Miến Điện (tên tiếng Anh là Burma) là một
quốc gia được thành lập năm 1943 từ một thuộc địa của Anh, thời kỳ Nhật Bản chiếm
đóng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 4/1/1948, Miến Điện hình thành
Liên bang Myanmar, có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái
Lan.
Quốc kỳ Miến Điện
Trước đó, năm 1947, ông Aung San trở thành
Phó chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Miến Điện bị các đối thủ chính trị ám sát. Người
con gái của ông, bà Aung San Suu Kyi, được kỳ vọng sẽ là người lãnh đạo hành
trình đến với dân chủ sau thời kỳ độc tài quân sự từ cuộc đảo chính năm 1962.
Quốc kỳ Myanmar
Con đường đấu tranh của bà Suu Kyi ghi dấu ấn
quan trọng vào năm 1988, khi bà từ Anh quay về Myanmar để chăm sóc người mẹ bị
bạo bệnh. Myanmar thời điểm đó đang trong cảnh rối ren, phong trào biểu tình diễn
ra rầm rộ nhằm phản đối sự cầm quyền của quân đội và tình trạng kinh tế khó
khăn.
Tháng 8/1988, bà Suu Kyi có bài phát biểu trước nửa triệu người tại chùa Shwedagon ở thủ đô Rangoon (sau đổi tên thành Yangon), kêu gọi thành lập chính quyền dân sự. “Là con gái của cha tôi, tôi không thể dửng dưng trước toàn bộ những điều đang xảy ra”, bà Suu Kyi tuyên bố trước những người ủng hộ.
Cuộc đấu tranh của bà Suu Kyi trải qua muôn vàn khổ ải do sự quản thúc của chính quyền. Ngay cả lúc người chồng của bà cận kề cái chết ở Anh vào năm 1997 vì bệnh ung thư, bà Suu Kyi vẫn quyết định không rời khỏi Myanmar vì lo sợ sẽ bị chặn đường quay về quê hương.
Có những thời điểm bà được thả ra nhưng lại nhanh chóng quay về với sự giam cầm vì những lý do khác nhau. Chính trong hoàn cảnh đó mà bà đã có những câu nói truyền cảm hứng cho nhiều người và giúp bà trở thành biểu tượng cho quyết tâm tìm đến tự do, dân chủ của Myanmar: “Ngục tù duy nhất là nỗi sợ và tự do duy nhất là tự do khỏi nỗi sợ”.
Bà được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991, Giải Jawaharlal Nehru của chính phủ Ấn Độ cùng Giải thưởng Simón Bolívar của chính phủ Venezuela vào năm 1992. Năm 2007, chính phủ Canada công nhận Suu Kyi là công dân danh dự của Canada, bà là người thứ tư có được vinh dự này.
Bà Aung San Suu Kyi
Nổi tiếng tại Myanmar còn có ông U Thant
(1909-1974), một nhà ngoại giao và là Tổng Thư ký thứ ba của Liên Hiệp Quốc từ
năm 1961 đến năm 1971. Ông người châu Á đầu tiên giữ chức vụ này. Có thể nói,
Myanmar là một đất nước hiền lành và nhiều có nhiều điều thú vị.
Cựu Tổng thư kỳ Liên hiệp quốc U Thant (1909-1974)
Cả đàn ông và phụ nữ ở quốc gia này đều mặc
trang phục truyền thống là váy “longyi” mà ta quen gọi là “xà rông”. Đàn ông
thì buộc tà váy ở phía trước, còn phụ nữ thì gấp tà ở bên hông. Người Myanmar
thật sự cảm thấy rất thoải mái với chiếc váy này, họ xem như chiếc máy điều hòa
nhiệt độ giữa thời tiết nắng nóng.
Đàn ông, đàn bà đều mặc “xà-rông”
Một số dân Myanmar vẫn sử dụng tay phải để
bốc thức ăn, họ cho rằng tay trái dùng để vệ sinh cá nhân nên không được dùng.
Cơm được vo thành nắm và ăn với các loại thức ăn đi kèm.
Ăn bốc… bằng tay phải
Nhai trầu cũng là một thói quen và là sở
thích hàng ngày của người Myanmar, vì thế bạn sẽ nhìn thấy các cửa hàng bán trầu
có ở khắp mọi nơi trên đất nước này. Tại Myanmar, người lớn tuổi dùng nhiều trầu
nhất. Với họ hàm răng đỏ là niềm tự hào.
Ăn trầu
Năm mới là kỳ nghỉ lễ lớn đối với người
Myanmar. “Thingyan” còn được biết đến là lễ hội té nước, thường diễn ra giữa
tháng 4. Vào ngày này, khắp nơi kể cả ngân hàng, nhà hàng, cửa hiệu đều đóng cửa.
Trong lễ hội, người ta thường té nước vào nhau để rửa sạch những điều không may
mắn và tội lỗi của năm trước.
Lễ hội... té nước
Gần đây báo chí lại nói đến những hình thức
đầu tranh cho tự do – dân chủ khi quân đội bất ngờ thực hiện vụ đảo chính, bắt
giữ bà Aung San Suu Kyi. Bình luận về tình hình bạo lực trong biểu tình tại
đây, Ngoại trưởng Singapore, Vivian Balakrishnan, cho rằng việc quân đội sử dụng
vũ khí đối với người dân là “nỗi hổ thẹn
của đất nước”.
Biểu tình tại Myanmar
Kể từ khi cuộc đảo chính nổ ra, cư dân ở
các trung tâm đô thị như Yangon đã tổ chức ''cacerolazos'', vốn là một cách đập
xoong nồi vào mỗi buổi tối như một hành động tượng trưng để xua đuổi tà ác. Họ
sử dụng hình thức này như một phương tiện để bày tỏ sự phản đối quân đảo chính.
Một cách đấu tranh mới đầy sáng tạo của người dân Myanmar là cho hàng trăm con lật đật xuống đường. Nội dung của thông điệp này: hễ bị ném xuống thì lại đứng dậy, nghĩa là không bao giờ đầu hàng chính quyền độc tài quân sự!
Con lật đật cũng tham gia biểu tình
Một số người khác đã chọn xăm các dòng chữ
như "Tự do vượt qua sợ hãi"
(Freedom from Fear) hay "Cách mạng
mùa xuân" (Spring Revolution) trên cơ thể của mình. Một số khác thích
xăm chân dung lãnh đạo đã bị lật đổ như như bà Suu Kyi hoặc biểu tượng của
phong trào với bàn tay giơ lên 3 ngón.
Hình xăm của người biểu tình
Ba ngón tay phản đối
Sau khi rải hình Tổng tư lệnh quân đội dưới
đường để đạp lên, treo xà rông cùng đồ lót buộc binh lính phải dọn dẹp nếu
không muốn chui qua, nay họ vừa nghĩ ra cách tẩy chay các thương hiệu lớn, ngoại
quốc hợp tác với quân đội và chính quyền quân sự, trong đó có cả Trung Quốc.
Người Myanmar cho rằng y phục che nửa dưới của nữ giới là thứ gây ô uế, có thể hút mất vận may của đàn ông. Những binh sĩ quân đội đặc biệt tin vào quan niệm mê tín đó. Thế là dân treo xà-rông, thậm chí cả quần lót phụ nữ… để cản đường cảnh sát có ý định tấn công người biểu tình.
Biểu tình bằng cách treo quần áo của phụ nữ và dẫn đạp lên hình ảnh tướng lãnh đảo chính
Ngoài ra, người dân còn bày tỏ sự tức giận
đối với lãnh tụ quân phiệt, tướng Min Aung Hliang, khi treo hình ông ta chung với
quần lót. Tấm hình có gạch chéo hoặc vứt xuống đường để đạp lên, hoặc viết thêm
chữ “sát nhân”, “Hỡi nhà độc tài, hãy biết
xấu hổ. Chúng tôi sẽ không tha thứ cho ông”.
Quân đội dẹp những chướng ngại vật treo quần áo phụ nữ
Phụ nữ cũng nắm một vai trò quan trọng
trong các vụ biểu tình. Htun Palal Yadanar là một trong những người nổi tiếng ở
Myanmar tích cực tham gia biểu tình trong suốt một tháng qua. Á hậu 23 tuổi này
theo học tại Đại học Y dược ở Yangon và quen thuộc với người hâm mộ các cuộc
thi sắc đẹp trong nước nhờ tham gia nhiều đấu trường nhan sắc và giành được một
số thành tích ấn tượng.
Cách mạng… “xà-rông”
Theo tôi, một trong những hình ảnh gây nhiều
xúc động nhất là những “bà bầu” đứng trước biểu ngữ “Stop burning our babies'
futures” (Hãy
chấm dứt việc đốt hại tương lai những đứa con chúng của tôi!). Một lời kêu gọi
không phải chỉ thốt ra từ người mẹ mà cả đứa con trong bụng!
“Hãy chấm dứt việc đốt hại tương lai những đứa con chúng của tôi!”
Bỏ qua chuyện chính trị, thế giới hoàn toàn
bất ngờ với các hình thức đấu tranh “thiên
hình vạn trạng” của người dân Myanmar mói chung và phụ nữ nói riêng. Điều
đáng ngạc nhiên là một nước có diện tích còn nhỏ hơn tiểu bang Texas của Hoa Kỳ
thế mà có những ý tưởng độc đáo trong việc tranh đấu cho Tự do – Dân chủ.
* Facebook: https://www.facebook.com/nguyen.chinh.589/posts/10214983393856555
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét