Tôi
đã từng đến Đảo quốc Sư tử nhiều lần, kể từ năm 1995, mỗi lần đều có những lý
do riêng. Năm nay, trở lại Singapore vì một lý do phải nói là rất riêng tư và tế
nhị, đúng vào dịp 30/4, ngày Sài Gòn đổi chủ và cũng sau một Tháng 4 gia đình
tôi gặp nhiều chuyện không được may mắn cho lắm.
Để
giải tỏa sự xui xẻo, con gái út đề nghị tôi làm một chuyến đến Singapore với
gia đình cháu, trước nhất là thư giãn, sau đó là để quên đi những nhọc nhằn của
cuộc sống. Sang Sing lần này không phải là du lịch mà để tìm một nơi yên tĩnh
cho tâm hồn, giảm stress và cũng mong tìm lại được trạng thái cân bằng.
Trước
khi đi, tôi đã giao hẹn với con gái là sẽ để tôi dành nhiều thời gian ở đây cho
chính mình, tạm quên đi những chuyện buồn đã qua để tìm lại cân bằng cho cuộc sống
trước mặt. Một người con ở Úc sẽ về để “thế chỗ” cho tôi, cùng với người con ở
VN sẽ phụ trong việc chăm sóc mẹ.
Tôi
cũng hiểu, bản thân mình ở VN thực sự cũng chẳng giúp gì nhiều trong tình hình
hiện tại của gia đình. Cũng may là tôi có đến 3 cô con gái nên chia nhau gánh
vác mọi chuyện trong việc chăm sóc mẹ. Thế là tôi khoác balô lên đường, “travel
light”!
Khởi hành từ phi trường Tân Sơn Nhất ngày 30/4/2019
Singapore
Airlines có cung cách phục vụ hành khách khác hẳn với những hãng hàng không đồng
nghiệp (và cũng là đồi thủ cạnh tranh) đến từ VN. Quả thật, Sing luôn luôn đi
trước Việt cho dù ngày xửa ngày xưa cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã có lần nói
Singapore chĩ mong được như… Sài Gòn!
Đến
phi trường Changi tôi gặp một chuyện “không hay” tại cửa Immigration. Nhân viên
phụ trách sau một hồi bấm bàn phím cho biết sẽ có người dẫn tôi đến một quầy
khác cách đó không xa.
Tại
quầy này, nhân viên di trú cũng kiểm tra qua bàn phím chừng 2 hay 3 phút rồi mới
lấy dấu tay của tôi vào máy! Hình như tôi trùng với một người nào đó trong
“black list” nên họ cần kiểm tra kỹ hơn! Một “quan tham” người Việt chẳng hạn.
Chắc
dạo gần đây có nhiều quan chức VN bỏ nước, “vượt biên” qua Singapore trốn tội nên
họ phải kiểm tra kỹ hơn… “thà bắt lầm hơn
bỏ sót”! Nhưng thôi, đó là trách nhiệm của họ, mình là “cây ngay” nên không
sợ “chết đứng”.
Báo
hại con gái và cháu ngoại chờ dài cổ đón bố và ông ngoại ở phi trường Changi cả
tiếng đồng hồ! Lúc đó đã vào nửa đêm ngày 30/4, một chuyến bay nhiều ý nghĩa… lịch
sử và cũng nhiều chuyện không được như ý!
Tôi
cũng đã có một chuyến bay “đáng nhớ” từ Melbourne về Sài Gòn vào đúng 11/9,
ngày Tòa Tháp Đôi ở New York bị khủng bố. Tuy nhiên, chuyến bay Melbourne – Sài
Gòn hôm đó bay đúng đúng đường về Sài Gòn chứ không chuyển hướng theo lệnh của…
không tặc!
***
Cảm
tưởng đầu tiên khi “Come back to…
Singapore” năm nay tôi thấy không có gì đặc sắc, có lẽ “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Ấy thế mà lúc về đến nhà mới
thấy nhiều thay đôi.
Con
rể tôi đang ở Seoul lo công việc nên nhà chỉ có 3 mẹ con nhưng sinh hoạt vẫn
bình thường. Mẹ đi làm ở hãng dầu khí Total của Pháp, hai đứa con đi học cùng
trường trung học nhưng hình như chúng đã khôn lớn hẳn lên, chững chạc hẳn ra và
rất ý thức được trách nhiệm của mính.
Nhất
là đứa cháu gái, bây giớ đã là một “trợ lý” đắc lực cho mẹ trong sinh hoạt hàng
ngày trên Đảo quốc Sư tử. Ngày xưa, người ta cứ cho con trai là quý… nhưng thời
buổi này mới thấy, con gái lại là chỗ dựa vững chãi của các bậc làm cha mẹ.
***
Buổi
sáng ra balcon ngồi ăn sáng tôi thấy phong cảnh Singapore từ đây không khác gì năm
ngoái. Cũng vẫn đường chân trới là những tòa cao ốc ở phía xa, nhìn gần thì thấy
một góc là những buildings vây quanh.
Bữa ăn sáng đầu tiên tại nhà
Tuy
nhiên, may mắn là vẫn còn có một khoảng không gian với cây xanh bao phủ những
căn nhà mái ngói. Tuyệt đối không thấy mái tôn và những thùng chứa nước bằng
inox trên mái như Sài Gòn ngày nay.
Đó
là đặc điềm của nét thiết kế đô thị Singapore. Điều này xem ra nhỏ nhặt, ít ai
để ý nhưng lại là một đề tài lớn cho những người có trách nhiệm xây dựng một
thành phố với nhiều màu xanh thân thiện giữa những khối bê tông lạnh lùng khi… “chẳng đặng đừng”.
“Gardens by the Bay” là một ví dụ điển
hình của một đảo quốc nằm ven bờ vịnh lại ở ngay trung tâm
Singapore. Đây là một công viên rộng trên 100 hecta với những hệ thực
vật thiên nhiên kết hợp hài hòa với những cây nhân tạo khổng lồ mà tôi có dịp đến
thăm năm ngoái.
Đất
nước mà ngày xưa người Việt ở miền Nam gọi là Tân Gia Ba đã tạo dựng một môi
trường sinh thái hài hòa giữa cây xanh và những kiến trúc bêtông-sắt thép. Bên cạnh đó là một hệ thống phục vụ công cộng và giải trí.
Cũng như Việt Nam, ngày 1/5 ở Singapore là ngày Lễ Lao Động nên được coi như ngày nghỉ chính thức.
Thế là một
gia đình nhỏ gồm 3 thế hệ kéo nhau đi ăn trưa tại một tiệm Tầu có tên là Din
Tai Fung.
Sing
là đất người Trung Hoa (chứ không phải là Trung Quốc) chiếm đa số nên phải “nhập gia tùy tục”. Chính người Hoa Lục
khi đến Singapore vẫn cảm thấy mình là du khách dù nguồn gốc vẫn là người Trung
Hoa. Hơn nữa người ta vẫn thường đề cao khẩu hiệu “Ăn cơm Tầu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật Bàn, đi xe Huê Kỳ”.
Tiệm ăn Tầu ở Singapore
Din
Tai Fung phục vụ khách ăn theo phong cách riêng của người Singapore. Khi bạn lấy
số thứ tự, nhà hàng sẽ cung cấp một bản thực đơn để gọi món. Ngồi ngoài chờ cho
đến khi đèn báo số của bạn và được người phục vụ dẫn vào nhà hàng đến tận bàn
đã được sắp xếp trước.
Sau
đó, lần lượt các món sẽ được dọn ra theo list mà bạn đã chọn trước. Xem ra,
cách điều hành này rất khoa học mà lại không mất nhiều thì giờ chờ đợi để được
an tọa và thưởng thức các món ăn.
Đây
là một vài món mà chúng tôi lựa chọn… không biết đích xác tên của từng món
nhưng đại khái là… ăn được.
Món rau xào và gỏi… theo phong cách Singapore
Món
dưới đây giống như bánh bao nhỏ nhưng trong nhân là cua (có hình con cua bên cạnh
để lưu ý khách). Trong nhân lại có một chút nước sốt nên phải gắp vào muỗng rồi…
đưa vào miệng. Cẩn thận khi gắp… rất dễ bị thủng lớp vỏ bọc và nước sốt chảy
ra. Nghề ăn cũng lắm công phu thật!
“Bánh bao cua”… hấp xửng!
Đội
ngũ nhà bếp của Din Tai Fung thật hùng hậu:
Và
đây là những khuôn mặt “rạng rỡ” trước khi ăn:
Một gia đình gồm 3 thế hệ đi ăn cơm Tầu
Biết
bố ngày xưa thích hát karaoke nên khi ăn xong con gái đề nghị cả nhà đến The
Cathay. Nơi đây có một karaoke shop do người Đại Hàn làm chủ.
Thoạt
đầu chỉ đăng ký hát có… 2 bài hát thử chơi cho biết. Sau đó, “thừa thắng xông lên”… đăng ký tiếp 30
phút.
Korean Karaoke... có thể trả tiền theo từng bài... mỗi bài 1 đô la Sing!
Danh sách bài hát có cả nhạc Việt ngoài các bản tiếng Anh, tiếng Hoa,
Philippines, Indonesia, Malaysia… và dĩ nhiên cả tiếng Hàn!
Nam thanh nữ tú ngồi chờ đăng ký hát hò…
***
Thế
là xong một ngày nghỉ Lễ Lao Động 1/5 tại Singapore và cũng là ngày “chạy trốn”
khỏi 30/4/1954, ngày Sài Gòn… đổi chủ!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét