(Chuyện
phiếm)
Sinh
nhật vừa qua (19/06/2017) tôi nhận được email của một anh bạn già báo một tin
vui, nguyên văn như sau:
“Đọc cái tin này thì
dzui góa xá là dzui nên dzội dzàng báo cho các cụ để cùng dzui.
Nhưng mờ... hỏng biết
đớn chừng nào mới thực sự được dzui. Ba cụ ghi danh trước, tới ngày nó bán tớ sẽ
gởi biếu mỗi cụ một kết”.
Anh
bạn tôi nhắc lại trên thị trường nước giải khát ngày nay có nhiều loại đang rất
hút khách, chẳng hạn như Coca-Cola, Pepsicola… Pepsico lại còn có thêm “7up” là
loại nước uống màu trắng, thoang thoảng hương chanh và rất được giới trẻ “từ 7
tuổi trở lên” ưa chuộng theo cái tên đã được “cầu chứng tại tòa”.
Ở
Việt Nam ta, thay vì đọc là “se-vân-ấp” theo cách phát âm tiếng Anh, có nhiều
người đã Việt hóa thành “se-vân- úp”. Nghe cũng hay hay… “úp” hay “ấp” cũng như
nhau, uống vào thấy đã khát!
7up
được ông Charles Leiper Grigg “sáng chế” vào năm 1929 với cái tên ban đầu là "Bib-Label Lithiated Lemon-Lime
Soda". Sản phẩm này được giới thiệu đúng hai tuần trước khi xảy ra “Cuộc
khủng hoảng phố Wall” năm 1929. Từ năm 1950, trong thành phần 7Up có chứa thêm “lithium
citrate”, một loại thuốc an thần không có chất gây nghiện.
7-up logo
Tiếng
Anh còn có danh từ “baby-boomer” để chỉ thế hệ người Mỹ sinh ra sau thế chiến
thứ 2 (1939-1945), chẳng hạn như tôi, ra đời năm 1946 cũng là một
“baby-boomer”. Thế hệ này đông lắm, vì không còn chiến tranh nên nhà nhà yên
tâm “sản xuất babies”, nói theo tiếng Anh là “making babies”!
Lại
nói về những người lính Mỹ sau mấy năm cầm súng trên các mặt trận hồi Đệ nhị Thế
chiến đều lần lượt trở về xứ Cờ Hoa. Đó là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng
“bùng nổ” (boom) của một thế hệ trẻ con được sinh ra đời.
Đời
người có những tuổi được coi là những cột mốc đáng nhớ: 16 (được lái xe), 18
(được đi lính), 21 (được uống rượu và đi bầu), 65 (được lãnh medicare và tiền
già/hưu). Riêng tôi, tuổi 70 cũng là một dấu mốc đáng nhớ và đáng buồn. Ở vào
tuổi này coi như đã lên tới đỉnh Everest của cuộc đời và từ đó chỉ có đường xuống
dốc (có phanh hay không thì còn tùy) mà thôi.
Cho
đến hôm nay, các “baby-boomers” đều đã trở thành “lão làng”… nếu họ “sống lâu”.
Không lý nào “các cụ” cứ uống 7-up vốn chỉ dành cho lớp thanh niên “từ 7 tuổi
trở lên”.
Đầu
óc kinh doanh của giới doanh nhân rất nhạy bén với nhu cầu của thị trường. Phải
có một thứ nước giải khát dành riêng cho “các cụ”.
Thế
là nhiều ý tưởng mới lạ được các “think-tanks” của những công ty lớn nghĩ ra để
phục vụ những bậc cao niên. Một trong những kế hoạch (được giữ bí mật tuyệt đối
ở Pepsico) vì họ sẽ cải tiến “7-up” thành “70-up” dành riêng cho những vị thuộc
loại “cổ lai hi”, cụ ông cũng như cụ bà!
Có cần thay nước trà bằng “70-up” không đây?
Nghe
đâu giá thành của sản phẩm “70-up” dành riêng cho các cụ có phần hơi mắc hơn
“7-up” vì, cũng nghe đâu, nước giải khát này có pha chất “Daily Dose Cialis”. Cialis
được bào chế và bán ra thị trường từ năm 2003 tại Hoa Kỳ. Cho đến thời điểm hiện
nay, Cialis đã trở thành sản phẩm bán chạy chỉ đứng sau Viagra, một loại thuốc
cường dương.
Nhưng
liệu Cialis có thực sự tốt và an toàn như quảng cáo hay chỉ là “chiêu trò” của
nhà quảng cáo? Và Cialis nếu được pha trong “70-up” liệu có công hiệu trong
vòng 36 tiếng sau khi uống?
Cialis, hộp 4 viên 20mg
Như
đã ghi ở phần đầu bài viết, đây chỉ là “chuyện phiếm” kể lại bức thư của một
người bạn nhân ngày tôi kỷ niệm sinh nhật 71. Tác giả bài viết này hoàn toàn
không chịu trách nhiệm về những thông tin “mật” của Pepsico và “70-up” do ông bạn
già của tôi cung cấp.
Hạnh phúc của tuồi già
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét