Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Thái Lan du ký: từ Bangkok đến Pattaya

Các văn nhân, thi sĩ vẫn ham đi du lịch. Chateaubriand, Lamartine, Victor Hugo, Pierre Loti… khi đến Hy Lạp, La Mã hoặc Cận Đông, Viễn Đông… đều để lại cho nhân loại những tác phẩm có giá trị về văn chương và xã hội học. Ngay cả Paul Morgan và André Gide, cũng không chỉ nhằm mục đích thưởng ngoạn mà đã mang theo hành trang nhiều nỗi thắc mắc về thời cuộc, xã hội, chính trị.

Tại Việt Nam, Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười của Nguyễn Hiến Lê viết từ năm 1943 là thiên du ký có tính cách biên khảo, mang lại cho người đọc nhiều khám phá mới lạ về vùng đất phương Nam. Tôi hoàn toàn không có cao vọng như các danh nhân, xin chỉ ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe tại xứ người qua các du ký.

Không kể hai lần du học Hoa Kỳ vào năm 1971 và 1973, đất nước đầu tiên tôi đặt chân đến kể từ sau 1975 là Thái Lan, nơi chỉ dừng chân chỉ trong 2 ngày để làm thủ tục visa vào Mỹ năm 1993. Khi đó, lệnh cấm vận vẫn còn đang áp đặt nên chưa có cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Việt Nam nên phải đến Thái Lan làm thủ tục nhập cảnh Mỹ.

Để có visa nhập cảnh, sứ quán Mỹ ở Bangkok phỏng vấn riêng từng người (không biết đối với công dân các nước khác có phải qua thủ tục này không?). Vào năn 1993, nhờ chính sách ‘mở cửa’, số người Việt ra nước ngoài bằng con đường tham quan, du lịch đã bắt đầu nhưng vấn đề du lịch đối với người dân bình thường còn ở mức hạn chế.   

Nếu so với thời gian trước năm 1975, mức sống ở Thái Lan chỉ bằng hoặc kém hơn Việt Nam nhưng sau 18 năm khoảng cách đã ngày càng nới rộng. Trong khi Việt Nam tụt hậu sau 1975, Thái Lan vẫn tiếp tục phát triển và phát triển không ngừng về mọi mặt, từ cơ sở vật chất như cầu đường đến mức sinh hoạt của người dân. Điểm nổi bật là Thái Lan vẫn lái xe bên trái theo người Anh trong khi đa số xa lộ về đêm dùng đèn vàng chứ không sáng trưng như những nước tư bản khác.

Hoàng hôn ở Bangkok

Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm La, đây là tên gọi chính thức của nước này cho đến năm 1949. "Thái" trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". "Thái" cũng là tên của người Thái – sắc dân trong đó có khá nhiều người hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc vẫn lấy tên là "Xiêm". Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh ThailandThailand được dịch từ Prathet Thai với nghĩa là "nước Thái".

Năm 1283 người Thái đã có chữ viết. Sau đó họ mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc, cách Bangkok ngày nay khoảng 70 km). Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor của người Khmer. Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện (Myanmar) láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị hủy diệt ở thế kỷ 18. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin (không phải là Thủ tướng Thaksin của thời hiện đại!), đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (Thành phố của các thiên thần) làm kinh đô.

Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 10/12/1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp sau nhiều lần đảo chính, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là căn bản chính trị. Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường dân chủ.

Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể. Tuy nhiên, Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu và Nhật Bản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lý để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế, Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lăng và được hưởng thời gian hòa bình tương đối lâu dài trong suốt thời kỳ thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong cả Thế chiến thứ hai.

Phim ảnh của thế giới về Thái Lan cũng có rất nhiều bộ phim nổi tiếng. Vua Xiêm và Thiếp (The King and I) do tài tử Yul Bryner người Mỹ gốc Nga đóng là một trong những phim nổi tiếng tại Sài Gòn về vua Mongkut của Thái Lan. Sau này, các nhà làm phim thường chọn Thái Lan để thực hiện những bộ phim về chiến tranh Việt Nam vì một lý do rất đơn giản là ở Thái chi phí thực hiện rẻ hơn đồng thời làm phim ở đây tự do hơn ở Việt Nam. Về điểm này, Việt Nam thất thu một khoản ngoại tệ lớn: thua ngay tại sân nhà.

Vua Xiêm và Thiếp’... thời nay!

Người Thái gốc Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và nhiều dân tộc miền núi khác. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tị nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Tiểu thừa. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía Tây Nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác và hiện nay đã trở thành một mối đe dọa đối với sự an ninn chính trị của nước Thái. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai, phần đông theo Hồi giáo. Thiên Chúa giáo, chủ yếu là Công giáo La Mã, chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáo và đạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố.

Thế mạnh của Thái Lan là du lịch. Người Thái hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch bốn phương với phương châm ‘4S’: Smile - Sand - Sun - Sex. Riêng về mặt Sex, Thái Lan đã biết tận dụng lãnh vực này để moi tiền du khách trong khi khách sẵn sàng bỏ tiền ra để tìm những cảm giác lạ.

Trước hết, chúng tôi dạo chơi khu Patbong nổi tiếng trên đường Khao San. Hai bên đường chỉ toàn go-go-bar, đèn xanh đèn đỏ với những bảng hiệu bằng tiếng Anh rất hấp dẫn và gợi cảm như “Super Pussy”, “Pussy Collection”… Những cô gái ăn mặc ‘thiếu vải’ tràn ra đường mời chào khách ghé vào quán, cánh ‘cò mồi’ Thái luôn mồm quảng cáo bằng những câu tiếng Anh không thể nào tìm thấy trong sách văn phạm: “… Fucky, fucky, young, fucky…”.

Patbong

Cả một thế giới sex hiện ra khi khách bước vào trong quán mịt mờ khói thuốc, hơi người pha lẫn mùi nước hoa, son phấn. Tại đây, khách chủ yếu là đàn ông người phương Tây, họ uống bia Chang, một trong những loại bia nổi tiếng của Thái, trong khi thưởng thức những màn sexy show.

Một cô gái trình diễn màn strip tease, từ từ lột bỏ quần áo theo tiếng nhạc cho đến khi trên người không còn mảnh vải, cô uốn éo thân mình qua những động tác gợi dục… Nhưng đó chỉ là màn mời chào, câu khách ghé vào các go-go bar.

Màn trình diễn hấp dẫn nhất là của một cô gái từng trải, tuổi đời ngoài 30, nhưng vẫn còn những nét quyến rũ của một phụ nữ chín muồi. Trên sân khấu, cô có thể rút ra một chuỗi… dao cạo từ… cửa mình. Người xem há hốc mồm… thật dễ sợ, làm sao mà những dao cạo Gilette bén như thế lại có thể nằm ở nột nơi kín đáo của người phụ nữ? Có khách thốt lên một tiếng “Shit!” đầy kinh ngạc.

Cũng bằng pussy, cô gái này đùa dỡn với một chai coca cola với những động tác gợi dục theo tiếng nhạc. Bất ngờ, cô dùng cửa mình để khui nắp chai nước ngọt và một cô khác nằm ưỡn người hút hết sạch chai nước cũng bằng… cửa mình. Màn trình diễn đến đây chưa chấm dứt, trái lại chỉ mới bắt đầu bước vào ‘cao trào’.

Sau khi nằm hút hết chai coke bằng pussy, cô gái ngồi dậy, đút chai vào cửa mình trong tư thế ngồi xổm. Nước trong cửa mình cô chảy ra và lại làm đầy chai coca như ban đầu! Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khán giả tán thưởng nhiệt liệt. Tiếng la hét, huýt gió là phần thưởng cho ngành công nghiệp khai thác dịch vụ sex của Thái Lan. Họ đã đạt đến mức… thượng thừa.

Quảng cáo Sex

Chúng tôi đến khu brothel mà các cụ ta ngày xưa gọi là nhà thổ. Khách ngồi uống nước trước một sân khấu lớn bằng lồng kính. Bên trong lồng kính, các cô ăn mặc thật sexy để ‘bày hàng’ đón khách. Mỗi cô mang một số thứ tự riêng tựa như thi hoa hậu, khách chọn cô nào thì cứ nói số. Tôi chọn một cô tóc dài, nước da hơi ngăm ngăm điển hình cho người Thái.

Chỉ ít phút sau, tôi được dẫn vào một căn phòng có bồn tắm và cô tóc dài có trách nhiệm làm công việc vệ sinh, kỳ cọ cho tôi trong màn dạo đầu. Dù cô gái chỉ biết lõm bõm một vài câu tiếng Anh nhưng cô thừa thông minh để chiều khách. Ở đây, ‘khách hàng là thượng đế’. Xong công việc khách có thể ‘boa’ riêng cho người phục vụ.

Nhà thổ hoạt động một cách công khai, tại khu vực này cũng có bóng dáng cảnh sát để giữa gìn an ninh trật tự công cộng. Điều này cho thấy sự an ninh và việc vệ sinh phòng bệnh cũng là mối quan tâm hàng đầu của xã hội trong việc giữ uy tín cho nhà thổ cũng như bảo vệ du khách. Cảnh sát Thái Lan trang bị súng ngắn, mặc đồng phục màu xám, áo sơ mi bó sát, trông gọn gàng và có vẻ trẻ trung hơn công an ở Việt Nam.

Thật tình, khi bước vào phòng riêng với cô gái Thái tôi chỉ nghĩ đến việc… ‘trả thù dân tộc’, một thành ngữ trước đây những người Việt có dịp đến Mỹ thường liên tưởng mỗi khi có dịp ‘thưởng thức’ hoa thơm cỏ lạ xứ người.

Ở Thái thì trả thù ai? Tôi nghĩ đến những tên hải tặc người Thái, nước da ngăm ngăm, tung hoành trên vịnh Thái Lan trước những con thuyền ọp ẹp của người vượt biên. Tôi liên tưởng đến những cảnh hải tặc Thái Lan hãm hiếp đàn bà con gái Việt Nam. Không chỉ có vậy, sau khi thỏa mãn, chúng quăng xác nạn nhân xuống biển để phi tang… Xem ra, việc ‘trả thù dân tộc’ của tôi tại Thái trở nên quá hiền so với những gì hải tặc Thái gây cho những đồng bào của tôi!!!   

Nét đặc thù Thái

Trong chuyến đi thăm Hoàng Cung, tôi đã có dịp làm quen với cô gái Thái tên Thity Ban, một sinh viên mới tốt nghiệp đại học Hoàng gia Thái Lan. Tôi băn khoăn về hiện tượng sex show khá phổ biến ở Bangkok và đặt câu hỏi đây có phải là một đặc trưng văn hoá của người Thái? Thity Ban cho biết: "Sex show du nhập vào đất Thái qua con đường của lính Mỹ từ chiến trường Việt Nam sang nghỉ dưỡng”.

À ra thế. Trong những năm 60, để phục vụ cho cuộc chiến tranh Việt Nam, cách Pattaya không xa về phía Nam, người Mỹ đã xây dựng căn cứ quân sự Utapao lớn nhất Đông Nam Á. Ở đó có sân bay hạng nặng cho máy bay chiến lược B52 lên xuống, có căn cứ hậu cần, được coi là cái "dạ dày" của cuộc chiến tranh Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu giải trí của quân đội Mỹ sau những ngày đối mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt và tuyệt vọng, người ta đã cho xây dựng những quán bar đầu tiên ở Pattaya. Thế là cả một ngành công nghiệp sex hình thành tại Thái Lan cho đến ngày nay!.

Thật đáng buồn khi nhớ đến những năm đệ nhất và đệ nhị VNCH. Khi đó, Sài Gòn và Bangkok ở vào trình độ phát triển ngang nhau, chỉ khác một điều Việt Nam sống trong chiến tranh còn Thái Lan hưởng thanh bình. Thái Lan cũng là một trong những nơi lính Mỹ GIs từ Việt Nam sang nghỉ R&R (rest and recreation), thu hút một nguồn ngoại tệ khá lớn.

Cũng nhờ chiến tranh tại Việt Nam, Thái Lan trở thành một hậu phương lớn cho cuộc chiến tại Việt Nam. Ngoài việc tiếp nhận nguồn khách du lịch GIs, Thái Lan còn hình thành các căn cứ không quân của quân đội Mỹ để yểm trợ các hoạt động quân sự tại Việt Nam. Nổi bật nhất là căn cứ không quân Utapao được thành lập từ cuối thập niên 1960, B52 đã xuất phát tại đây để oanh tạc các địa điểm chiến lược của Hà Nội.

Năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 200 máy bay B52 và 3/4 số phi công B52 thuộc Bộ chỉ huy không quân chiến lược thực hiện chiến dịch mang bí danh Linebacker II đánh thẳng vào Hà Nội và Hải Phòng từ ngày 18 đến ngày 30/12. Pháo đài bay khổng lồ B52 D (kiểu cũ) được điều động từ căn cứ Andersen (đảo Guam thuộc Thái Bình Dương) và Utapao từ Thái Lan.

Tại các căn cứ ở Mỹ sử dụng loại B52 G và H nên phi công phải học chuyển đổi tay lái sang loại B52 D trong một thời gian rất ngắn. Thậm chí nhiều phi công phải học bằng cách tra tài liệu kỹ thuật ngay trên đường bay đi đánh phá các mục tiêu ở miền Bắc. Một phi hành đoàn B52 gồm 6 người, ngoài phi công chính và phụ còn có hoa tiêu radar, sĩ quan điện tử và xạ thủ súng máy…

***

Patbong không chỉ có các dịch vụ sex mà còn có chợ đêm từ 6 giờ chiều kéo dài đến 1, 2 giờ sáng. Chợ bày bán đủ loại mặt hàng ‘dỏm’: T-shirt ‘nhái’ các nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, cK… đĩa CD, DVD sao chép lậu, đồng hồ loại ‘Hồng Kông bên hông Chợ Lớn’, và dĩ nhiên không thiếu các mặt hàng kỷ niệm của Thái. Khách tha hồ mặc cả cho đến khi nào hai bên thuận mua vừa bán. Chợ đêm Patbong được coi là một trong những chợ trời lớn nhất nhì châu Á.

Ngoài sexy show, chúng tôi còn đến Greatest Elephant Show in the World để xem voi biểu diễn. Thái Lan là xứ nổi tiếng về voi và họ đã huấn luyện voi để phục vụ khách du lịch. Trận chiến hồi xưa người ta dùng voi thay ngựa. ‘Họa sĩ’ voi dùng vòi điều khiển cây cọ để cho ra những tác phẩn hội họa với những nét đủ màu. Voi có thể bước qua người những khán giả tình nguyện nằm dưới chân mà không hề bị dẫm đạp. Voi di chuyển những xúc gỗ nặng nề bằng vòi và có cả những chú voi cầu thủ đá bóng vào gôn! 

Elephant Show

Cũng có những hoạt cảnh James Bond diễn lại những pha sôi động như trong xinê: diễn viên đánh phá khu vũ khí của địch, bom đạn nổ tứ tung, người ta đu dây như Tarzan để vượt một khúc sông và cuối cùng là một cảnh hoành tráng, sào huyệt của địch bị nổ tung, khói lửa bay lên ngất trời! Khán giả ngồi xem cũng giống như xem diễn lại cảnh cao bồi trong phim trường Universal của Mỹ. 

Nhưng có lẽ hấp dẫn và nguy hiểm hơn cả là Crocodile Show. Diễn viên chính trong show này là những chú cá sấu hung tợn nhưng lại nem nép thuần phục những tiếng roi bằng que tre của người điều khiển. Màn hồi hộp nhất là cảnh người điều khiển đút đầu vào trong hàm cá sấu, con cá sấu nằm há mồm như bị thôi miên. Không biết điều gì sẽ xảy ra nếu hàm cá sấu đóng lại trong khi đầu của người biểu diễn vẫn còn nằm bên trong?

Crocodile Show

Nói chung, Thái Lan khai thác triệt để những thế mạnh của mình trong việc ‘moi tiền’ khách du lịch. Đồng tiền khách bỏ ra một cách ‘hoan hỉ’ vì đáp ứng được trí tò mò của họ. Chắc còn lâu ngành du lịch Việt Nam mới theo kịp Thái Lan nếu cứ làm ăn theo kiểu chụp giựt, ăn xổi ở thì!

***

Năm 1997, tôi trở lại Thái Lan. Chuyến đi Thái Lan lần này tôi có dịp đến Hoàng cung, những ngôi chùa Phật ở Bangkok, chợ đêm Patbong. Nổi bật nhất là đến thành phố biển Pattaya. Đây là một thành phố nằm bên bờ biển phía Đông bên vịnh Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 165km về phía Đông Nam, thuộc tỉnh Chon Buri. Pattaya mỗi năm thu hút khoảng 5 triệu du khách, một con số khiến các thành phố du lịch khác phải thèm thuồng.

Tiền thân của Pattaya là một làng chài nhỏ ven biển nhưng ngày nay, nó trở thành phố biển nổi tiếng khắp thế giới bởi một dịch vụ đặc biệt gọi là "sex-show". Chính phủ Thái Lan cũng như chính quyền địa phương đã cho phép khai thác và tạo điều kiện phát triển các dịch vụ về sex như một đặc trưng của thành phố, và của cả Thái Lan.

Diễn viên chuyển đổi giới tính trong “Tiffany Show”

Cũng như Patbong ở Bangkok, Pattaya có những show biểu diễn sex và đặc biệt hơn nữa là những show ca nhạc của những người đã chuyển đổi giới tính (transex). Bản thân vũ công sinh ra là những người đàn ông nhưng họ nhờ phẫu thuật để có bộ ngực của nữ giới, và bộ phận sinh dục nam cũng biến mất khi họ mặc những bộ đồ tắm!

Chương trình Tiffany Show không cho chụp ảnh, quay phim vì họ có bán băng video. Tuy nhiên, tôi cũng tìm cách chụp được một tấm ảnh kỷ niệm khi diễn viên ra bên bìa sân khấu! Sau buổi trình diễn còn có màn ‘giao lưu’ giữa các diễn viên và khán giả bên ngoài rạp hát. Khán giả có thể chụp hình chung với diễn viên với điều kiện chi tiền ‘tip’ 2 đôla cho mỗi tấm hình chụp! Đó cũng là nghệ thuật moi tiền của người Thái!

Thật tình mà nói, tôi vẫn có cảm giác ‘không được thoải mái’ khi đứng cạnh những diễn viên này, có lẽ mình không thuộc ‘gu’ thích ‘trai giả gái’ và các loại ‘gay’. Chắc chắn trong số những vũ công ở đây nhiều người sau show diễn đã đi riêng với khán giả thuộc loại đồng tính…

Người đẹp này trước đây là... nam giới

Pattaya còn có trò nhảy dù do canô kéo, một môn thể thao thoạt mới nhìn có vẻ nguy hiểm nhưng khi đã thử rồi mới thấy an toàn và thích thú. Khác du lịch được tập trung trên một chiếc tầu, có nhân viên lo việc mặc áo phao và đeo các thiết bị nối liền với dù cho khách. Khi đã chuẩn bị xong sẽ có móc kéo từ trên canô mở hết tốc lực chạy vòng ra biển. Dù gặp gió bay lên cao vút.

Chỉ trong vòng vài phút khách thấy mình lơ lửng trên không trung và nhìn xuống bên dưới là một màu nước biển xanh ngát. Cảm giác là mình đang nhảy dù nhưng khác ở chỗ được dây trên canô giữ lại một cách an toàn. Đây là một trò cảm giác mạnh nhưng những người thử một lần đều thấy thích thú…

Chuẩn bị... nhảy dù

Phút bàng hoàng trong giây lát qua nhanh, vịnh Siam dưới tầm mắt bốn bề mênh mông sóng nước. Nhưng chỉ 3 phút bay lượn trên bầu trời, du khách sẽ tiếp đất về với đời thực. Chi phí 300 baht (120.000 VNĐ), tính ra chi phí cho mỗi phút bay lượn hết 100 baht. Rõ ràng, ít có trò chơi nào, dẫu xa xỉ đến đâu, cũng không đến nỗi tốn kém như vậy.

Nếu bạn bay 3 vòng, giá chỉ còn 800 baht, khuyến mãi mà! Giá cả này đã được thông báo trước đó rất lâu nhưng ai cũng chỉ háo hức một lần được thử cảm giác đó, có lẽ chỉ trừ những người yếu tim. Một chi tiết nhỏ nhặt nhưng cũng cần ghi lại: trong khi bạn đang lơ lửng trên không trung thì ở dưới đất nhóm dịch vụ nhiếp ảnh cũng cật lực làm việc.

Họ chào hàng bằng tấm hình đẹp nhất của bạn đang nhảy dù trên biển, mua hay không là quyền của bạn. Thường thì đa số du khách sẵn sàng bỏ tiền ra mua tấm hình để kỷ niệm giây phút tìm cảm giác mạnh. Dịch vụ chụp ảnh cũng ‘ăn theo’ dịch vụ nhảy dù trong một guồng máy khép kín của công nghiệp du lịch Thái Lan. Việt Nam sau này cũng có trò nhảy dù do tầu kéo tại các bãi biển nhưng chắc chắn không bằng Thái Lan với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ này.

Nhảy dù
(ảnh do dịch vụ chụp hình cung cấp)
  
***

Bangkok có thể so sánh với Hồng Kông và Singapore về phát triển kinh tế trong khu vực. Ngoài ra Bangkok còn nổi tiếng bởi sự đa dạng, phong phú của ẩm thực và các khu mua sắm giá rẻ. Lẩu Thái là món đặc biệt của xứ sở Nụ Cười. Mỗi bàn ăn đều có hệ thống dẫn gas để nấu lẩu, đây là loại nước dùng vừa chua vừa cay, được nấu chung với các loại hải sản, các loại rau và ăn chung với bún. Lẩu Thái hiện nay đã có mặt tại nhiều quán ăn ở Sài Gòn. Món ăn Thái Lan luôn luôn có vị cay nên sẽ rất ‘khoái khẩu’ đối với những khách thích ớt, vừa ăn vừa xuýt xoa, nhất là người miền Trung! 
 
Phuket là hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á nằm ở miền nam Thái Lan, và cũng là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất Thái Lan. Nếu như Phuket nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp thì thành phố biển Pattaya lại thu hút du khách qua các hoạt động vui chơi giải trí có tại đây. Có thể nói, đây là một trong những thành phố biển cao cấp.
 
Bên cạnh đó, Chiang Mai là đầu tàu cho toàn bộ sự phát triển của vùng Bắc Thái Lan với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nơi đây còn bảo tồn rất nhiều di tích, công trình văn hóa nghệ thuật như Wat Chiang Mai, Doi  Suthep, công viên voi, rừng rậm Chiang Mai… Ngày nay Chiang Mai đã thực sự trở thành một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai từng đến Thái Lan, đặc biệt với những người muốn tìm hiểu rõ hơn về văn hóa Thái.

Xe taxi Tuk-Tuk

Có lúc đứng giữa Bangkok tôi tưởng chừng như sống trong mơ: rời khỏi Việt Nam bằng con đường chính thức với đầy đủ giấy tờ… chỉ trước đó vài năm tôi đã vượt biên chỉ mong đến được trại tỵ nạn trên đất Thái chứ không dám nghĩ mình sẽ có ngày đứng giữa thủ đô Bangkok! Đó cũng là chuyến ra nước ngoài đầu tiên của tôi sau khi Sài Gòn thất thủ.

Trở lại Thái Lan vào năm 1997 tôi mang tâm trạng khác hẳn: thuần túy là một du khách nên có dịp enjoy tất cả những thú vị mà nền du lịch Thái Lan mang đến cho du khách. Ngay từ lúc ra khỏi phi trường để lên xe buýt về khách sạn, các cô gái Thái chào đón khách bằng vòng hoa lan quanh cổ với câu Xawadi kha! (Xin chào quý khách) nghe như tiếng chim hót. Thái Lan vốn nổi tiếng về hoa lan, đi đến đâu cũng thấy hoa lan là món trang trí phổ biến. 

Thật tình mà nói, phụ nữ Thái kém xa phụ nữ Việt. Tuy nhiên, họ có những ‘thế mạnh’ mà ở Việt Nam không có: sự niềm nở tận tình khiến khách du lịch có cảm tưởng họ sẵn sàng ‘chiều’ tất cả những gì khách yêu cầu. Đó là nghệ thuật câu khách của người Thái và đó cũng là lý do tại sao Thái Lan thành công trong lãnh vực du lịch.

***

(Trích Hồi Ức Một Đời Người – Chương 9: Thời hội nhập)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

  1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
  2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
  3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
  4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
  5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
  6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
  7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
  8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
  9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ) 
Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

***

3 Comments on Multiply

penseedl wrote on Nov 26, '10
nguyenngocchinh said “Thật tình, khi bước vào phòng riêng với cô gái Thái tôi chỉ nghĩ đến việc… ‘trả thù dân tộc’, một thành ngữ trước đây những người Việt có dịp đến Mỹ thường liên tưởng mỗi khi có dịp ‘thưởng thức’ hoa thơm cỏ lạ xứ người. Ở Thái thì trả thù ai? Tôi nghĩ đến những tên hải tặc người Thái, nước da ngăm ngăm, tung hoành trên vịnh Thái Lan trước những con thuyền ọp ẹp của người vượt biên. Tôi liên tưởng đến những cảnh hải tặc Thái Lan hãm hiếp đàn bà con gái Việt Nam. Không chỉ có vậy, sau khi thỏa mãn, chúng quăng xác nạn nhân xuống biển để phi tang… Xem ra, việc ‘trả thù dân tộc’ của tôi tại Thái trở nên quá hiền so với những gì hải tặc Thái gây cho những đồng bào của tôi!!!”
Tác giả không thể so sánh như đã viết ở trên được!. Bốn chữ "trả thù dân tộc" của kẻ đi "mua hoa" là một kiểu cười đùa trên nỗi đau của các cô gái Việt đã bị hải tặc Thái lan hãm hại. Nhiều nạn nhân sống sót đến nay vẫn chưa hết kinh hoàng và thù hận, thì đoạn viết này của tác giả như khơi dậy nỗi đau của những người xấu số.
Thái độ để trả thù bọn người đã gây ra đau thương cho phụ nữ VN là tẩy chay nước Thái, không đi du lịch xứ sở đó, đừng nói chi tới việc đi sex tour để "trả thù dân tộc"!.

nguyenngocchinh wrote on Nov 26, '10
penseedl said “Thái độ để trả thù bọn người đã gây ra đau thương cho phụ nữ VN là tẩy chay nước Thái, không đi du lịch xứ sở đó, đừng nói chi tới việc đi sex tour để "trả thù dân tộc" !.
Tôi tôn trọng ý kiến của chị. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không có ý 'cười đùa trên nỗi đau của các cô gái Việt đã bị hải tặc Thái Lan hãm hại'. Nếu đoạn viết trên có khơi lại nỗi đau của những người xấu số thì người viết thành thật xin lỗi vì hoàn toàn bài viết này không nằm trong mục đích đó.
Là người Việt nói chung và người đàn ông Việt nói riêng, không ai có thể làm ngơ trước những cảnh đau thương của thời vượt biển. Chúng ta đều uất hận cho nên việc dùng cụm từ 'trả thù dân tộc' cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó.

chackadao wrote on Nov 27, '10, edited on Nov 27, '10
doi nguoi chi song co mot lan, nguoi di du lich nhieu co hoi song hon mot lan vi tiep xuc duoc voi nhieu nen van hoa, mot rong tam nhin
do vay, khi di du lich nen co cai nhin rong mo, dung so sanh, dung phe phan… nguoi viet bai nay, di day di do rat nhieu, di nhieu nhung o lai khong nhieu nen cai nhin van tham duom cai nhin cua mot nguoi viet nam, hoac nguoi nay da tren do tuoi thanh nien.
cam on ban da chia xe ky niem du lich thai land

1 nhận xét:

  1. Cam on anh da viet bai viet nay co kem hinh anh va thong tin lien quan den lich su.
    Anh qua la nguoi co trinh dang nguong mo.
    Chuc anh co nhieu chuyen du lich thu vi hon va viet nhieu hon nua.
    Kinh

    Trả lờiXóa

Popular posts