Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Những cánh hoa trên biển và thành phố Vũng Tàu

Chắc các bạn còn nhớ, trong bài viết “Một sự tình cờ kỳ lạ”,
(http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/09/mot-su-tinh-co-ky-la.html) post ngày 21/9/2016, tôi có kể lại cuộc gặp gỡ gần đây nhất tại Sài Gòn với Giáo sư Bùi Dương Chi, người thầy dậy tôi môn Anh văn hồi thập niên 60 tại trường Trung học Ban Mê Thuột, niên khóa 1963-1964.

Kỷ niệm về tình thầy trò – thân hữu cho đến nay vẫn còn như ngày nào tôi ngồi trên ghế nhà trường. Năm 2016, GS Chi đã viết trong “Thay lời bạt” cuốn “Hồi ức Ban Mê”, xuất bản tại Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường TH BMT:

“… Thầy trò vì tôi dạy Chính môn Anh văn sinh ngữ phụ lớp 11 và 12. Thân hữu vì chúng tôi hơn kém nhau 7 tuổi, có nhân sinh quan khá tương đồng và có chung mấy sở thích như viết lách, dịch thuật, trau dồi kiến thức phổ thông, du khảo, đờn ca, v.v…

“Hơn nữa, còn có thêm một cơ duyên độc đáo là Chính dậy má tôi tiếng Anh trong cuối thập niên 80 sau khi má tôi được thả và trở vào Nam sau gần 13 năm tù vì tội “gián điệp, phản động” ở ngoài Bắc”.

(hết trích)

Người mẹ mà thầy Chi nói đến là nhà văn Thụy An, nhũ danh Lưu Thị Yến. Người mà tôi đã có một bài viết mang tên “Nhân văn – Giai phẩm: nhà văn Thụy An” (http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/09/nhan-van-giai-pham-nha-van-thuy-an.html). Trong chuyến về Việt Nam tháng 9/2017 vừa qua, thầy Chi đi cùng vài người bạn ở Pháp ra thành phố biển Vũng Tàu.

Đối với thầy Chi, việc ra Vũng Tàu mang một ý nghĩa khác ngoài chuyện du lịch. Lúc còn sinh thời, bà Thụy An có ước nguyện được hỏa táng khi mất và phần tro cốt đem rải xuống biển. Gia đình đã làm đúng nguyện vọng của bà. Và người con của bà năm nay ra biển, thả xuống vài cánh hoa để tưởng niệm người đã khuất.

***

Thầy Chi có gửi cho tôi những hình ảnh về chuyến đi Vũng Tàu tháng 9/2017 và tôi sắp xếp lại Photo Album này thành 2 phần chính:

Phần 1: Tưởng niệm ngoài khơi Ô Cấp. Những cánh hoa trên biển để tưởng nhớ người mẹ - nhà báo, nhà thơ, nhà văn Thụy An Hoàng Dân.

Phần 2: Hình ảnh thành phố biển Vũng Tàu ngày nay, được thuyết minh bằng bài vịnh:

“Lâu năm sinh sống ở đây,
Về thăm mới thấy nơi nầy khác xa.
Có tượng Chúa, có chùa Bà,
Có hàng không vốn, chi ra bán liền.
Có sàn nhẩy, có du thuyền,
Có đặc sản Pháp, có tiền Đôla.
Có rượu mạnh, trứng cá Nga,
Có sâm Hàn quốc, có nhà tắm hơi.
Chửa tin mời ghé xem chơi
Kẻ ăn không hết, người thời oán than.
Có Bồ Tát, có tham quan,
Có đường 8 lán, có am cô hồn.
Trên siêu thị, dưới tàu buôn,
Chị em khúc khích, dầu tuôn tràn trề.
Trí thức ai tỉnh, ai mê?
Bịt tai, che mắt dân chê hết nhờ.
Ông to bảo cố mà chờ,
Một “chăm” năm nữa tới bờ quang vinh.
Mày râu mấy vị phẩm bình,
Nữ lưu cũng vậy, coi khinh tù đầy.
Mẹ cha, con cháu thơm lây!”

***

* P/S: Captions và chú thích đi kèm hình ảnh là của Giáo sư Bùi Dương Chi. Mời các bạn cùng xem một album rất đặc biệt với lời bình luận là những vần lục bát.

***

Hè 2015, tôi thủy táng tro cốt mẹ tôi ngoài khơi Vũng Tàu. Hè 2016, Thu 2017 tôi về thả hoa tưởng niệm và hoàn tất bài Vũng Tàu, Việt Nam.


Thả hoa tưởng niệm mẹ tôi


Nhà báo, nhà văn, nhà thơ


Thụy An Hoàng Dân

***


"Lâu năm sinh sống ở đây..."
[Ga xe lửa Union Station ở thủ đô Washington DC]


"Về thăm mới thấy nơi nầy khác xa."


