Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Chuyện bây giờ mới kể

Cuộc tấn công khủng bố, ngày 11 tháng 9 năm 2001, vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York là một vết thương không thể nào quên đối với người dân Mỹ và toàn thế giới.

Hồi 8 giờ 46 phút, chiếc máy bay dân sự đã đâm vào Tòa tháp phía Bắc. Hai nươi phút sau, một chiếc phản lực dân dụng tấn công Tòa tháp phía Nam. Vào lúc 9 giờ 37 phút, chiếc phi cơ thứ ba tấn công Ngũ Giác Đài, Tổng hành dinh của quân đội Hoa Kỳ.

Ngoài 3 phi cơ nói trên còn có một chiếc thứ 4 của hãng United Airlines, mang số hiệu Flight 93, đã bị rơi trong khi tiến tới mục tiêu là trung tâm quyền lực của chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm Tòa Bạch Ốc hoặc có thể là Điện Capitol tại Washington D.C.

May mắn là chuyến bay 93 đã bị rơi tại một cánh đồng thuộc vùng quê Pennsylvania với số hành khách và phi hành đoàn là 44 người đều tử nạn. Kết quả sau khi điều tra “Chiếc hộp đen” trên phi cơ, các chuyên gia kết luận đó là “một cuộc chiến đấu anh hùng của hành khách và phi hành đoàn trên tay hoàn toàn không có vũ khí”!

Họ đã tay không chống lại những tên khủng bố Al-Qaeda và câu chuyện đã được dựng lại với các chi tiết dưới đây:      

7:39-7:48, sáng ngày 11/9/2001- Những tên khủng bố lên máy bay tại Phi trường Quốc tế Newark. Chúng gồm 4 tên: Ahmed Alnami; Ahmed Ibrahim A. al-Haznawi; Ziad Samir al-Jarrah; và Saeed Alghamdi.

8:42 - Chuyến bay 93 cất cánh muộn 42 phút do phi trường lúc đó có quá nhiều phi cơ đang chờ cất cánh.

9:24 - Phi hành đoàn báo cáo phòng lái đã bị không tặc thâm nhập.

9:30 - Không tặc bắn chết một hành khách ngồi ở hạng thương gia khi ông này nói với vợ là phi cơ đã bị không tặc.

9:32 - Ziad Jarrah, tên không tặc đã qua một lớp huấn luyện phi công, đe dọa hành khách “Thưa quý vị, đây là phi công trưởng. Xin hãy ngồi yên. Chúng tôi có một quả bom trên máy bay. Hãy ngồi yên!”

9:35 - Jarrah chuyển sang chế độ lái tự động nhắm về hướng Washington, D.C.  

9:35–9:55 - Hành khách và phi hành đoàn gọi điện thoại cho thân nhân.

9:57 - Cuộc nổi loạn của hành khách bắt đầu. Băng ghi âm tại phòng lái ghi có tiếng la hét, đập cửa… Nữ tiếp viên chuẩn bị nước nước sôi để tấn công không tặc, có hành khách lại thủ một con dao làm vũ khí…

9:58 - Jarrah ra lệnh cho một không tặc chặn cửa vào phòng lái.

10:00 - Còn 20 phút cách mục tiêu nhưng những tên không tặc thấy là chúng không thể kiểm soát được tình hình trên máy bay. Jarrah hỏi một đồng đảng “Liệu chúng ta có nên đâm xuống đất không?”. Câu trả lời, “Chưa… Đợi khi nào chúng vào phòng lái ta sẽ kết thúc”.

10:01 - Những tên không tặc quyết định sẽ đâm xuống đất. Jarrah điều khiển phi cơ bay… chổng ngược và đâm đầu xuống một cánh đồng ở Pennsylvania với tốc độ 580 dặm một giờ! Lúc đó là 10 giờ 03 phút.

Hai mươi phút sau, tòa tháp thứ hai của Tòa Tháp Đôi tại New York sụp đổ. 

***

Bốn tên không tặc

Jason Dah, phi công trưởng chuyến bay 93



Cánh đồng nơi chuyến bay 93 rớt


Tưởng nhớ chuyến bay 93

Không ảnh khu Manhattan, chụp ngày 15.9.2001

Chùm ảnh cuộc tấn công Tòa Tháp Đôi

Tòa tháp Phía Nam của Tr.ung tâm Thương mại Thế giới khi bị sụp đổ

Cảnh sát và lính cứu hỏa thoát hiểm từ tòa nhà Phía Bắc

Marcy Border, một nạn nhân sống sót sau khi trú ẩn trong một văn phòng. Tháng 8 năm 2014 cô vị ung thư bao tử vì khói độc và ngày 24.8.2015 cô đã từ trần

Nhân viên cứu hộ di tản nạn nhân khỏi Tòa nhà Thưng mại Thế giới

Một chiếc xe của Cảnh sát New York nằm giữa đống đổ nát

Một phần của tòa nhà còn sót lại  sau khi bị đổ sập

Lính cứu hỏa sử dụng máy tầm nhiệt để hy vọng tìm thấy nạn nhân còn sống sót một ngày sau cuộc tấn công khủng bố

Không ảnh chụp sau khi Tòa Tháp Đôi sụp đổ. Địa điểm này được gọi là 'Ground Zero'

Lực lượng cứu nan gồm đủ các thành phần tại hiện trường

Chó của lực lượng cứu nạn cũng tham gia công việc tìm kiếm nạn nhân

Những người lính cứu hộ làm việc cùng chó nghiếp vụ tại hiện trường

Cảnh đổ nát của một văn phòng trong khu vực Tháp Đôi

Sau vu khủng bố, có đến hàng ngàn mẩu tin tìm người bị mất tích

Tờ rơi tìm thân nhân của vụ khủng bố

Thị trưởng New York, Rudolph Guiliani, trong buổi lễ tang cựu chỉ huy trưởng lực lượng cứu hỏa đã bỏ mình vì nhiệm vụ

Thân nhân của một lính cứu hỏa đã hy sinh tại Tòa Tháp Đôi

Một bức tượng đã được dụng lên để kỷ niệm những người đã hy sinh trong công tác cứu hộ

Một bức tượng bằng ánh sáng tại Ground Zero để tưởng niệm những nạn nhân của cuộc khủng bố

Hình tòa Tháp Đôi (chụp năm 1993)

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts