"Hôm nay đi Chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương…”
Những
câu thơ của Nguyễn Nhược Pháp trong bài Chùa
Hương thể hiện ý thơ “tự sự” của một cô gái ngây thơ, trong trắng, chưa “lấm
bụi trần”. Thơ làm từ năm 1935, xuất hiện trong tập thơ Ngày Xưa, với những lời ước thật… nên thơ:
“Ngun ngút khói hương
vàng,
Say trong giấc mơ
màng
Em cầu xin Giời Phật
Sao cho em lấy chàng”
Hơn
80 năm sau, chùa Hương với động Hương Tích thơ mộng của thời Nguyễn Nhược Pháp
đã “biến mất” để thay vào đó là những cảnh bát nháo của thời @. Lễ hội Chùa
Hương, diễn ra từ ngày 6 Tết kéo dài hết tháng 3 âm lịch, là dịp du xuân mang
tính cách “tâm linh” của người Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Đâu
còn những cảnh chùa Hương thơ mộng của cô gái ngây thơ ngày nào và thay vào đó
là những hoạt cảnh rất “đời thường” được pha trộn giữa tín ngưỡng và mê tín, giữa
trần tục và linh thiêng của “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”?
Chùa Hương thời @
Theo
Vietnamnet, “Trong số 7.966 lễ hội lớn nhỏ
rải rác khắp mọi miền Tổ quốc, theo kết quả thống kê năm 2009, miền Bắc chiếm
đa số. Hầu hết các lễ hội đều diễn ra vào mùa xuân, nhiều nhất là vào tháng
Giêng”.
Ngoài
những lễ hội mang tính cách “thuần túy văn hóa vùng miền”, người ta còn nhắc đến
các lễ hội lai căng, bát nháo, vô trật tự, dã man, bạo lực… như “Bắt lợn ông cầu” (Mùng 5 Tết tại Phú Thọ),
“Đả cầu cướp phết” (Mùng 7 Tết tại Vĩnh
Phúc), “Lễ hội chém lợn” (Bắc Ninh)…
“Lễ hội chém lợn”, làng Ném Thượng, bắt
nguồn từ một truyền thuyết xưa: tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng
núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hàng năm người dân mở
hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.
Tại
lễ hội này, con heo bị chém trước sự hiện diện “thích thú” của hàng nghìn người.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã kêu gọi người dân làng Ném Thượng
không nên duy trì tục chém lợn vì cảnh tượng thật “dã man”… nhưng không được
dân làng hưởng ứng (!).
Tại
lễ hội này năm 2015, dù Tổ chức Động vật châu Á lên tiếng phản đối mạnh mẽ và
các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam can thiệp nhưng các cụ bô lão làng
Ném Thượng vẫn kiên quyết khai đao chém lợn ngay giữa sân đình.
Năm
2016, kịch bản chém lợn có phần khác đi. Đúng giờ ngọ, tiếng kêu eng éc rất lớn
của hai “ông ỉn” cất lên và bị hai “đao thủ” âm thầm hành quyết trong một địa
điểm được vây kín. Không còn cảnh “máu me ghê rợn” trước mặt khán giả như trước.
Thay vào đó là những vệt máu còn đọng lại trên thanh đao sau khi hành quyết.
Có
người tự hỏi, về ý nghĩa, tục lệ này muốn nhắc lại một giai đoạn hào hùng của lịch
sử… nhưng về hình thức, có nhất thiết phải nhắc lại từng chi tiết chém lợn với
đầm đìa máu me, dù máu đó là của động vật, không phải từ con người?
Theo
nhà Phật, cái tâm “ác” luôn được thể hiện qua những hành động “ác”. Người Việt
chúng ta có tâm “thiện” hay “ác”? Hình như cái tâm đó cũng bị ảnh hưởng bởi môi
trường hiện tại trong một đất nước được mô tả là “hòa bình” sau một cuộc chiến
tranh kéo dài 30 năm?
Rõ
ràng là ngày nay cái “ác” ngày một lấn át cái “thiện”. Người ta sẵng sàng đổ
máu, thậm chí đến độ phải hy sinh mạng sống của mình chỉ vì chuyện “không đâu”.
Chỉ một cái nhìn “đểu”, một “va quẹt” trên đường cũng đủ làm “ngòi nổ” cho một
cuộc ẩu đả, đâm chém mất hẳn tính “người”!
Lễ hội Chém Lợn năm 2016
Không
riêng gì Miền Bắc, tại Miền Nam ngày nay cũng có hiện tượng lẫn lộn giữa tín
ngưỡng và mê tín. Khu “du lịch tâm linh” Quan âm Phật đài ở ven biển thành phố
Bạc Liêu là một ví dụ điển hình.
Tại
đây có tượng Bồ tát Quan Thế âm cao 11 m đứng uy nghi nhìn ra biển Đông được
người dân miền Tây gọi là "Mẹ Nam Hải".
Dưới chân tượng là một không gian khoáng đãng với sân rộng lát gạch bông rất
đẹp mắt.
Ngày
Tết, Phật tử từ các nơi đổ về đây hành hương, đó là điều “thiện” đáng khuyến
khích. Tuy nhiên, khoảng sân rộng dưới chân tượng đã biến thành một bàn thờ lộ
thiên, ngổn ngang những đồ cúng lễ. Trong số khách hành hương hầu như mỗi người
có một “bàn thờ riêng” trải bằng giấy báo, bịch nylon và “bát nhang” chính là
trái cây cúng hoặc chai nước…
Cảnh
tượng bát nháo trên sân chẳng khác nào một phiên chợ. Người ta đi lại và nếu
không chú ý sẽ dẫm lên “bàn thờ” của người khác. Có người ngao ngán, lắc đầu
trước cảnh “chợ-chùa”, chợ họp để “buôn thần, bán thánh”. Rõ ràng là Phật Bà
Quan Âm ở trên cao nhìn xuống cũng thấy thương cho chúng sinh đang ngụp lặn
trong bể khổ…
Ngổn ngang… chợ - chùa!
Kark
Marx nổi tiếng với câu nói “Tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân”. Khi ông có nhận xét như vậy, tôi nghĩ, ông không
thể hình dung được tại một nước xa xôi như Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
ngày nay “tín ngưỡng” nói chung và “mê tín” nói riêng lại có thể có những “biến
tướng” qua hình thức “hối lộ thần, thánh” của cả quan chức lẫn người dân!
Bằng
chứng là tại những ngôi chùa vốn trang nghiêm người ta nhét cả tiền lẻ vào tay
tượng Phật, tượng La Hán… ngay cả đến con rùa đội bia đá tiến sĩ trong Văn Miếu
cũng bị “mua chuộc” bằng những đồng tiền lẻ. Rõ ràng là sự tôn sùng các biểu tượng
linh thiêng vẫn được giữ nguyên nhưng “cái tôi” của người “hối lộ” vẫn nổi bật.
Cần
tiền thì cúng tiền, khấn vái to nhỏ những điều mình ước muốn và hứa hẹn sẽ trở
lại “tạ lễ” khi điều ước của mình thành sự thật. Người ta mù quáng tin vào câu
tục ngữ “Có thờ có thiêng, có kiêng có
lành”.
Nếu
những điều “linh thiêng” được “mua chuộc” bằng quà “hối lộ”, tôi nghĩ, những
nhân vật linh thiêng đó chắc sẽ lắc đầu ngao ngán trước sự “biến dạng” của tín
ngưỡng sang “mê tín”. Đạo nào cũng chỉ ra một “con đường” để các tín đồ đi
theo, không bao giờ khuyến khích tín đồ “hối lộ” để được tốt hơn cho bản thân
mình.
Mọi
người đều bình đẳng trước tôn giáo. Anh thắp 3 nén hương, tôi chỉ thắp có một
nén không có nghĩa là tôi không được hưởng phúc bằng anh. Chị khấn vái thật to
cũng không có nghĩa là những lời chị thốt ra sẽ được Trời Phật chứng giám. Tôi
khấn thầm trong bụng vì tôi mong những đều mình ấp ủ được chính tôi nghe thấy,
không cần những người chung quanh biết đến…
Có Trời Phật nào chứng giám?
Quy
luật thị trường là “Có cầu thì ắt có
cung”. Chưa bao giờ nghề sản xuất “hàng mã” lại làm ăn khấm khá như ngày
nay. Tôi thấy mọi người dùng tiền thật để mua hàng giả nhiều hơn ngày xưa!
Toàn
bằng giấy! Người ta làm những căn biệt thự nguy nga; những hình nhân xinh đẹp;
những chiếc BMW, Lexus, Lamborghini bóng lộn… rồi vàng ròng còn được làm thành
từng thỏi, tiền đô la cả xấp, toàn giấy $100…
Tất
cả những món quà đó đều được đốt cho người cõi âm. Người dương thế thích món
nào thì đốt tặng cho người khuất mặt món đó. Âu cũng một hình thức “hối lộ”
tình cảm của người sống với người chết. Biết đâu chừng, những món món quà đó lại được người quá cố dùng làm của
“hối lộ” cho kẻ khác ở trên thiên đàng hay dưới địa ngục (?).
Đám
ma ngày nay mỗi một khi diễn qua phố luôn để lại sau lưng không phải là sự tiếc
thương của mọi người mà chỉ là tiền bạc, vàng mã rải trên khắp nẻo đường dẫn đến
nghĩa trang. Cũng lại là một hình “thức hối lộ” y như trên trần thế: rải tiền
trên đường với cảnh sát giao thông để mua lấy hai chữ “bình an” cho cuộc hành
trình về bên kia thế giới!
Hóa
ra người ta, vô hình chung, đã làm phiền đến cộng đồng khi xả rác một cách công
khai trên đường phố! Người ta đã đốt, đã
phung phí tiền thật qua hàng mã để trước là “hối lộ” sau là giúp người thân ở
thế giới bên kia được sung sướng.
“Sung
sướng” chỉ là một khái niện chủ quan của người sống. Không thể nào chuyển sự
sung sướng cho người đã khuất. Có chăng chỉ là niềm sung sướng của người sống
đã bày tỏ sự thương nhớ của mình… theo cách của mình!
Điều
khẳng định là tục lệ đốt vàng mã không có liên quan gì đến tinh thần của đạo Phật
vì lẽ đơn giản đạo Phật là con đường của “giác ngộ” chứ không mê tín. Thượng tọa
Thích Huệ Phước (Huế) cho rằng tục đốt vàng mã không phải là văn hóa dân tộc Việt
Nam và càng không phù hợp với tinh thần Phật giáo.
Trong
một xã hội có sự suy thoái về đạo đức, rất dễ bị đánh đồng giữa tín ngưỡng và
mê tín. Điều này càng rõ nét ở miền Bắc trong suốt giai đoạn từ 1954-1975 theo
chủ nghĩa duy vật, cán bộ thường khai lý lịch trong phần tôn giáo là “không”
cho phù hợp với đường lối của Đảng [3].
Chính
những thành phần này trong giai đoạn “hậu-1975” lại là những người có biểu hiện
tín ngưỡng và mê tín một cách thái quá. Người ta thường nói “Bảo hoàng hơn Vua” là vậy.
Bao giờ mới hết những cảnh này?
(Cúng Phật tại chùa với vàng mã mê tín)
(Cúng Phật tại chùa với vàng mã mê tín)
***
Chú
thích:
[1]
Tham khảo Vietnamnet, http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/du-lich/289472/nhung-le-hoi-doc-la-cua-mien-bac-trong-thang-gieng.html
[2]
Nguyên văn của Karl Marx: “Tôn giáo là tiếng
thở dài của chúng sanh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái
tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần, tôn giáo
là thuốc phiện của nhân dân.” Lời mở đầu trong “Phê phán triết học pháp quyền của Heghen”, 1843-1844, NXB Sự Thật
Hà Nội, 1962, trang 5-7.
[3] Ở thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ miền Bắc nghiêng hẳn về duy vật nhưng sau 1975 lại quay phắt 180 độ sang duy tâm, một bước ngoặt “khủng khiếp” từ tín ngưỡng sang mê tín một cách mù quáng. Lễ hội “Khai ấn đền Trần” tại Nam Định với sự tham dự của các viên chức nhà nước là một ví dụ điển hình.
[3] Ở thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ miền Bắc nghiêng hẳn về duy vật nhưng sau 1975 lại quay phắt 180 độ sang duy tâm, một bước ngoặt “khủng khiếp” từ tín ngưỡng sang mê tín một cách mù quáng. Lễ hội “Khai ấn đền Trần” tại Nam Định với sự tham dự của các viên chức nhà nước là một ví dụ điển hình.
Theo Nguyễn Xuân Diện, “… Nhà nước đã tự đánh mất đi cái vai trò của mình trong việc giáo dục truyền thống, về những trang sử vẻ vang hào hùng của đời nhà Trần… Người ta nhìn vào lễ hội đền Trần chỉ thấy một sự lộn xộn, một sự quảng bá cho một niềm tin mê lầm, rằng ấn đền Trần có thể mang lại cho người ta sự thăng quan tiến chức.”
Tham khảo thêm về Lễ hội này tại http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/12/le-khai-en-tran-linh-thieng-hay-lua-loc.html.
***
Tham khảo thêm về lễ hội Khai ấn đền Trần tại http://miscellaneous-land.over-blog.net/article-khai-n-n-tr-n-phat-n-d-m-c-u-may-u-n-m-98422659.html
Trả lờiXóa