Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Từ dịch Corona nhìn lại Cúm Tây Ban Nha


“Spanish Flu” bộc phát từ tháng 1/1918, kéo dài đến tháng 12/1920, nên còn được gọi là “Spanish Flu 1918”. Vào thời ký đó, chế độ kiểm duyệt thời chiến vẫn còn đang hiệu lực nên những tin tức về bệnh dịch xảy ra tại Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ và các nước khác rất hạn chế.

Có thể nói, “bí mật quân sự” là một trong những nguyên nhân khiến dịch cúm thường bị bưng bít khiến thông tin về cúm chỉ được tiết lộ một cách nhỏ giọt. Điều này đã gây trở ngại lớn cho các nhà khoa học và dịch tễ học trong việc nghiên cứu bệnh dịch.

Nhưng tại sao lại có tên “Spanish Flu” (Cúm Tây Ban Nha) mà không phải là tên nước nào khác? Người ta cũng nghi ngờ bệnh dịch xuất phát tận Trung Hoa nhưng dịch cúm cuối cùng lại mang tên Tây Ban Nha cũng chỉ vì… Vua Alfonso thứ 13 của nước này cũng bị… mắc dịch! Thế cho nên, đặt “nick name” là “Dịch cúm Tây Ban Nha” cho tiện việc sổ sách!

Tuy nhiên, cái tên này tạo một ấn tượng sai lầm là xứ sở bò tót chắc bị dịch nặng lắm. Kể ra thì cũng oan cho Tây Ban Nha. Ngày nay, chẳng nước nào muốn dính vào cái tên chết chóc của bệnh dịch nên người Hoa không hài lòng với cái tên “Corona Vũ Hán” hay “Chinese Virus” cho lắm!

Cúm Tây Ban Nha có tầm ảnh hưởng lây nhiễm đến khoảng 500 triệu người trên khắp thế giới. Con số thống kê không chính thức cho thấy có từ 50 đến 100 triệu người đã chết vì cúm. Con số này chiếm tới 5% dân số thế giới vào thời điểm đó.

Thật khủng khiếp, số tử vong còn cao hơn số người chết vì bom đạn trong Thế chiến thứ nhất 1914-1918 xảy ra trước đó. Cúm giết người một cách nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Người ta kể lại, tại Mỹ, nhiều người thoạt đầu chỉ thấy “khó ở”, thế mà sau một đêm thức dậy thấy trong người không được thoải mái và ngay trên đường đi đến sở làm họ đã gục ngã. Có nhiều ca, người bệnh chết trước khi hiểu được tại sao mình lại phải… đột ngột qua đời!

Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 cướp đi sinh mạng của gần 700.000 người Mỹ, trong đó có Frederick Trump, ông nội của đương kim Tổng thống Mỹ. Ngày 29/5/1918, khi đang đi dạo cùng con trai, ông Frederick đột nhiên cảm thấy rất yếu và qua đời ngay ngày hôm sau ở tuổi 49.

Trước đó, ngày 28/9/1918, giới chức thành phố Philadelphia cho phép 200.000 người tham gia cuộc diễn hành gây quỹ cho phe Đồng minh trong Thế chiến thứ nhất, bất chấp cảnh báo của cơ quan y tế về một kẻ thù vô hình.

Chỉ trong vòng 72 giờ sau cuộc diễu hành, tất cả giường bệnh tại Philadelphia đều chật kín bệnh nhân bị nhiễm cúm Tây Ban Nha. Hơn 12.000 người chết trong 6 tuần, tức là cứ 5 phút thì có một người qua đời. 20.000 người Mỹ chết trong vòng 6 tháng vì đại dịch này.

Những con sốt thật khủng khiếp: 400.000 người thiệt mạng ở Pháp; 300.000 người chết ở Brazil (trong đó có cả Tổng thống Rodrigues Alves); 250.000 người qua đời ở Anh, 50.000 người chết ở Canada. Tại Ấn Độ, số nạn nhân lên tới 17 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số.

Triệu chứng của cái chết thật đơn giản, nhưng cũng thật khủng khiếp. Người mắc cúm chỉ bị sốt và khó thở. Thiếu oxy nên khuôn mặt có vẻ nhợt nhạt nhưng bên trong phổi đã bị xuất huyết. Họ còn thường bị chảy máu cam và cảm thấy buồn nôn.

Khác với những dòng virus trước đó, virus cúm Tây Ban Nha H1N1 tấn công con người thuộc mọi lứa tuổi. Có nghĩa là già, trẻ, lớn bé đều có thể mắc phải và dẫn đến cái chết bất ngờ trong tiếp xúc với xã hội!

Cũng vì thế, ngày nay với đại dịch Corona người ta phải áp dụng một trong những cách thiết thực nhất là “Social Distancing”, cách ly từng cá nhân với xã hội xung quanh để tránh lây nhiễm và cũng để bảo vệ bản thân trước sự đe dọa của Coronavirus.

Chúng ta vẫn nuôi hy vọng trong những giờ… tuyệt vọng! Hy vọng những tiến bộ của y học sẽ tìm ra một lối thoát trước “ngõ cụt” đang đợi ở phía trước! Phàm là người ai chẳng nuôi hy vọng?

Một thế kỷ trước Cúm Tây Ban Nha là một bài học “xương máu”. Bây giờ là thế kỷ 21, bài học đó sẽ giúp nhân loại tự tin hơn trong cuộc chiến với dịch bệnh.

***

Vua Tây Ban Nha, Alfonso thứ 13, cũng bị mắc dịch cúm nên Spanish Flu mang tên nước ông

Những ca bệnh đầu tiên trong năm 1918

Những ca bệnh đầu tiên trong năm 1918 tại khu cấp cứu, Trại Funston, Kansas

Bệnh nhân cúm Tây Ban Nha nằm la liệt trong các bệnh viện dã chiến

Tỷ lệ tử vong lên rất cao

Những bệnh nhân cúm được điều trị tại bệnh viện ở Washington năm 1918

Lực lượng cảnh sát cũng phải mang khẩu trang tại Seattle (1918)

Bệnh nhân cúm sử dụng ống thở

Ống thở được dùng để hỗ trợ người bệnh

Y tá bịt khẩu trang trong khi làm việc (New York)

Nhân viên văn phòng bịt khẩu trang tại New York

Hình ảnh cho thấy hành khách bị từ chối lên xe khi không mang khẩu trang (Washington)

Công nhân vệ sinh cũng phải mang khẩu trang khi làm việc tại New York

Nhân viên xịt thuốc chống cúm tại Luân Đôn

Xịt thuốc trên phương tiện công cộng tại Luân Đôn (1920)

Hai phụ nữ nói chuyện qua khẩu trang trong cơn dịch cúm (1918)

Chơi khúc côn cầu và trọng tài cũng phải mang khẩu trang phòng dịch (1918)

***
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts