệnh viện nơi ông làm việc, nhân viên y tế dù đã bị dương tính qua xét nghiệm nhưng vẫn tiếp tục làm việc chứ không bị cách ly.

Người dân Thụy Điển lại có một cách nhìn khác về bệnh dịch. Đa số họ có vẻ ủng hộ những biện pháp của chính phủ. Một cuộc trưng cầu ý kiến của cơ quan y tế cho thấy kết quả là 48% người được hỏi đã ủng hộ chính phủ.

Đó là sự tin tưởng tuyệt đối của người dân vào chính phủ. Một phần cũng vì tính cách dân chủ trong xã hội Thụy Điển chứ không phải vì áp lực của chính phủ lên người dân như ta thường thấy trong các xã hội độc tài khác.

Tại Thụy Điển, luật đưa ra chỉ có tính cách “đề nghị” chứ không phải là “áp đặt”. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch bệnh, chính phủ phải dứt khoát thực thi luật pháp một cách nghiêm chỉnh trước khi mọi việc vượt quá tầm kiểm soát.

Theo tôi, câu chuyện về Thụy Điển mang tính cách “vui vui” trong mùa dịch khi một quốc gia làm trái ngược hẳn với thế giới. Kết quả của hai “trường phái” tương phản này sẽ ra sao? Xin trích dân lời một người dân Thụy Điển nói vui:

“Họ (bên ngoài Thụy Điển) có phần thắng thế nhưng nếu chúng tôi (những người Thụy Điển) có thắng thì cũng xin khui một chai champagne để ăn mừng. Vui vì nạn dịch Corona đã đến lúc suy tàn!”

 


Cư dân Casalpusterlengo (Ý) xếp hàng để vào siêu thị trong mùa dịch

 

Xin nhắc lại, bài viết của  Mélissa Godin được báo Time đăng vào tháng 4/2020, gữa lúc Covid-19 đang hoành hành tại Châu Âu và Châu Mỹ. Nay đã là 2021, tình hình biến đối theo chiếu hướng ngày càng tệ hại hơn.

Câu chuyện quả có tính cách khôi hài với Thụy Điển qua những phản ứng “không giống ai”, nhởn nhơ trước sự đe dọa của Corona Virus. Cũng may, Thụy Điển đã kịp thời thay đổi cách đối phó với dịch bệnh.

Thật đúng với câu nói của người Việt: “Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ!”.

   

 *** 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts