Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Ăn hay không ăn thịt cầy?


Gần đây, ở VN dậy lên vấn đề “ẩm thực” mà con chó lại là nhân vật chính.

Chó được đưa lên bàn nhậu (tục ngữ có câu “Chó nhảy bàn độc)
Chó được đi vào báo chí (cả lề trái lẫn lề phải)
Chó là đối tượng được các viên chức nhà nước hứa hẹn sẽ đưa vào… luật lệ trong “tương lai”.

“Đuôi trong Đuôi”

Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh, Hoài Chân có nhắc đến một giai thoại về chó, liên quan đến nhà thơ Tản Đà và nhà văn Nguyễn Vỹ (1912-1971) . Khi rượu đã ngà ngà, Tản Đà trách Nguyễn Vỹ: “Sao anh lại ví nhà văn chúng mình với chó? Anh không sợ xấu hổ à?”. Nguyễn Vỹ đáp lại, cũng trong lúc say: “Tôi có ví như thế thì chó xấu hổ, chứ chúng ta xấu hổ cái nỗi gì?”.

Trong “Văn thi sĩ tiền chiến”, Nguyễn Vỹ kể về cái nghèo và khổ như con chó: “Nhiều tháng chúng tôi không có tiền... Có lần tôi được nhuận bút 10 đồng, Trương Tửu lấy 4 đồng đi uống rượu đế và ăn thịt chó, Vũ Trang lấy 4 đồng đi Nam Định để biểu diễn thôi miên”. Chiều 30 Tết năm 1936, “vạn bất đắc dĩ” Nguyễn Vỹ phải viết thư tay hỏi vay Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) 5 đồng, vì biết “trong làng văn hôm nay chỉ có ông có tiền”, dù lúc đó hai người còn chưa… quen biết nhau!

Nhận được 5 đồng từ Nhất Linh, Nguyễn Vỹ cảm động “Tôi không biết cách nào trả ơn ông Nhất Linh: Tôi đưa tấm bạc rách lên môi, hôn nó”. Nhưng rồi 5 đồng bạc ấy Nguyễn Vỹ cũng trao lại cho chàng thi sĩ “con nai vàng” Lưu Trọng Lư, để rồi không có tiền tiêu Tết. Nằm bẹp, đến chiều mùng 2 Tết Trương Tửu mới đem đến cho hai chiếc bánh chưng!

Hai mươi năm sau, gặp nhau ở Sài Gòn, Nguyễn Vỹ đã trả Nhất Linh 5 đồng còn thiếu nợ từ thời tiền chiến. Nhất Linh đã đem 5 đồng ấy mua rượu uống để “kỷ niệm một giai thoại”. Không thấy nói trong bữa tiệc rượu đó có thịt chó hay không nhưng rõ ràng đó là lý do để Nguyễn Vỹ nói một câu để đời: “Nhà văn An-nam khổ như chó”.

Chú chó Cesur đồng hành với chủ nhân của mình (Thổ Nhĩ Kỳ)

Trong kho tàng ngôn ngữ của ta, hình như những gì có liên quan đến chó đều mang những ý tệ hại nhất, xấu xa nhất… Này nhé, “đồ chó má, chó chực xương…” thậm chí còn bị quy kết là… “đồ chó đẻ”. Thật tội nghiệp cho con chó, nột con vật vốn xưa nay là người bạn thân thiết nhất của con người!

Mark Twain, nhà văn hài hước người Mỹ đã nói một câu thật thâm thúy về Chó và Người: “Nếu bạn phát hiện một con chó đói và cho nó ăn, nó sẽ không cắn bạn. Đó là sự khác biệt giữa Chó và Người”



***

* Để hiểu rõ về Chó hơn, mời các bạn đọc lại bài viết “Năm cún nói chuyện cầy tơ” đã post trên Blogspot tại http://chinhhoiuc.blogspot.com/2018/01/nam-cun-noi-chuyen-cay-to.html

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts