Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Hãy tìm đọc “Hồi Ức Thời Điêu Linh”

Ngoài giá trị văn chương, “Hồi Ức Thời Điêu Linh” còn có giá trị lịch sử bởi tác giả Nguyễn Ngọc Chính, cựu giảng viên trường Sinh Ngữ Quân Đội VNCH, là nhân chứng sống sẽ kể lại cho chúng ta nghe cuộc sống thời điêu linh bằng lối văn giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, đọc là cảm nhận được ngay những cay đắng, nỗi thống khổ trong thời điêu linh. Chẳng thế mà nhạc sĩ Phan Ni Tấn tác giả nhạc phẩm “Phải lòng cô gái Bến Tre” đã nhận xét về cuốn sách dó là “NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO ba mươi bức tranh xã hội vẽ bằng chữ”. 

Tác phẩm “Hồi ức thời điêu linh”

Trước đó, tác phẩm “Hồi Ức Ban Mê” đã được cố thi sĩ Du Tử Lê nhận xét: "Nếu trong quá khứ, tôi từng ghi nhận rằng “Vũ Hữu Định, người đội vương miện cho Pleiku” thì, hôm nay, tôi nghĩ, tôi không thể không viết xuống: “Nguyễn Ngọc Chính, người tháp linh hồn cho Ban Mê”. Điều này chứng tỏ rằng với một bút pháp điêu luyện, một cái nhìn sắc sảo và một nhận xét tinh vi đã tạo nên những tác phẩm giá trị của Nguyễn Ngọc Chính. 

Tác phẩm “Hồi ức Ban Mê”

Bởi những giá trị đó, tác phẩm “Hồi Ức Thời Điêu Linh” rất xứng đáng được đặt lên kệ sách của mỗi gia đinh, những người yêu thích văn chương, một món qùa, lịch sự, trang nhã, mua để tặng bạn bè, thân hữu, người nhận cũng thích thú, người tặng cũng hãnh diện, bởi đó là món quà giá trị. Còn đó chữ ký của bạn và lời tặng, được nhắc nhở đến mỗi khi họ đọc, kỷ niệm được lưu giữ mãi mãi, còn gì thích thú hơn.

Bạn may mắn ra đi trong ngày 30 tháng 4, cần phải đọc để biết nỗi thống khổ của nhũng người còn ở lại, những người sống dưới bầu trời tự do sẽ không bao giờ hiểu được câu nói “bán như cho, mua như cướp”, câu này chỉ có ở những nước xã hội chủ nghĩa, thế giới tự do không bao giờ có. Đọc để hiểu câu đó có ý nghĩa gì để giải thích cho con cháu nghe. Bạn chắc cũng đã từng nghe câu “Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng”…  câu nói xót xa, đầy chua chát của những người bên thua cuộc.

Giữa thời đại văn minh tiến bộ, bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng ngày nay có một chế độ đã đốt sách, tuy không chôn hoc trò như thời Tần Thủy Hoàng, nhưng đã bắt nhốt các nhà văn, nhà báo, gán cho họ tội “những tên biệt kích cầm bút”, hủy diệt cả một nền văn học miền Nam, để rồi bây giờ đi tìm lại những tác phẩm cũ để trân trọng.

Các ông bầu văn nghệ trong nước, sẽ không bao giờ thành công, nếu trong chương trình không có những ca khúc của miền Nam xưa, điệu nhạc Bolero hầu như đã thống tri trên mọi sân khấu ca nhạc của các đài truyền hình trong nước ngày nay.

Bạn biết gì về thời bao cấp, đọc và nhìn nhũng hình ảnh đính kèm để biết rõ thêm thế nào là bao cấp.

Còn “chữ” và “nghĩa” ngày nay ở trong nước bây giờ ra sao? Vô phương cứu chữa, không thể tả xiết, đó là một mảng tối, khó mà dùng hóa chất để tẩy rửa, loạn cào cào, nếu muốn thay đổi cần phải làm lại từ đầu, soạn lại sách giáo khoa, vài thế hệ sau mới gột rửa được. 

Tác phẩm “Hồi ức Sài Gòn”

Đánh tư sản là gì? Thực chất đó là hình thức cướp của người ta. Càng đọc, càng thích thú, càng say sưa. Chương trinh “Kinh tế mới” thực chất là hình thức trả thù dân miền Nam bằng mỹ từ, đầy đọa họ, đẩy họ vào một nỗi thống khổ triền miên, nên họ đành phải tìm đường vượt biên, đến chiếc cột đèn có chân, nó cũng ra đi. Câu đó không biết ai nói, nhưng nay vẫn còn nhiều người nhắc lại.

Các bạn đã đọc tác phẩm nổi tiếng “1984” của George Orwell chưa? Nếu chưa, tác giả đọc và giải thich cho các bạn tác phẩm bất hủ đó: “Kẻ nào kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai. Kẻ nào kiểm soát được hiên tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ”.

Chủ điểm của cuốn sách đó nói về cái gì? George Orwell viết tác phẩm “1984” vào năm 1948 nhưng lại viết về thế giới của năm 1984, hai số 48 và 84 đảo ngược, đối với năm 1948 thì năm 1984 là tương lai, nhưng khi ta đọc tác phẩm 1984 là chúng ta đã quay về quá khứ, từ quá khứ George Orwell đã nhắn nhủ tương lai cái gì?

Ba mươi bài viết là ba mươi câu chuyện đầy lý thú.

Các bạn muốn mua sách xin liên lạc qua điện thoại 402-305-5013 hoặc email thanhuu99@yahoo.com hoặc vào Facebook Than Huu Nguyen để lại lời nhắn trong inbox. 

Than Huu 

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts