Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

Bộ sưu tập tranh của Trường Mỹ thật Gia Định


Năm 1935, Giám đốc Trường Mỹ thật Gia Định người Pháp, Jules Besson, cùng với các sinh viên Việt Nam của “École d’Art de Gia-Định” đã phát hành một bộ sưu tập mang tên “Monographie Dessinée de l’Indochine” nhằm cung cấp cho độc giả ở Châu Âu một cái nhìn về cuộc sống của người dân ở thuộc địa Đông Dương.

Bộ sưu tập là một tổng hợp gồm 520 bức vẽ bằng bút chì, in li-tô và phần lớn đều được tô màu. Nội dung tranh mô tả phong cảnh và sinh hoạt  của người dân vào khoảng đầu thập niên 1930.

Nói chính xác thì có 4 bộ về xứ Bắc Kỳ, 1 bộ về miền Trung Kỳ, 6 bộ về miền Nam Kỳ và 2 bộ về Cao Miên và Ai Lao. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ chọn những tác phẩm giới thiệu về đất Nam Kỳ nhằm giúp độc giả có một khái niệm về cuộc sống vào thập niên 30s.

Sinh hoạt bao gồm cả hai phái: Phụ nữ & Nam giới:

(1) từ kiểu tóc đến trang phục hàng ngày hoặc trong những dịp đặc biệt;

(2) tại những nơi từ trong gia đình cho đến chợ búa ngoài xã hội;

(3) những ngành nghề của người xưa, từ nông nghiệp đến kinh doanh, buôn bán.

Những sinh viên mỹ thuật đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để phác họa lại và cũng nhờ đó, nhưng kẻ hậu sinh chúng ta có dịp nhìn lại một giai đoạn đã qua, đồng thời tìm hiểu một cách sâu xa về những gì đã xảy ra từ đầu thế kỷ thứ 20.

Nổi bật nhất tại vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh có nghề đánh bắt cá, bao gồm từ việc đánh bắt thủ công đến dùng ghe thuyền chài lưới do đặc điểm có nhiều kênh lạch, ao hồ.

Nghề đánh bắt cá mang lại nhiều mối lợi lớn. Thứ nhất đáp ứng được nhu cầu thiết thực trong gia đình, thứ đến là đem ra chợ đổi lấy những thực phẩm khác cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Cá còn được chuyển tới các cơ sở làm nước mắm, một món không thể thiếu được trong các bữa ăn của người Việt.

Cây mía cũng là nông sản chỉ đứng sau cây lúa nên đa số các gia đình đều trồng mía. Sau khi thu hoạch, mía được đem tới các lò đường để biến thành các loại đường thẻ, đường thô… rất cần thiết trong cuộc sinh hoạt hàng ngày.

Phải công nhận, Nam Kỳ là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với sông rạch chằng chịt nên người miền Nam đã biết tân dụng “của trời cho” để cuộc sống ngày một cải thiện.

Bộ sưu tập tranh Đông Dương là một tài liệu tham khảo quý giá. Chúng ta luôn biết ơn những giáo sư và sinh viên Mỹ thuật Gia Định đã dành nhiều công sức để hoàn thành một công trình khảo cứu bằng hình ảnh sinh động thuộc mọi lãnh vực của cuộc sống.

***

Bộ sưu tập tranh Đông Dương































































































































***














 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts