Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Chiếc bóng trên tường

Trong “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, ông đã viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến, hà khắc đã không cho người phụ nữ được quyền tự bảo vệ mình.

Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là “Vợ chàng Trương”. Truyện kể về người con gái có tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình lại hay ghen còn Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.

Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo. Cũng vì nhớ thương chồng và sợ con thiếu tình cha, nàng hay đùa với con mỗi đêm về bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha.

Từ nơi trận mạc trở về, đứa trẻ quấy khóc, bảo Trương không phải là cha vì cha chỉ đến vào ban đêm. Vì tính ghen tuông, Trương Sinh đã đánh mắng vợ rồi đuổi nàng đi. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đã trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang, để lấy cái chết minh oan cho mình.

Rồi tối đến, dưới ngọn đèn dầu, hai cha con thấy cái bóng của mình trên vách. Đứa con vội chỉ vào đó và nói ”Đấy cha tôi lại đến kia kìa…”. Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.

***

Vua Lê Thánh Tôn đã có lần đi qua miếu người phụ nữ xấu số đó tại làng Nam Xương và cảm tác:

“Nghi ngút đầu ghềng tỏa khói hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương

Ngọn đèn dầu tắt đừng nghe trẻ

Làn nước chi cho lụy đến nàng

Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt

Giải oan chi mượn đến đàn tràng

Qua đây mới biết nguồn cơn ấy

Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng”

Về sau, nhạc sĩ Thẩm Oánh đã viết lại câu chuyện buồn qua bài hát “Thiếu Phụ Nam Xương” với những câu da diết: “Không không bố tôi đêm tối mới về… Ôi đau thương, ôi ly tan, đau đớn cho nhau, chua xót cho nhau chim thương lìa đàn…”.

Mời xem nhạc cảnh "Thiếu Phụ Nam Xương" do Hồng Vân & Hoàng Thư và Nhật Trường trình bày tại https://www.youtube.com/watch?v=QUjzXM0iib0.

***

Trên đây là chuyện xưa, tích cũ nhưng ngày nay “Chơi với… hình bóng” lại cũng là một… nghệ thuật “hiện đại”. Chỉ cần sự xếp đặt của 10 ngón tay trước ánh đèn, người ta sẽ thấy những hình ảnh sống động của những chiếc bóng trên tường. Đặc biệt những bóng này lại là hình ảnh quen thuộc của các con vật quanh ta… giống y như thật!

 *** 














***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts