(Ghi
lại cảm xúc trong ngày Mùng 3 Tết Mậu Tuất, 2018)
Sau
những lời chúc vui ngày Tết nhưng sao tự nhiên tôi thấy buồn buồn vì một chuyện
thời sự xảy ra ở mãi tận Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đọc
trên FB, sáng Mùng 3 Tết có nhiều tin tức và hình ảnh về cuộc “nhảy đầm” của
các vị cao tuổi ngay trước Đài tưởng niệm vua Lý Thái Tổ. Điều này khiến tôi vừa
buồn lại vừa tức.
Mái đầu bạc trước tượng vua Lý Thái Tổ, Hà Nội
Ngày Mùng 3 Tết Mậu Tuất
Tượng
vua Lý Thái Tổ là nơi trang nghiêm, thế mà họ (những người lớn tuổi thuộc một
câu lạc bộ khiêu vũ nào đó) tụ tập tại đây, ăn mặc rất chỉnh tề để khiêu vũ
trong tiếng nhạc phát ra từ loa phóng thanh mở hết công suất.
Tôi
cũng thuộc lứa tuổi như họ nhưng không thể nào tin được họ đã chọn nơi đây làm…
sàn nhảy. Tôi không phản đối việc khiêu vũ với điều kiện tổ chức trong vòng bạn
bè, không có tính cách khoe khoang kiểu “trưởng
giả học làm sang” giữa chốn đông người.
Nói
cho ngay, họ chính là những người “già
không nên nết”. Lẽ ra họ phải là tấm gương cho con, cho cháu trong việc ứng
xử ngoài xã hội. Thể mà họ đem việc nhảy nhót diễn ra trước mắt những người qua
lại!
***
Ngày
Mùng 3 Tết cũng là Ngày kỷ niệm Cuộc chiến Biên giới Việt-Trung, 17/02/1979. Tượng
đài vua Lý Thái Tổ là nơi người ta dâng hoa để tưởng niệm những người đã nằm xuống
để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc tấn công bất ngờ của 600.000 quân bành trướng Trung
Quốc vào các tỉnh phía Bắc.
Tôi
còn giữ một tấm ảnh kỷ niệm, ghi lại bích chương “Cuộc triển lãm chiến thắng
quân Trung Quốc” chụp năm 1979 trước Nhà Hát Lớn Sài Gòn. Những người lớn tuổi
tổ chức “nhảy nhót xập xình” trước tượng đài vua Lý Thái Tổ vào đúng ngày “kỷ
niệm buồn” nghĩ gì?
Bích chương triển lãm “Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược”
(chụp trước Nhà hát lớn Sài Gòn năm 1979)
Tôi
nghĩ, nếu mình vì tuổi già sức yếu, không làm gì được cho Tổ Quốc, thì ít ra
cũng để những người khác bày tỏ lòng tri ân đối với những người đã hy sinh... “cho
Tổ Quốc đứng lên”.
Chuyện
buồn đầu năm là vậy.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét