Người Phương Tây
thường nói “Cái gì của Caesar hãy trả lại
cho Caesar...” với hàm ý mọi sự rồi sẽ cũng trở về với trật tự vốn có của
nó.
Sau 3 năm, 1 tháng
“lưu vong” về đền thờ Đức Thánh Trần tại số 86 Võ Thị Sáu, phường Tân Định... nửa
khuya ngày 16/3/2022 lư hương tại tượng đã trở về vị trí trước đó tại công viên
Mê Linh nhìn ra Sông Sài Gòn.
Theo báo Tuổi Trẻ “... việc cung thỉnh lư hương về an vị dưới tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại công viên Mê Linh đã hoàn tất, chuẩn bị cho lễ khánh thành “Dự án chỉnh trang công viên Mê Linh và công viên bến Bạch Đằng”. Đây là một dự án sửa chữa và tôn tạo khu vực này với tổng chi phí 32,5 tỷ đồng, tức khoảng 1,4 triệu đô la”.
Toàn cảnh Công viên Mê Linh và Bến Bạch Đằng
Trang Facebook Phuc
Tien Tran Huu tường thuật: “Lúc 12 giờ
khuya [hôm 16 Tháng Ba] sau khi chứng kiến lễ dâng hương, cúng kiến rất thành
kính [tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo] với sự hiện diện của Chủ tịch thành phố
Sài Gòn Phan Văn Mãi và nhiều viên chức khác cùng đại diện nhà thầu và các
công nhân xây dựng.”
Về lư hương mới,
Facebooker Mạc Van Trang (có tick xanh) xác nhận đúng là lư hương cũ được cẩu từ
Đền thờ, có điều được làm sạch bóng chứ không cũ kỹ như một số người nghi ngờ
(?). Lư hương nặng khoảng 2.000kg, bên trong chứa đầy cát trắng được lấy về từ
Nha Trang.
Vụ trả lại lư hương
dưới chân tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo diễn ra chỉ sau ít ngày Thủ tướng
Phạm Minh Chính đến Khánh Hòa ngày 13/3/2022 để dâng hương tưởng niệm liệt sĩ Gạc
Ma sau 34 năm và chỉ đạo huyện đảo Trường Sa phải trở thành “trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển
của cả nước.”
Ông Phạm Minh Chính cũng là nhân vật hiếm hoi trong các lãnh đạo chóp bu của chính quyền dâng hương tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma, một sự kiện có liên quan đến “Trung Quốc xâm lược.”
Tượng Đức Thánh Trần
do họa sĩ Phạm Thông (1943 – 2016) tạo tác, được xây dựng từ năm 1966 – 1967.
Đây chính là tượng đài Trần Hưng Đạo đầu tiên trên cả nước. Bức tượng cao 6
mét, được thiết kế theo hình tượng lưu truyền trong sử sách.
Chính quyền Thành
phố cho cẩu lư hương với lý do “để ngăn cản
người dân thành phố tụ tập đông người!”. Lư hương bị di dời vào ngày
17/2/2019 và đó cũng là ngày một số nhân sĩ trí thức sẽ đến đốt nhang tại tượng
nhân ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới với Trung Quốc 17/2/1979.
Cũng vào dịp này, trước khi lư hương bị cẩu đi, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một tập hợp các trí thức yêu nước, có kế họach thắp nhang tưởng niệm niệm các liệt sĩ và đồng bào hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới tại chân tượng Đức Thánh Trần.
Sau khi bị công luận
và cư dân mạng phản đối về biện pháp cho cẩu lư hương đi, bà Bí thư Quận 1 Trần
Kim Yến được truyền thông trong nước dẫn lời là việc dời lư hương trước tượng Đức
Thánh Trần là hết sức “bình thường” và “hợp lý” vì việc thờ phụng cần đặt ở
đình, đền, chùa để trang nghiêm hơn.
Trước đó, bà Phó chủ
tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố phụ trách văn hóa xã hội Nguyễn Thị Thu đã ký
quyết định dời lư hương vào ngày 15/1/2019. Một tháng sau, bà Thu bất ngờ qua đời!
Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND Tp. HCM phụ trách văn hóa xã hội, qua đời ngày 20.2.2019
Cái chết của bà Thu
có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên có liên quan đến yếu tố tâm linh rất khó
giải thích. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có lý do để nhiều người đặt câu hỏi liệu
có sự liên quan nào giữa cái chết của bà và quyết định di dời lư hương hay
không?
Các cụ ta ngày xưa
thường khuyên con cháu: “Chuyện tâm linh
không phải là trò đùa”, nhất là đối với một anh hùng dân tộc đại thắng quân
Nguyên và đã được Phong Thánh như Trần Hưng Đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét