CBD
là chữ viết tắt của Central Business
District, tạm dịch là Khu Trung tâm Thương mại. Tại những thành phố mà tôi
có dịp đi qua như ở Úc và Singapore đều có những CBD. Trong khi đó, ở Anh, Mỹ,
Canada… người ta chỉ dùng City
Center/Centre hay đơn giản hơn là Downtown
để chỉ những CBD
Tại
Sài Gòn, Quận 1 được coi là một CBD, nơi đây quy tụ những văn phòng làm việc của
các công ty lớn, cơ quan ngoại giao, ngân hàng, cửa hàng sang trọng, trung tâm
giải trí… Nói chung là “trái tim” của một thành phố.
Ở
Singpare thì hơi khác. Rất gần nơi gia đình con gái tôi ở (chỉ vài phút đi bộ)
là Orchard Road, con đường mà người ta vui vẻ “rút hầu bao” hay “cà thẻ”
để mua sắm nhưng lại không được gọi là CBD. (Năm nay đường Orchard thông báo
ngay trên mặt lề đường bảng “Cấm hút thuốc”… nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 200 đến
1.000 đô-la Sing).
Để
đi làm hàng ngày đến CBD, con gái tôi phải đi bus hoặc MTR (Mass Transit
Railway - xe điện ngầm) qua nhiều trạm. Cái tiện lợi trong việc sử dụng hai
phương tiện công cộng này là việc dùng một thẻ cho cả hai, xe bus cũng được và
xe điện ngầm cũng OK.
Dùng
xe bus phải cà thẻ 2 lần: lúc lên và lúc xuống để hệ thống điều hành đo lường
được khoảng đường di chuyển và trừ tiền trong thẻ. Nghe nói cũng có người “tiết
kiệm” bằng cách cà thẻ xuống xe nhưng lại không xuống… như vậy sẽ bị trừ ít tiền
hơn!
Thẻ xe bus và MTR
Thời
buổi công nghệ thông tin khiến người ta sống thoải mái hơn nhưng cũng có người
“qua mặt” cả máy móc. Họ không nghèo tiền… nhưng lại “khôn vặt” trong những việc
gian lận nhỏ nhặt như vậy!
***
Tháng
4 năm nay, công ty Dầu khí Total, nơi con gái tôi làm việc, vừa dọn về Frazers
Tower trên đường Cecil trong khu CBD. Đây là một tòa nhà 38 tầng, Total chiếm tới
5 tầng lầu.
Lẽ
ra tôi không định đến đây vì đã tính nằm nhà để relax… Khổ nỗi, máu “giang hồ vặt” vẫn còn trong một ông già
đã ngoại thất tuần nên quyết định theo chân con gái để biết nơi làm việc mới của
con và cũng tiện thể khám phá khu CBD.
Mô hình Frasers Tower đặt trong tòa nhà
Quầy tiếp tân của Total vào sáng sớm
Căng tin của Total
Góc làm việc của con gái
Trước
khi vào sở làm, hai bố con ghé Ya Kun Kaya Toast ở CBD để ăn sáng. Có lẽ đây là
một trong những mạng lưới cửa hàng ăn lâu đời nhất tại Singapore, mở cửa đón
khách từ năm 1944.
Ở
đời có những sự trùng hợp ngẫu nhiên, năm ngoái tôi đã có lần đi ăn sáng với
con rể tại Ya Kun trên con đường mua sắm nổi tiếng Orchard. Năm nay, tại Ya
Kun, tôi ăn sáng với con gái ở CBD, cũng vẫn những món ăn sáng truyền thống của
người Singapore.
Người sáng lập Ya Kun trong hình trên tường và người đứng
chụp ké sao giống nhau thế?
Các
món chính ở Ya Kun bao gồm bánh sandwich nướng (toast) có kẹp pho-ma, trứng luộc
để trong đĩa tựa như món hột gà la-cóc trụng nước sôi ở ta… thức uống có trà gừng
và dĩ nhiên phải có cà phê hoặc sữa nóng. Thật đơn giản nhưng lại ngon miệng và
khách ngồi ăn tại chỗ hoặc “take away” về nơi làm việc.
Xếp hàng ăn sáng
Con
gái vào Frazers Tower làm việc, hẹn 11g bố con gặp nhau ăn trưa. Tôi dành thì
giờ rảnh để “cưỡi ngựa xem hoa”, khám
phá CBD. Đa số là văn phòng các công ty, ngân hàng… nhưng nghe nói cũng có vài
sứ quán các nước đặt tại đây.
Bên
cạnh đó là những dịch vụ “ăn theo” số nhân viên văn phòng tại CBD như shopping
mall, tiệm ăn và cả những nhà thờ cũng như nơi thờ tự của các tôn giáo.
Đến
giờ ăn trưa hai cha con gọi Grab đến Chinatown ăn cơm gà Hải Nam. Thật ra đi bộ
cũng gần nhưng giữa trưa nắng nóng nên cách tốt nhất để đến Maxwell Food Centre
là bằng taxi.
Trung
tâm ẩm thực Maxwell khá rộng với khoảng vài chục cửa hàng phục vụ đồ ăn, thức uống
Á Đông dọc hai bên, ở giữa là những bàn để khách có thể ngồi bất cứ chỗ nào còn
trống sau khi tự mua tại các cửa hàng. Ờ đây hoàn toàn không có nhân viên phục
vụ, ngoại trừ những người dọn dẹp sau khi khách rời bàn.
Maxwell Food Centre, Chinatown
Năn
ngoái, gia đình tôi có ghé Maxwell để tìm đến tiệm cơm gà Hải Nam Tian Tian
Hainanese Chicken Rice theo lời giới thiệu của một người bạn. Đáng tiếc là khi
đến đây, không hiểu vì sao tiệm cơm gà này lại đóng cửa.
Thế
là năm nay hai cha con nhất định tìm đến cơm gà để “kiểm chứng” lời khen của bạn.
Thật tình, theo tôi thì cơm gà Tian Tian cũng chỉ xếp hạng trung bình nếu so với
cơm gà Sài Gòn ở chợ An Đông hay chợ Tân Định.
Cơm
gà Tian Tian bị “mất điểm” một phần là vì bầu không khí nóng bức, ô hợp, thiếu không
gian riêng tư để thưởng thức. Được cái giá cả bù lại: một đĩa cơm gà nhỏ giá
3,5 ($ Sing), cỡ trung $4,5 và cỡ lớn $5,5. Ấy thế mà một đĩa rau xào lại lên tới
$3,5… ngược lại với Sài Gòn!
Một đĩa cơm gà nhỏ: $3.50
Một đĩa rau xào cũng $3,50
Cảnh ăn uống ở Maxwell Food Centre
***
Thôi thì người ta “ăn để mà sống” chứ ít ai… “sống để mà ăn”!
Ăn
trưa xong bố con chia tay cơm gà: con về văn phòng tiếp tục làm việc còn bố thì
bắt Grab về nhà… để relax, enjoy the privacy!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét