(Tiếp theo)
Australia còn được
gọi là ‘Down Under’, tạm dịch là ‘Miệt Dưới’, vì nằm ở phía Nam Bán Cầu. Du ký
dưới đây được viết thành nhiều kỳ để ghi lại 45 ngày sống ở phía Nam trái đất.
Ngày 12/4/2013: Đi
chợ Queen Victoria
Hôm nay chúng tôi… đi chợ. Tôi dùng từ ngữ “đi chợ” đúng
theo nghĩa tiếng Việt, tức là đến một nơi có hàng quán hai bên, khách mua sắm
đi ở lối đi chính giữa. Đi chợ hiểu theo nghĩa tiếng Việt còn là mặc cả, kỳ kèo
bớt một thêm hai.
Như vậy, có thể nói, hôm nay chúng tôi đi chợ kiểu Việt
Nam ngay giữa trung tâm thành phố Melbourne. Đó chính là Queen Victoria Market,
một ngôi chợ cổ xưa, có vẻ lụp xụp nằm trên đường Victoria ngay trung tâm Melbourne
hiện đại với những tòa nhà cao ngất.
Queen Victoria Market giữa thành phố
Melbourne hiện đại
Queen Victoria
Market có một lịch sử lâu đời từ năm 1878, đây cũng là ngôi chợ hấp dẫn hàng
triệu du khách mỗi năm nhưng cũng phải nói thêm, đa số du khách là những người
phương Tây vốn quen sống với các siêu thị hiện đại. Họ đến Vic Market để mua sắm
theo cách xa xưa, gợi lại một quá khứ hầu như đã biến mất trong xã hội Âu Mỹ.
Đối với du khách
người châu Á, trong đó có Việt Nam, chợ mang ý nghĩa một sự so sánh giữa những
gì đang diễn ra hàng ngày tại nước họ với những gì được coi là quá khứ trong nếp
sống phương Tây. Người bán hàng tại Vic Market gồm đủ mọi quốc tịch, từ Âu đến
Á, nổi bật nhất là người Ấn, người Tầu, người Việt… cũng chen chân có sạp bày
bán những mặt hàng lưu niệm.
Một
góc chợ nhìn từ bên ngoài
Cũng như các chợ
ngày xưa, Vic Market chia thành nhiều khu vực tùy theo mặt hàng bày bán. Ngay tại
cổng ra vào là khu “tươi sống” trong đó nổi tiếng là những gian hàng bán hàng
trái cây, nông sản. Đặc biệt tại khu này người bán rao hàng còn lớn tiếng hơn ở
chợ Việt.
Có cả thịt, cá
và hải sản nói chung. Trái cây được coi là mới thu hoạch từ các nông trại lân cận
Melbourne còn hải sản hãy còn tươi từ biển chở về. Người đi chợ thỉnh thoảng vẫn
phải tránh đường cho những chiếc forklift bốc hàng từ xe tải vào chợ. Nhiều chỗ
còn đề bảng nhắc nhở mọi người coi chừng những xe forklift.
Khu
bán trái cây
Hoa tươi được
bày bán theo giá sỉ và được quảng cáo là “phẩm chất hàng đầu” (top quality).
Hoa lan không thua gì các loại xuất xứ từ xứ nhiệt đới như Singapore, Thái Lan,
Việt Nam và Hawaii…
Hoa
lan xứ Miệt Dưới
Những gian hàng
bán đồ lưu niệm về Melbourne và nước Úc nói chung là rẻ hơn ở các shop ngoài phố
rất nhiều. Bạn có thể mặc cả nếu mua nhiều, chẳng hạn như mua 2 hoặc mua 3 tặng
1! Gì chứ điều này các bà, các cô người Việt rất thạo.
Tôi dừng lại tại
một gian hàng đặc biệt bày bán các sản phẩm của thổ dân Úc. Người bán hàng cũng
là một thổ dân, anh ta giải thích rất cặn kẽ về các món như boomerang một dụng
cụ săn bắt của thổ dân, sau khi ném trúng mục tiêu lại quay về với người nén.
Boomerang
Ngoài ra còn có
didgeridoo (gọi tắt là didge), một nhạc cụ độc đáo của thổ dân Úc đã xuất hiện
cách đây khoảng 4.000 năm. Digeridoo là một ống cây dài, theo truyền thống được
làm từ thân cây bạch đàn để tạo âm thanh qua cách thổi của người sử dụng.
Để phát ra tiếng
và nốt nhạc khác nhau, người thổi phải biết dùng miệng và phương pháp thở gọi
là “thở xoay vòng” tức là hít không khí qua lỗ mũi và thổi ra từ miệng cùng một
lúc, và liên tục. Xem ra thì cách thổi này cũng tựa như thổi sáo như didge lại
không có lỗ.
Didgeridoo
Nhộn nhịp nhất
trong Qeen Victoria Market có lẽ là khu bán quần áo, giày dép, túi xách… Khách
du lịch lẫn người địa phương thường ra đây để chọn mua vì giá cả bình dân, hợp
lý. Dĩ nhiên không phải là “hàng hiệu” nhưng hợp với túi tiền của mọi người.
Tôi thấy chỉ có ở
Việt Nam mới mộ “hàng hiệu”, người ta sẵn sàng đưa cổ vào “máy chém” và hãnh diện
với các thương hiệu nổi tiếng mang trên người. Họ coi đó là sự tự hào về đẳng cấp
trong khi phần đông người Úc vẫn giữ quan niệm mua sắm đồ dùng theo nhu cầu hằng
ngày chứ không dựa vào nhãn hiệu của hàng hóa.
Khu
vực bán đồ dùng linh tinh
Khu
vực bán quần áo
Bạn có thể mua tại
đây những chiếc T-shirt kỷ niệm của nước Úc với giá từ $5 trở lên, tìn mũ phớt
kểu như cowboy thường đội cũng có, túi xách có in dòng chữ Australia hay cả những
kiểu xâu chìa khóa $10/3 cái. Ở Sydney giá có thể lên tới $5 hoặc $8 một chiếc.
Mua sắm mệt thì
đã có ghế ngồi để khách nghỉ chân hoặc chỉ ngồi nhìn người qua lại. Rồi lại tiếp
tục mua sắm thỏa thích với điều kiện là túi tiền chưa cạn.
Khu
nghỉ chân trong chợ
Nếu đã thấy chán
cảnh bon chen trong chợ, khách có thể đi dạo quanh khu vực ngoài chợ. Tại các
hành lang nhỏ quanh chợ có những tiệm nước, tiệm ăn sẵn sàng phục vụ nhu cầu ăn
uống, cũng với giá rẻ hơn những nơi khác. Người Úc gọi đó là những “street
shops”.
Tôi thấy quy hoạch
khu chợ Victoria hợp lý hơn chợ Bến Thành ở ta. Chợ Bến Thành không có chỗ nghỉ
chân cho khách mua sắm, hơn nữa, khu ăn uống trong chợ Bến Thành quá xập xệ và
nằm ngay trong nhà lồng chợ chứ không tạo một hành lang riêng như ở Victoria
Market. Đó là những điều hay mà các ban quản lý chợ ở Việt Nam cần học hỏi.
Street
Shop quanh Vic Market
Thực ra, Melbourne
có tới 3 chợ, Chợ Prahran, Chợ Phía Nam Mebourne (South Merbourne Market) và Chợ
Nữ hoàng Victoria. Vic Market vẫn là ngôi chợ hàng đầu thu hút nhiều du khách
nhất nhưng vấn đề của ngôi chợ này là việc tìm chỗ đậu xe mặc dầu sách hướng dẫn
du lịch có ghi: “Free parking for early
birds”, chỉ những người đến trước mới có chỗ đậu xe miễn phí.
Cũng là điều dễ
hiểu vì Queen Victoria Market nằn giữa trung tâm thành phố có lưu lượng xe cộ
dày đặc với các loại xe chuyên chở công cộng như bus, tram chen lẫn xe cá nhân.
Xe
“tram” chạy ngang Vic Market
Điều cần nhớ đối
với khách phương xa là chợ chỉ mở cửa và ngày Thứ Ba, Thứ Năm từ 6g sáng đến 2g
chiều, Thứ Sáu từ 6g sáng đến 5g chiều. Riêng những ngày cuối tuần, Thứ Bảy từ
6g sáng đến 3g chiều và ngày Chủ Nhật mở cửa trễ từ 9g sáng và đóng cửa lúc 4g
chiều.
Du khách cần nắm
được giờ hoạt động của chợ để không lâm vào tình trạng đến vào ngày Thứ Hai, Thứ
Tư đóng cửa, hoặc những ngày khác ngoài giờ mở cửa.
(Còn tiếp)
***
(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10: Thời xuống lỗ)
Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:
Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
Chương 7: Thời mở lòng (Những chuyện tình cảm)
Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh
thổ)
Anh mua được chi ở đó không?
Trả lờiXóaAnh sửa dòng ở trên chữ "giữ" thành chữ "giữa" nhé! "Queen Victoria Market giữ thành phố Melbourne hiện đại"
Trả lờiXóa* Thật ra không chỉ người VN thích hàng hiệu đâu! mà người Taiwan họ đa phần cũng rất thích hàng hiệu, có điều họ sẽ tìm nơi nào có giảm giá mà mua, giảm 10, 20, 30% là họ cũng thích lắm rồi. Đi shopping với họ thì suốt buổi nghe mấy cô nói về giá cả và hàng hóa! M thì chịu thua. Cũng đi mua, nhưng chỉ mua khi cần.
* Bên Campuchia, những sản phẩm sau khi xuất khẩu đi, hàng dư trong sản xuất "được phép" bán ra tại một vài cửa hàng cao cấp ở Phnom Penh (hàng ngày luôn có khách nước ngoài đến mua rất nhiều), chứ không giống như các Cty sản xuất ở VN, khách hàng không cho phép bán những sản phẩm sx dư của họ tại nội địa! (thì những Cty đó xuất qua Campuchia và nước khác để bán). Cho nên vừa rồi, vì mấy cháu nhà M phải đi đến xứ lạnh, nên M có mua cho chúng mấy cái áo hiệu The North Face, nghe mấy bạn đồng sự nói nếu áo này mua ở Đài Loan thì trên dưới 300USD, áo có hai ba lớp có thể tháo rời (cũng tiện ở VN), nhưng giá ở cửa hàng này chỉ bán có 99.90USD, riêng M thì có thẻ ưu đãi, nên được discount tới 30%.