Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Chuyện thần thoại kiểu Mỹ

Billy Ray Harris, 55 tuổi, là một người lang thang không nhà cửa. Ông ăn xin tại đầu đường Kansas, thuộc tiểu bang Missouri miền Trung nước Mỹ. Có một cô gái tên Sarah Darling đi ngang qua, cho vào trong ly của ông một ít tiền lẻ, nhưng cô không biết là chiếc nhẫn trên tay cũng vô tình rơi vào ly.


Đến lúc Billy thấy chiếc nhẫn, ông tính đem bán vì có tiệm ra giá 4.000 đô-la. Đối với một người lang thang, đó là cả một gia tài. Tuy nhiên, Billy lại do dự… Sau mấy ngày suy nghĩ, ông quyết định sẽ đem nhẫn trả lại cho người đã mất. Hằng ngày, ông kiên nhẫn ngồi đợi người chủ của nó.

Cuối cùng, Sarah cũng nhận lại chiếc nhẫn, cô vô cùng cảm kích, bởi đó là chiếc nhẫn đính hôn của cô. Để tỏ lòng biết ơn, Sarah và người chồng tương lai quyết định sẽ kể lại câu chuyện chiếc nhẫn trên mạng với mục đích quyên tiền cho Billy, giúp ông có một cuộc sống bình thường như mọi người. 


Hai người hy vọng họ có thể quyên được vài ngàn đô-la. Thật không ngờ, nhiều người sau khi nghe câu chuyện đó rất xúc động vì lòng trung thực của người vô gia cư. Ba tháng sau Sarah đã quyên được gần 190 ngàn đô-la. Billy dùng số tiền đó mua nhà, mua xe… nhưng vận may vẫn đến tiếp theo đó.


Sau khi câu chuyện của Billy được truyền thông đưa tin, người chị đã thất lạc 16 năm thấy ảnh ông trên tivi và cuối cùng đã tìm được ông. Phần Billy cứ nghĩ rằng người chị này đã qua đời.

Billy không chỉ có tiền và tìm lại được người thân mà còn có người bạn tốt là Sarah và gia đình cô. Sau khi Sarah kết hôn, cô nói sẽ kể cho con về sự gắn bó của Billy với gia đình cô. Hơn nữa, câu chuyện “thần thoại” này sẽ giúp các con cô hiểu được điều gì là đúng, điều gì là sai.


Bây giờ, khi mọi người nhìn thấy Billy, họ không quyên góp mà nắm tay chúc mừng ông. Billy nói, khi nhớ lại chuỗi ngày khó khăn, ông vô cùng cảm ơn đời đã đem đến cho ông một cơ hội, cho ông quay lại cuộc sống của một người bình thường. Ông tự hứa với mình sẽ sống thật tốt để những ân nhân của ông không phụ lòng.

Quả là một câu chuyện “thần thoại” kiểu Mỹ, thử thách về lòng tham của con người trước những cám dỗ của cuộc đời.

Tôi nghĩ, “không tham lam những gì không phải của mình” là một bài học đơn giản nhưng chắc gì trong chúng ta thực hiện được điều đó?

Hãy nhớ: “Ở hiền gặp lành”. 



*****

Bình luận trên Facebook:




 

*** 

(Trích Hồi Ức Một Đời Người – Chương 10: Thời xuống lỗ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 10 Chương:

1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)

Tác giả đang viết Chương cuối cùng mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

1 nhận xét:

  1. Chỉ cần những người đứng đầu nhà nước trung ương và cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay bỏ tý thời gian, đọc và lắng đọng tâm hồn để suy nghĩ thì dân mình đỡ khổ biết bao!

    Trả lờiXóa

Popular posts