"Có tượng Chúa..." 
[Tượng Chúa Kitô Vua do giáo dân khởi công năm 1974, hoàn tất năm 1993, cao 32m ~ 105ft. Cao nhất thế giới (?). [http:// vi.wikipedia.org]


"... có chùa Bà. "
[Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Chùa ở trên một đỉnh đồi nằm bên đường Hạ Long. Kiến trúc đơn thuần, rất đẹp]


"Có hàng không vốn, chi ra bán liền."


"Có sàn nhẩy..."


"... có du thuyền"


"Có đặc sản Pháp..."
[Nhà hàng Pháp La Vie En Rose ~ Cuộc sống đẹp như hoa hồng]


"... có tiền Đôla"
[Black Pearl nightclub ~ Hộp đêm Ngọc Trai Đen]


"Có rượu mạnh, trứng cá Nga..."
[Đặc sản nổi tiếng thế giới vodka, caviar của Liên Bang Nga]


"Có sâm Hàn quốc..."


"... có nhà tắm hơi"


"Chửa tin mời ghé xem chơi"
[Sau khi thôn tính nước ta, năm 1895 Pháp bỏ tên “Vũng Tàu” rồi đặt tên Tây là “Cap St. Jacques”. Theo vi.wikipedia.org , Ô Cấp là phiên âm của “Aller au Cap St. Jacques ~ Đi ra mũi Cap St. Jacques”. Tôi có suy diễn khác: dân chúng thời đó chắc không làm gì được nên phản đối ngầm bằng tên “Ô Cấp” để Pháp tưởng ta nói tiếng Tây bồi. Thực ra, từ Hán Việt “Ô” có nghĩa là “vùng đất, khu, …”. TD: Ô Quắn ở VT; Ô Môn ở Cần Thơ; Ô Quan Chưởng, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa, … ở Hà Nội. “Cap” thì thêm dấu “^” và “dấu sắc” cho thành tiếng ta. Năm 1947, ta bỏ tên Tây, lấy lại tên “Vũng Tàu”. Đến nay, nhiều người vẫn dùng tên “Ô Cấp”].


"Kẻ ăn không hết..."
[Nhà hàng hải sản nổi tiếng ở cầu tầu. Bia Sapporo thượng hạng là của Nhật.]


"... người thời oán than"


"Có Bồ Tát..."
[Cơm chay từ thiện. Từ miễn phí tới 18.000Đ một phần theo hoàn cảnh (~ 75 xu Mỹ). Góp thêm tùy hỉ.]


"... có tham quan"
[Mercedes đời mới. Giá xe nhập khẩu thường gấp khoảng 3 lần gíá ở Âu, Mỹ.]


"Có đường 8 lán..."


"... có am cô hồn."


"Trên siêu thị..."


"... dưới tàu buôn."


"Chị em khúc khích..."
[Bacu là phiên âm tiếng Việt của Baku. Năm 1991, sau khi Liên Bang Sô Viết giải thể, Baku trở thành thủ đô của nước Azerbaijan. Theo https://en.wikipedia.org/wiki/Baku, thành phố với hơn 3 triệu dân này nằm trong vùng có rất nhiều dầu khí, cung cấp tời 25% lượng dầu tiêu thụ trên thế giới. Baku và Vũng Tàu là hai thành phố kết nghĩa.]


"... dầu tuôn tràn trề."
[VietSoPetro là tổ hợp Việt Nga khai thác dầu khí lâu năm nhất ở ngoải khơi biền Đông thuộc chủ quyền VN. Theo cơ quan hành chánh Vũng Tàu, cộng đồng Nga ở đây có khoảng 5.000 người.]


"Trí thức ai tỉnh..."
[Nhìn cờ đỏ nằm giữa cờ trắng và cờ đen, tôi suy diễn chắc một/vài người có thẩm quyền đã tỉnh nên ngầm cảnh báo rằng đem Đảng vào trường học thì giáo dục tất nhuốm mầu tang vì theo tập tục dân ta, cờ trắng và cờ đen là cờ đám ma.]


"... ai mê.."
[Huy hiệu ĐH dùng toàn tiếng ngoại quốc. BVU ~ BV University. Còn EPHPHATHA thì không thể là tiếng Việt viết tắt vì “E” chỉ có thể là “E ngại, sợ; Em; Eo; hạt É; heo kêu Éc Éc; Ém; Én; Ép”. Mê muội “khủng” là dưới huy hiệu lại gắn tên “Cap St. Jacques” do thực dân Pháp đã áp đặt thay thế tên “Vũng Tàu” khi ta mất chủ quyền.]


"... Bịt tai..."


"... che mắt dân chê hết nhờ"


"Ông to bảo cố mà chờ...
Một “chăm” năm nữa tới bờ quang vinh".
[Bản đồ thực hiện bởi UNICEF ~ United Nations International Children Emergency Fund ~ Quỹ Bảo Trợ Khẩn Cấp Quốc Tế Dành Cho Trẻ Em của Liên Hiệp Quốc. Không giữ bản quyền.]


"Mày râu mấy vị phẩm bình,
Nữ lưu cũng vậy, coi khinh tù đầy."



"Mẹ cha, con cháu thơm lây!"

***













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts