Điều đáng tiếc là mãi đến thế kỷ thứ 19 mới có máy chụp
hình cho nên chúng ta không có hình ảnh thật sự của những công trình trước
đó được xây dựng ra sao.
Với việc phát minh máy ảnh, ngày nay chúng ta có những
hình ảnh của các công trình nổi tiếng thế giới để tìm hiểu công việc xây dựng từ thế kỷ thứ 19 trở
về sau này. Cũng nhờ máy ảnh, chúng ta có thể so sánh từ
tiến trình xây dựng
ngày xưa cho đến khi hoàn thành ngày nay. Quả là một bước tiến
vĩ đại của khoa học kỹ thuật!
Chúng
tôi chọn 14 công trình nổi tiếng thế giới từ thế kỷ thứ 19 để
đi vào những thông tin chi tiết. Dù khen
hay
chê, dù ủng
hộ hay phản đối, những công trình này đã đi vào thế giới nghệ thuật của thế kỷ thứ 19.
***
1. Tượng thần Tự do (Thành phố New York, Hoa Kỳ)
“Statue
of Liberty” là
món quà của nước Pháp dành cho Mỹ trong cuộc Cách mạng ở Hoa Kỳ. Nhà điêu khác người Pháp, Frédéric Auguste Bartholdi, bắt đầu bức tượng với cánh tay mặt vào năm 1875, toàn thể bức tượng có
chiều cao 46m và nếu tính từ bệ tượng là 93m.
Bức tượng được tháo rời thành nhiều phần trước khi được
chuyên chở sang Mỹ. Công việc ráp tượng tại Mỹ phải mất đến 9 năm mới hoàn
thành. Ngày 28/10/1886 tượng được khánh thành tại đảo Liberty, Tổng thống Hoa Kỳ
Grover Cleveland chủ tọa buổi lễ với “hoa giấy” (confetti) lần đầu tiên được thả
xuống đất như tuyết rơi!
***
2. Tháp Eiffel (Paris, Pháp)
Thật khó có thể tưởng tượng ngày nay Paris lại không có
tháp Eiffel. Thoạt đầu, nhiều người không tin là có thể dựng một ngọn tháp giữa thủ đô nước Pháp.
Nhiều người còn phản đối sự hiện diện của một ngọn tháp bằng thép sẽ làm xấu đi
hình ảnh của Paris thơ mộng.
Tháp
Eiffel, nguyên thủy có tên là “Tháp 300
mét” (Tour de 300 mètres) được khánh thành năm 1889 nhân dịp “Triển lãm thế
giới” và cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Chiều cao thực sự của tháp
là 325m khi gắn thêm cột ăng-ten trên đỉnh.
Bất chấp sự phản đối của một số người, tháp đã được khánh
thành ngày 15/3/1889. Eiffel đã trở thành ngọn tháp nhân tạo đầu tiên với độ
cao vượt qua Kim tự tháp của Ai Cập xưa.
Hai kỹ sư Maurice Koechlin và
Émile Nouguier phụ trách phần thiết kế. Họ là những kỹ sư làm việc cho công ty mang tên “Compagnie des
Établissements Eiffel” và ngọn tháp mang tên của người
sáng lập công ty, Gustave
Eiffel.
***
3. Cầu Tháp Luân Đôn (London, Vương quốc Anh)
Tower Bridge là một công trình kết hợp cầu treo với cầu
nâng, có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua sông Thames tại Thủ đô Luân Đôn.
Cây cầu được hoàn thành năm 1894, cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm
trong địa phận thành phố. Cầu thường hay bị nhầm lẫn với Cầu Luân Đôn (London
Bridge) nằm cách nó không xa.
Một ủy ban nghiên cứu được thành lập vào năm 1876 do A.J.
Altman làm Chủ tịch. Hơn 50 thiết kế được đề cử, nhưng mãi đến năm 1884, thiết
kế của Horace Jones mới được phê chuẩn. Cầu có chiều dài 82,3m, chiều cao 65m
được thông xe ngày 30/6/1894 sau thời gian xây dựng kéo dài 8 năm.
***
4. Cầu Manhattan (Thành phố New York, Hoa Kỳ)
Cây
cầu treo Manhattan được xếp vào một trong những nơi thu hút khách du lịch đến
chiêm ngưỡng tại New York. Họ đến để chụp hình một trong những công trình xây dựng
nổi tiếng nhất nằm ở phía đông nước Mỹ.
Chiếc
cầu dài 448m, cao 102m nối liền vùng Lower Manhattan với trung tâm Brooklyn. Được
xây dựng với trên 30.000 tấn thép, trị giá 22 triệu USD… nhưng phải mất 11 năm
để hoàn thành vào năm 1912.
***
5. Tòa nhà Empire State Building (Thành phố New York,
Hoa Kỳ)
Empire
State Building luôn là cái tên phải có trong danh sách những địa chỉ cần
đến của du khách quốc tế tại New York. Đó là tòa nhà 102 tầng, cao 443,2m được khánh thành ngày 11/4/1931. Điều
lý thú là công ty xây dựng Shreve, Lamb & Harmon phải cân nhắc 15 bản thiết kế để có được tòa nhà như ngày hôm nay.
Nhiếp ảnh gia Lewis Hine đã dành hết thời gian của mình trong suốt giai đoạn thi công, không những
ông ghi lại việc xây dựng mà còn chụp được những cảnh nguy hiếm của công nhân
làm việc trên một độ cao chóng mặt.
Và
ngày nay, chúng ta có Tòa nhà Empire State Building:
***
6. Golden Gate Bridge (Cầu Cổng Vàng, San Francisco, California, Hoa Kỳ)
Golden
Gate Bridge (còn được gọi là Cổng Vàng hay Kim Môn Kiều) không những là biểu tượng
của Thành phố San Francisco mà còn là một trong
những biểu tượng của nước Mỹ. Khi được hoàn thành vào năm 1937, Golden Gate
Bridge là cây cầu treo dài nhất thế giới với nhịp chính dài 1.280m và chiều cao
227m.
Cầu
nối San Francisco với Thái Bình Dương được khởi công ngày 5/1/1933, hoàn tất
xây dựng sau 4 năm với thiết kế của Irving Morrow và việc thi công được thực hiện
với hai kỹ sư Joseph Strauss và Charles Ellis. Việc xây dựng gặp rất nhiều khó
khăn do địa thế và đã có 11 công nhân bị thiệt mạng.
Joseph
Strauss và các đồng sự phải mất hơn mười năm kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng Bắc
California để vượt qua sự phản đối, kể cả kiện tụng. Với chi
phí cho dự án là 35 triệu đô la nhưng kết toán cầu đã được xây dựng thấp hơn
chi phí dự trù đến 1,3 triệu USD. Lễ khánh thành Golden Gate kéo dài một tuần,
bắt đầu từ ngày 27/5/1937.
***
7. Đường hầm qua eo biển Manche (Eo biển Dover, nối liền
Anh & Pháp)
Ý
tưởng về việc đào đường hầm xuyên biển Manche của kỹ sư Albert Mathieu-Favier được
coi là “điên rồ” vào thế kỷ thứ 19. Đến năm 1981 việc xây dựng đã trở
thành hiện thực khi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Tổng thống Pháp François
Mitterrand đồng
ý trên nguyên tắc sẽ dành cho các doanh nghiệp tư nhân quyền xây dựng đường hầm.
Năm
1988 mới bắt đầu khởi công xây dựng với 11 máy đào từ hai phía Anh và Pháp.
Hãng Eurotunnel vận hành và đường hầm được Nữ hoàng Elizabeth II và Tổng thống François
Mitterrand chính thức khai trương trong một buổi lễ được tổ chức tại Calais, Pháp, ngày
6/5/1994.
Đường
hầm gồm hai chiều đường sắt có đường kính 7,6m, cách nhau 30m, và một đường hầm
dịch vụ có đường kính 4,8m nằm giữa hai đường hầm
chính. Hầm dịch vụ luôn được thi công trước các hầm chính ít nhất 1 km để xác định
chính xác điều kiện địa chất.
Chi
phí xây dựng được tính vào khoảng £4,65 tỷ với chừng
15.000 công nhân trong đó có 10 người đã thiệt mạng trong giai đoạn thi
công. Tổng khối lượng vận tải hành khách qua đường hầm đạt đỉnh là 18,4 triệu
người năm 1998, sau đó giảm xuống còn 14,9 triệu năm 2003, rồi
lại tăng lên 16,1 triệu
năm 2008.
***
8. Gateway Arch (Cổng vào miền Tây, St. Louis, Missouri,
Hoa Kỳ)
Gateway
Arch là một vòm cong hình nón được làm bằng thép không gỉ, cao 192m, tọa lạc tại
Thành phố St. Louis, Tiểu bang Missouri. Gateway Arch hiện đang là công trình
kiến trúc vòm cao nhất thế giới và là tượng đài nhân tạo cao nhất ở Tây Bán Cầu,
được xây dựng để kỷ niệm việc mở rộng Hoa Kỳ về phía Tây.
Gateway
Arch được chính thức xây dựng ngày 12/2/1963 và hoàn thành ngày 28/10/1965 với
tổng kinh phí 13 triệu đô la Mỹ theo thời giá 1965. Chiếc vòm hình nón do kiến
trúc sư người Mỹ gốc Hòa Lan, Eero Saarinen, thiết kế.
***
9. Đập nước Hoover (biên giới Nevada - Arizona, Hoa Kỳ)
Đập
Hoover (mang tên của Tổng thống Herbert Hoover) là một đập vòm bê tông trên
sông Colorado được xây dựng giữa năm 1931 và năm 1936 trong thời kỳ Đại suy
thoái của Mỹ. Việc xây dựng đập là kết quả của một nỗ lực to lớn liên quan đến
hàng ngàn công nhân, và lấy đi hơn 100 sinh mạng.
Trên
nguyên tắc, đập nước này có lợi cho dân cư quanh khu vực nhưng cũng có ảnh hưởng
phần nào đến hệ sinh thái vùng hạ lưu sông Colorado khiến cho vùng này bị khô hạn.
Để
xây dựng đập nước, người ta phải đào 8,2 triệu tấn nham thạch, với số lượng
thép tương đương dùng để xây dựng tòa nhà Empire State Building. Nền đập dày
201m, cao 221m, suýt soát với độ cao của tòa nhà 70 tầng. Hồ nước nhân tạo Mead
là hồ lớn nhất nước Mỹ về trữ lượng nước với chiều dài 179m và chiều cao 221,4m.
***
10. Tượng đài Washington (Thủ đô
Washington D.C., Hoa Kỳ)
Tượng
đài là một kiến trúc bằng đá trắng với hình dạng như một cây bút chì vươn lên trên bầu
trời xanh. Đây là nơi
tưởng niệm George Washington, Tổng thống đầu tiên và cũng là vị cha đẻ của nước
Mỹ.
Được
xây dựng hơn 50 năm sau khi Washington qua đời, kiến trúc bị dang dở vì cuộc nội
chiến bên cạnh những khó khăn về tài chính. Mãi đến năm 1879 mới được tiếp tục
sau khi đã vượt qua rất nhiều trở ngại về tài chính và pháp lý. Tượng được
khánh thành ngày 9/10/1888.
***
11. Nhà tưởng niệm Lincoln (Thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ)
Tòa
nhà tưởng niệm Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, nằm đối diện với
Đài tưởng niệm George Washington tại Thủ đô Washington D.C. Năm 1922, tức 60
năm sau khi Lincoln bị ám sát, tòa nhà mới được xây dựng.
Thực
ra, vào năm 1868, tức 3 năm sau khi bị ám sát, tượng Lincoln đã được dựng tại
Tòa thị chính quận Columbia. Tòa nhà kỷ niệm Lincoln chiếm một diện tích khá lớn,
2.539 mét vuông với kiến trúc theo kiểu nhà thờ Hy Lạp cổ, được thiết kế bởi Henry
Bacon.
Bên
trong tòa nhà là một bức tượng Lincoln bằng đá cẩm thạch, cao 5,8m, tác phẩm của
nhà điêu khắc Daniel Chester French. Dưới chân tượng có khắc một đoạn trong bài
diễn văn nổi
tiếng của ông đọc tại Gettysburg trong thời kỳ Nội chiến của Hoa Kỳ.
***
12. The Space Needle (Seattle, Tiểu bang
Washington, Hoa Kỳ)
Space
Needle là một tòa tháp nổi tiếng tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tọa
lạc tại Trung tâm Seattle, tháp được xây dựng để chào mừng Hội chợ Thế giới vào
năm 1962, trong thời gian đó gần 20.000 người sử dụng thang máy mỗi ngày, với
hơn 2.300.000 khách đến Hội chợ.
Tháp
cao 184m và nặng 9.550 tấn, có chân rộng ở mặt đất và thu hẹp lại ở giữa, còn
trên đỉnh thì được thiết kế như một chiếc đĩa bay. Space Needle do công ty tư
nhân Pentagram Corporation đầu tư và được khánh thành ngày 8/12/1961 vào đúng dịp
Hội chợ Thế giới.
***
13. Núi Rushmore (Keystone, South
Dakota, Hoa Kỳ)
Tại
công viên quốc gia Rushmore, ngay trên đỉnh núi có một bức tượng “bán thân tập
thể” của 4 vị Tổng thống Mỹ: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore
Roosevelt và Abraham Lincoln. Tượng được tạc trên núi đá Rushmore, Black Hills,
gần Keystone, tiểu bang South Dakota.
Hằng
năm có trên 2 triệu du khách đến đây để chiêm ngưỡng công trình lịch sử vĩ đại
này. Được sự khuyến khích của sử gia Doane Robinson, năm 1924 nhà điêu khắc Gutzon
Borglum sáng tác bức tượng này để phát triển ngành du
lịch của tiểu bang. Đến năm 1941 bức tượng trên núi được hoàn thành như chúng
ta thấy trong hình.
***
14. Nhà hát Giao hưởng Sydney (Thành phố
Sydney, Úc Châu)
Một trong những công trình kiến trúc có tuổi thọ “trẻ” nhất trong thế kỷ 19 là Sydney Opera
House được xây dựng trong thập niên 60-70 dù đã được nằm
trên đồ án từ thập niên 40. Sau một cuộc tuyển chọn, bản phác thảo của kiến
trúc sư người Đan Mạch, Jørn Utzon, với nhà hát hình bông sen (có người còn gọi
đó là con sò hay những cánh buồm căng gió) được đưa vào
xây dựng.
Hạng
mục công trình được chia thành 3 giai đoạn: nền móng, mái nhà và nội thất của
nhà hát. Công trình xây dựng kéo dài 14 năm, bắt đầu từ ngày 2/3/1959.
Nhà hát Opera tọa lạc trên diện tích 1,8 ha với kích thước
183m dài x 120m rộng, gồm 580 cột bê tông đóng sâu 25m dưới mực nước biển.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét