Ông
Năm lại còn được người bản xứ gọi thân mật là “Ông Tư” vì theo cách gọi của người
Miền Nam, ông là người con út thứ ba trong gia đình của một giáo sư người Pháp
và sinh sống tại Thụy Sĩ. Yersin mồ côi cha khi mới ra đời được ba tuần tuổi do
bố ông bị xuất huyết não.
Yersin
nhận văn bằng Tiến sĩ Y khoa khi mới 25 tuổi, sau đó ông qua Berlin (Đức) để kịp
ghi danh theo học lớp vi trùng học do Bác sĩ Heinrich Hermann Robert Koch (1843-1910)
giảng dạy. Giáo sư Koch là một bác sĩ và nhà sinh học nổi tiếng với việc tìm ra
trực khuẩn bệnh than (1877), trực khuẩn lao (1882) và vi khuẩn bệnh tả (1883).
Tuy
nhiên, nhà khoa học trẻ đầy triển vọng này không chịu hài lòng với môi trường học
thuật “đỉnh cao” ở Paris. Năm 1890, Yersin quyết định rời nước Pháp để đến Đông
Dương. Đó cũng là lần đầu trong đời ông thấy biển.
Trải
nghiệm này khơi nguồn khát vọng được đi và khám phá, sẵn lòng từ bỏ tương lai
xán lạn trong nghiên cứu khoa học ở Paris như là một môn đệ của Louis Pasteur
(1822-1895). Trong một bức thư gửi mẹ, Yersin viết từ Đông Dương:
“Con sẽ không buồn nếu
phải rời Paris vì con thấy chán ngấy kịch nghệ, đám thượng lưu làm con kinh tởm,
và đời mà không đi khám phá thì còn gì là đời!”.
Chính
Pasteur viết thư đề cử Yersin làm bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho hành khách và thủy
thủ của hãng tàu Messageries Maritimes. Ông phục vụ trên tàu Volga, một con tàu
cũ kỹ chạy bằng buồm và hơi nước trên tuyến hàng hải Sài Gòn – Manila, chuyên
chở 67 hành khách cùng vài tấn hàng hóa.
Trong
thời gian qua lại giữa hai thành phố Sài Gòn và Manila, Yersin tổ chức những
chuyến thám hiểm ở Philippines và Nam Kỳ. Từ đó, ông tích lũy kiến thức cùng
kinh nghiệm cho ước mơ khám phá những vùng đất mới tại xứ An Nam.
Cũng
trong thời gian này, Bác sĩ Albert Calmette (1863-1933), một môn đệ khác của
Pasteur, đến Sài Gòn tìm gặp Yersin. Calmette đề nghị hợp tác trong việc thành
lập chi nhánh Viện Pasteur ở Sài Gòn năm 1891, đây là Viện Pasteur đầu tiên
ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris.
Cả chuyến đi cũng như chuyến về, tàu Volga đều dừng lại ở Nha Trang, một vịnh nước yên tĩnh, đầy nắng ấm và cát trắng. Yersin đã bị mê hoặc bởi vùng đất hoang dã với mảng thực vật trên đất liền đẹp rực rỡ, bên trên là những đỉnh núi mây mù chưa từng ai đặt chân đến và cũng chưa hề được vẽ bản đồ.
Cả chuyến đi cũng như chuyến về, tàu Volga đều dừng lại ở Nha Trang, một vịnh nước yên tĩnh, đầy nắng ấm và cát trắng. Yersin đã bị mê hoặc bởi vùng đất hoang dã với mảng thực vật trên đất liền đẹp rực rỡ, bên trên là những đỉnh núi mây mù chưa từng ai đặt chân đến và cũng chưa hề được vẽ bản đồ.
Với
tâm nguyện phục vụ dân nghèo bên cạnh việc nghiên cứu khoa học, Ông Năm đã quyết
định chọn Nha Trang làm quê hương thứ hai. Đầu tiên, ông dựng tại Xóm Cồn một căn
nhà gỗ đơn sơ để chữa bệnh cho dân nghèo. Yersin khám bệnh miễn phí, ông viết
cho mẹ:
“Mẹ hỏi con có thích
ngành y không. Có và không. Con rất vui được chữa trị cho những người đến nhờ
con khám, nhưng con không muốn biến y học thành một cái nghề, nghĩa là con sẽ
không bao giờ có thể đòi một người bệnh trả tiền vì đã chữa bệnh cho người đó.
Con coi y học là thiên chức, là mục vụ. Đòi tiền để chữa trị cho bệnh nhân thì
chẳng khác nào nói với người đó rằng: tiền hay mạng sống."
Yersin
nói tiếng Việt một cách “lõm bõm”. Thứ tiếng Việt “trọ trẹ”, chẳng hạn từ ngữ
“người ta” ông dùng để chỉ cả người lẫn vật, số ít cũng như số nhiều. Ông Năm yêu
trẻ, ông thường chiếu phim cho trẻ em Xóm Cồn xem. Một hôm, chúng đánh vỡ chậu
hoa, ông bảo người giúp việc: "Đừng
rầy đánh, người ta sợ."
Thời
bấy giờ, ngư dân tránh được tai họa do bão cũng là nhờ Ông Năm quan sát thiên
văn để báo trước cho họ. Ngư dân lại có thói quen hay uống rượu say, cãi lộn,
gây gổ, chửi nhau, thậm chí ẩu đả. Ông lặng lẽ lấy máy quay phim, ghi lại những
chuyện không hay ấy.
Sau
đó, mời dân Xóm Cồn đến xem phim. Ông hỏi họ như vậy có hay không, đẹp không?
Ai nấy đều xấu hổ. Nhờ đó mà Xóm Cồn thời ấy gần như hết nạn say rượu, đánh chửi
nhau.
Cuộc
đời của Ông Năm không chỉ gắn bó với dân chài Xóm Cồn, Nha Trang. Tháng 6/1893,
được sự ủy thác của Toàn quyền Đông Dương Jean-Marie de Lanessan, Yersin tổ chức
một đoàn thám hiểm theo đường bộ từ Đồng Nai lên Di Linh. Cuối cùng, ông khám
phá Cao nguyên Lâm Viên.
Trong
nhật ký, Yersin ghi nhận có vài làng của người sắc tộc D'Lat nằm rải rác trong
vùng. Ông viết:
“Từ trong rừng thông
bước ra, tôi sững sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu, giống như mặt biển,
tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn
vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng
đất này."
Đến
năm 1899, tại vùng đất được Yersin khám phá, Toàn quyền Paul Doumer cho thiết lập
một khu nghỉ dưỡng dành cho người Âu châu, sau này đó chính là thành phố nghỉ
mát Đà Lạt.
Cuối năm đó, với một lực lượng hùng
hậu - ngoài 54 người tùy tùng còn có một toán lính tập mang súng theo hộ tống -
Yersin khởi hành cũng từ Đồng Nai, lên Đà Lạt, rồi đi tiếp đến cao nguyên Đắc
Lắc, vào Attopeu ở nam Lào, rồi lại theo hướng đông ra biển, để đến Đà Nẵng vào
ngày 17/5/1894.
Cuộc khảo sát lần này thăm dò một
vùng đất rộng lớn trải rộng từ vĩ tuyến 11 ở phía nam đến vĩ tuyến 16 ở phía
bắc. Ông ghi lại trong nhật ký:
“Đường đi thật là khủng khiếp. Trong 4 ngày liên tiếp, chúng
tôi phải vượt qua một vùng núi hiểm trở, trèo xuống, leo lên, cứ đơn điệu như
thế làm cho chúng tôi rất mệt mỏi... Cây cối chen chúc. Không có đường mòn.
Chúng tôi phải khòm lưng chui qua các bụi tre. Vì trời mưa nên rừng có nhiều
vắt không thể tả được. Những người Việt Nam đi cùng với chúng tôi bị sốt rét,
mặc dầu đã uống thuốc ngừa...”
Trong khi Yersin đang chuẩn bị cho
cuộc thám hiểm kế tiếp thì bệnh dịch hạch đã bộc phát ở miền nam Trung Hoa và
lan truyền xuống Đông Dương, gây tử vong cao, và trở thành mối đe dọa cho tất
cả cảng biển có giao dịch thương mại với Trung Hoa. Nhà cầm quyền thuộc địa
Pháp bèn cử Yersin đến Hồng Kông để nghiên cứu bệnh dịch hạch.
Yersin là người đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn dịch hạch hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh chỉ là một, nhờ đó ông đã giải thích được phương thức truyền bệnh. Cũng trong năm ấy, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, trong một bài báo nhan đề “La Peste Bubonique de Hong-Kong” (Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).
Năm 1895 ông trở lại Viện Pasteur ở
Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra
huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương
và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh. Năm
1896, ông thành lập trại chăn nuôi Suối Dầu, nuôi ngựa để sản xuất huyết thanh.
Cũng vào năm 1896, Yersin đến Quảng
Châu, ông được phép công khai tiêm huyết thanh điều chế tại Nha Trang cho một
bệnh nhân tại đây, và nghiễm nhiên trở thành người thầy thuốc đầu tiên cứu sống
một bệnh nhân dịch hạch.
Năm 1898, Ông Năm trở lại Nha Trang
và với sự hỗ trợ từ Toàn quyền Doumer, ông xây dựng Viện Pasteur Nha Trang. Ông
mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Giao (nay là Suối Dầu) để làm nơi nghiên
cứu nông nghiệp và chăn nuôi.
Ông cho trồng cây cà phê Liberia,
các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược,
tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi
trồng tại đây, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học.
Là người đầu tiên nhập giống cây cao
su về trồng tại Việt Nam, Yersin trở thành chủ một đồn điền cao su, lúc đầu
rộng khoảng 100 hec-ta, kiếm tiền đủ để trang trải chi phí điều hành Viện
Pasteur Nha Trang.
Trong thời gian này, sản xuất huyết
thanh chống dịch cho bò đã trở thành nguồn thu nhập chính của Yersin, giúp ông
có sức mở rộng việc nghiên cứu. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện
thú y đầu tiên ở Đông Dương.
Yersin còn ra công nghiên cứu thêm về các loại chim, nghề làm vườn và sưu tầm các loại hoa. Ông cũng mở một chiến dịch trồng rừng, đồng thời khuyên dân làng bỏ tập tục “chặt đốt cây rừng”. Ông còn trồng thử nghiệm cây “canh-ki-na” để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét tại Dran và Di Linh.
Yersin còn ra công nghiên cứu thêm về các loại chim, nghề làm vườn và sưu tầm các loại hoa. Ông cũng mở một chiến dịch trồng rừng, đồng thời khuyên dân làng bỏ tập tục “chặt đốt cây rừng”. Ông còn trồng thử nghiệm cây “canh-ki-na” để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét tại Dran và Di Linh.
Yersin là một con người “đa năng, đa
hiệu”. Ông là chuyên gia về nông học nhiệt đới, nhà vi trùng học, nhà dân tộc
học, nhiếp ảnh gia, kể cả việc nghiên cứu khí tượng. Ông làm một con diều thật
lớn, thả lên độ cao một ngàn mét, để quan sát khí quyển và dự đoán giông bão.
Ông giúp những người dân chài thường
khi bị mất tích trên biển mỗi lúc có lốc xoáy vụt đến. Yersin thuyết phục
Fichot, một kỹ sư thủy văn phục vụ trong hải quân và rất say mê thiên văn học,
đến sống với ông trong ngôi nhà lớn ở Xóm Cồn với kính thiên văn được lắp đặt
trên sân thượng, để cùng nhau nghiên cứu khí tượng.
Trong những ngày cuối đời, Yersin lại
gắn bó với niềm đam mê mới: văn chương. Ở tuổi tám mươi, ông lại học tiếng
Latin, tiếng Hy Lạp, và biên dịch những tác phẩm kinh điển của Phèdre, Virgile,
Horace, Salluste, Cicéron, Platon, và Démosthène.
Năm
1902, Toàn quyền Paul Doumer, trước khi rời Đông Dương, mời Yersin từ Nha Trang
ra Hà Nội để mở một trường đào tạo y khoa, một bệnh viện và một trung tâm vệ
sinh. Theo Yersin, Trường y Đông Dương "ước tính việc xây dựng sẽ tốn một triệu
rưỡi franc!". Đây là một số tiền lớn, nhưng ông cho rằng vẫn rẻ hơn
nhiều, lại hữu ích hơn nếu so với cái nhà hát ở Sài Gòn.
Yersin
được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương, tiền thân của Đại
học Y Hà Nội. Ông thiết lập giáo trình theo hình mẫu đại học Pháp – sáng khám bệnh
ở bệnh viện, chiều dành cho lý thuyết – đích thân ông giảng dạy trong các giờ vật
lý, hóa học, và phẫu thuật.
Ngày
1/3/1943, Ông Nam từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang, thọ 80 tuổi. Ông để lại di
chúc với những lời lẽ như sau:
“Tôi muốn được chôn ở
Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai
đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha
Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng sẽ làm giản dị, không huy hoàng,
không điếu văn.”
Dù
vậy, rất đông người tìm đến để đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều người
dân Xóm Cồn và Nha Trang than khóc và để tang cho ông. Đoàn người đưa tang dài
đến hơn ba cây số. Dân chúng coi ông là “công
dân Nha Trang” vì ông đã sống ở đây tròn 50 năm.
Di
sản của Yersin quá lớn! Toàn dân Việt Nam, hơn mọi dân tộc khác, phải ghi ơn
ông mãi mãi. Vua Bảo Đại đã truy tặng ông Bội tinh Kim khánh. Dân nghèo nhớ ông
vì lòng nhân hậu. Bệnh nhân không quên công trình y khoa của ông.
Năm
2014 Việt Nam truy tặng ông là “công dân danh dự” và cho ra mắt bộ sưu tập tem
bưu chính mang hình ảnh ông.
Kỷ niệm 150 năm sinh Yersin (1863-1943)
Người
Việt đã quá quen thuộc với những cái tên như Pasteur, Calmette và Yersin vì họ
đã từng sinh sống và làm việc tại xứ An Nam, tên gọi của Việt Nam hồi thế kỷ thứ
19. Tên của những bác sĩ này, cho đến ngày nay, đã trở thành những tên đường,
tên trường học và tên viện nghiên cứu tại nhiều thành phố trên khắp Việt Nam.
Lycée
Yersin (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) là một ngôi trường được khởi
công xây dựng năm 1927 và khai giảng năm 1935 là một kiến trúc đẹp và độc đáo của
Đà Lạt. Tại thành phố này, cũng mang tên ông còn có Công viên Yersin và một
ngôi trường thành lập năm 2004, Đại học Yersin.
Đó
là sự tri ân “không biên giới” của
người Việt đối với những người nước ngoài đã cống hiến cả đời cho đất nước Việt
Nam. Dù họ không mang quốc tịch Việt Nam nhưng người Việt vẫn coi như… đồng bào!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét