(Tiếp theo)
Australia còn được
gọi là ‘Down Under’, tạm dịch là ‘Miệt Dưới’, vì nằm ở phía Nam Bán Cầu. Du ký
dưới đây được viết thành nhiều kỳ để ghi lại 45 ngày sống ở phía Nam trái đất.
Ngày 11/4/2013: Ăn
phở ở Úc
Chủ đề ngày hôm nay là… ăn phở (*). Ở Việt Nam, ăn phở là
chuyện bình thường nhưng khi ra nước ngoài lại là chuyện khác. Sống trong xã hội
Phương Tây, chọn nhà hàng dùng muỗng, nĩa, dao thì ở đâu cũng có, còn muốn ăn
bình dân thì có nhan nhản các cửa hàng
McDonalds, KFC, Hungry Jack’s… với đủ các loại hamburger, hotdog,
sandwich ăn kèm với French Fries.
Thế nhưng, muốn ăn phở tại nước ngoài phải đến những khu
có đông người Việt sinh sống. Cũng vì thế, ở những nơi này thường lại có nhiều
tiệm phở rất gần nhau và một cuộc cạnh tranh ngấm ngầm luôn diễn ra. Không cạnh
tranh sao được khi có 2 hoặc 3 tiệm phở trên cùng một dãy phố hay cùng một con
đường.
Phở Lẩu Kim Long, khu Sunshine
Thế cho nên, khách quen là một trong những yếu tố giúp
cho ông bà chủ thành công trong việc kinh doanh món phở. Mà thực khách người Việt
cũng lạ, ăn phở “quen” vẫn thấy ngon hơn phở “lạ”, thậm chí cả khi phở “quen”
có phần kém hơn phở “lạ” đôi chút.
Vào một tiệm phở quen, đôi khi chỉ cần gật đầu người phục
vụ cũng hiểu và đem ngay một tô theo đúng ý. Người phục vụ trong quán phở quen
nhiều lúc còn thuộc cả những sở thích đặc biệt của khách như không nước béo,
giá trụng kỹ, thêm một chén hột gà… Đó mới là lúc thể hiện cụ thể câu “khách
hàng là thượng đế”, dù thượng đế của quán phở chỉ là một người tầm thường ngoài
xã hội.
Về tấm hình ở trên, chắc có người thắc mắc về cái tên “Phở
Lẩu” của tiệm Kim Long. Tôi đã có lần ăn
“phở đĩa” ở Seoul, Đại Hàn, tại một tiệm có tên Phở Việt Nam nhưng trong tiệm không ai nói tiếng Việt. Ở đây họ dọn
thịt riêng ra đĩa, khách gắp thịt khi ăn chứ không để chung trong tô. Tôi đoán
(đoán thôi chứ không chắc), “Phở Lẩu” chắc có thêm một cái bếp để khách nhúng
thịt và chan nước theo kiểu như ăn lẩu ở Việt Nam.
Phở Hiền Saigon, khu Sunshine
Việc ăn phở ở Úc chưa đạt đến “trình độ” như tại Việt Nam
nhưng chính bản thân tôi cũng nghiệm ra một trường hợp khá lý thú. Hôm đó, Hà
& Phước sau khi mua bánh mì “chay” tại Như Lan mới đưa chúng tôi đến tiệm
phở Hiền Vương gần đó tại khu chợ Footscray. Người chủ tiệm chạc ngoài 50 vui vẻ
chào Hà & Phước bằng câu:
-- Sao lâu quá không thấy anh chị?
-- Dạo này tụi cháu ăn chay rồi, hôm nay dẫn ba mẹ
ra ăn phở.
Đối thoại chỉ có vậy thôi nhưng ta thấy ngay hiệu quả của
một phương pháp cạnh tranh khéo léo của tiệm phở Hiền Vương. Tôi nói với chủ
tiêm, năm 2007 cũng đã ăn tại đây 2 lần như vậy cũng tự coi mình là khách quen
với Hiền Vương. Mặt ông chủ sáng lên và mọi người đều vui.
Phở Hiền Vương thuộc loại... “ăn được”. Chúng tôi gọi tô
bò-gà nhỏ $8 (Đô-la Úc, trong khi giá tô trung $9 và tô lớn $10 nhưng sức ăn chỉ có thể hết
được một tô nhỏ).
Tiệm Hiền Vương chính gốc ở Sài Gòn nằm trên đường Võ Thị Sáu (xưa là đường Hiền Vương) nhưng tại đây chỉ “chuyên trị” phở gà, muốn ăn phở bò phải tới ngã tư Hiền Vương-Pasteur có Phở Hòa, Phở Ngân. Cũng vì thế, trên bảng hiệu Hiền Vương ở Footscray còn có thêm chữ Pasteur với ý đây là tiệm Hiền Vương góc Pasteur-Hiền Vương Sài Gòn xưa. Tôi cũng chưa kịp hỏi ông chủ Hiền Vương Pasteur có mối liên quan gì với phở gà Hiền Vương ở Sài Gòn hay không.
Tiệm Hiền Vương chính gốc ở Sài Gòn nằm trên đường Võ Thị Sáu (xưa là đường Hiền Vương) nhưng tại đây chỉ “chuyên trị” phở gà, muốn ăn phở bò phải tới ngã tư Hiền Vương-Pasteur có Phở Hòa, Phở Ngân. Cũng vì thế, trên bảng hiệu Hiền Vương ở Footscray còn có thêm chữ Pasteur với ý đây là tiệm Hiền Vương góc Pasteur-Hiền Vương Sài Gòn xưa. Tôi cũng chưa kịp hỏi ông chủ Hiền Vương Pasteur có mối liên quan gì với phở gà Hiền Vương ở Sài Gòn hay không.
Tiệm Phở Hiền Vương ở Footscray có hai cửa ra vào, cửa trước
trông ra mặt đường, cửa sau dẫn ra bãi đậu xe. Khi chúng tôi ra về ông chủ
không quên tung ra một câu tiếp thị cuối cùng với nụ cười “cầu tài”: “Khi nào thèm phở, mời các bác ghé tiệm chúng
tôi”.
Chúng tôi ăn
thêm một lần phở Hiền Vương nữa, nhưng “take away”, đem về nhà. Ăn tại nhà cũng
có cái hay, sau khi đã hâm lại nước phở ta có thì giờ nhấm nháp kỹ hơn vì tôi vốn
là người ăn rất chậm. Cũng giống như tại Việt Nam, phở “take away” cũng đủ các
đồ “phụ tùng” như tương đen, tương đỏ, chanh ớt, giá sống và rau. Khoản rau
không được hậu hĩ như ở quê nhà vì rau húng quế và ngò gai ở nước ngoài rất hiếm
và đắt.
Phở
Hiền Vương, khu Footscray
Chúng tôi cũng
được thưởng thức món phở “chay” do Hà nấu tại nhà. Dĩ nhiên là nước dùng của phở
chay không nấu bằng xương bò, thay vào đó là các loại củ quả như cà rốt, củ cải
trắng khiến cho nước phở ngọt không thua gì cách hầm xương… Để tạo mùi phở vẫn
dùng hành củ nướng, hồi và quế khi chuẩn bị chế biến nồi nước dùng.
Các loại “thịt”
trong phở chay là đậu hũ cắt mỏng chiên thành màu vàng đậm, nấm đông cô có màu
nâu nâu trông như thịt bò, mì căn thái dài tựa thịt gà, còn có cả bông tuyết (một
loại nấm trắng) khi ăn thấy dòn tựa như lá sách bò. Cũng đầy đủ gia vị, hành,
tiêu, ớt, tương đỏ, tương đen, giá sống, rau húng, ngò gai… và dĩ nhiên là dùng
xì dầu thay nước mắm thêm vào nếu thấy lạt.
Tô
phở chay đang ăn giở tại nhà
Bánh phở tươi
dùng loại chế biến sẵn, đóng gói trong bịch nylon, có nhãn hiệu “Mekong Soup Noodles” với hình quả địa cầu
và bản đồ Việt Nam chính giữa. Phần tiếng Việt ghi “Phở, Đặc biệt bột gạo, Mềm dẻo”. Có cả phần tiếng Thái (hay tiếng
Miên, Lào?) và chữ Hán. Bánh phở ăn rất ngon không thua gì bánh phở làm tại Việt
Nam nhưng chắc chắn vệ sinh hơn nhiều vì không sợ pha phormol.
Cũng chính nhờ
có bánh phở tươi nên khi ăn phở chay vẫn có cảm giác là một tô phở bình thường.
Nghệ thuật ăn chay, vì lý do sức khỏe cũng như tôn giáo, là khi ăn người ta
không so sánh với các món mặn, ăn một cách tự nhiên và cảm thấy tâm hồn thư
thái… Tuy nhiên, tôi chỉ là kẻ ăn chay amateur, chưa đạt được “trình độ” ăn
chay mà không nghĩ đến món ăn mặn.
Bao
gói bánh phở
Tôi còn một lần
ăn phở nấu tại nhà vào ngày hôm nay. Thầy Thịnh & Thanh Xuân hẹn trước Thứ
Năm sẽ đến để ăn phở. Hôm trước đến nhà thầy Thịnh thì trời đã tối nên không
có cơ hội chụp cảnh nhà từ bên ngoài, phải đợi đến hôm nay mới có dịp ghi lại
căn nhà mà tôi gọi đùa là “Tiểu Lâu Đài”.
“Tiểu
Lâu Đài”
Căn nhà này thầy
mua lại của một người Ý già nay đã qua đời. Thầy Thịnh cũng mua lại một số đồ
dùng cho phù hợp với thết kế của các phòng và hôm nay tôi cũng có dịp khám phá khoảng
sân rất rộng sau nhà.
Phòng
khách
Sân
sau
Trở lại chuyện
ăn phở nhà thầy Thịnh. Bữa phở hôm nay vắng vợ chồng Vượng & Hà, họ đang ở
Việt Nam, tuần tới mới về. Chỉ còn cặp Hải & Hoa, em trai của chị Xuân, các
con thầy Thịnh thì đi làm chưa về. Chị Xuân là đầu bếp chính đã sửa soạn sẵn
sàng mọi thứ nên việc còn lại chỉ là chuẩn bị cho phở lên tô… Hà & Phước
cũng đã đen theo món phở chay nấu trước từ nhà.
Chuẩn
bị cho từng tô phở
Đến lúc ra đem từng
tô, chị Xuân giới thiệu nhà có 3 tô lớn nhất, loại đặc biệt, lại dành cho 3 người
có sức ăn… yếu nhất. Việt Nam mình dù đi tới đâu cũng vẫn giữ lễ nghĩa theo tôn
ti trật tự gia đình dù sống tại nước Phương Tây. Đó cũng là điều quý nhưng tôi
lại nghĩ đôi khi không thiết thực, làm sao mà một người ăn ít lại có thể thanh
toán hết một tô phở to đùng mà tôi ghi lại dưới đây:
Tô
phở đặc biệt
Thầy Thịnh cũng
có vẻ đã “đầu hàng” ngay từ khi tô phở được đem ra để trước mặt. Và quả đúng
như vậy, cả 3 tô đặc biệt người ăn đều… bỏ cuộc, không thể chở hết. Tôi lại chợt
nghĩ đến Phở Challenge ở San
Francisco, khách ăn sẽ khỏi trả tiền nếu ăn hết “thau” phở của nhà hàng. Trong
một bài viết trước đây về phở tôi đã có cả bức hình khách chụp với câu “I surrender”, tôi xin đầu hàng!
Thầy
Thịnh trước tô phở đặc biệt
Phở của chị Xuân
ăn thấy khác với phở ngoài tiệm, nước dùng ngọt nhưng thanh hơn có lẽ dùng rất
ít bột ngọt. Nước phở còn trong hơn, chắc chắn đó phải là công sức bỏ ra khi phải
liên tục gạt hết những váng mỡ khi nấu. Thịt bò gồm đủ loại: thịt bò tái của Úc
màu đỏ tươi vốn đã nổi danh trong giới ẩm thực, thịt bò chín được luộc nhừ từ
thịt bắp, gân cũng nhừ, rất hợp với khẩu vị của những người như thầy Thịnh và
chúng tôi, răng cỏ cái còn cái mất.
Rau ăn kèm rất
“hậu hĩnh” vì Hải đem đến từ vườn nhà khác với đi ăn tiệm, rau và giá chỉ cung
cấp ở mức độ vừa phải vì vừa hiếm lại vừa đắt. Nói chung, một bữa phở nấu tại
nhà hiếm có trên đất Úc nhưng tôi đã phải hơn một lần thanh minh với chị Xuân:
“Ngon quá chị Xuân ạ, nhưng không thể nào ăn hết cả một tô… đặc biệt”.
“Ngon quá chị Xuân ạ, nhưng không thể nào ăn hết cả một tô… đặc biệt”.
Chắc thế nào chị
Xuân cũng hiểu. Ông bà ta có câu: “Lực bất
tòng tâm”!
***
Chú thích:
(*) Xem thêm “Vòng thế giới quanh tô phở”:
(Còn tiếp)
***
(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10: Thời xuống lỗ)
Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:
Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
Chương 7: Thời mở lòng (Những chuyện tình cảm)
Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh
thổ)
Hic, mùa đông vừa rồi em ra Lotte thấy hộp húng quế có mấy cọng mà gần ba đồng! Ghét nhịn luôn, chờ xuân hè này trồng ăn mệt xỉu. Hôm nay vừa chuẩn bị xong phân, đất các thứ cho vụ mùa đó anh!
Trả lờiXóaNhớ để dành cho anh một vài cọng húng quế khô nhé!
XóaDzà em à! nếu có trồng nhiều Húng quế thì hái xào với món thịt gà, cũng trở thành món ăn ngon lắm đó, (gồm thịt gà trạch miếng nhỏ xào với tỏi hành cho thơm, nêm bằng xì dầu với tí nước sup, khi chín ngon rồi thì cho rau húng vào (muốn ăn bao nhiêu rau thì tự cho vào bây nhiêu), đảo chín rau rồi rắc tiêu, mang ra măm với cơm, cũng ngon mà lại có vị thuốc "phẻ" nữa nha.
XóaAnh Chính ơi! Còn mấy chữ ở tấm hình trên là Thái hay Cambodia? vì mấy hôm nay nghỉ lễ mọi người đi chơi cả rồi, nên M đã gửi vào FB để hỏi mấy em Campuchia xem đó có phải là chữ Cambodia không? Khi nào có kết quả sẽ gửi vào đây cho anh biết để làm tư liệu luôn.
Hôm nay mới vào giúp anh dịch mấy chữ ở tấm hình Phở, các chữ tiếng Anh và chữ Việt thì không cần nói rồi.
Trả lờiXóaRiêng chữ như con giun chính là chữ Khmer đó anh Chính ạ! dịch là "Hủ tiếu đặc biệt", họ dùng chữ này là loại sợi bằng bột gạo, nhưng họ gọi chung là hủ tiếu chứ không phải là phở như mình.
Còn mấy chữ Trung nghĩa là Phở bò và phở gà "牛肉雞肉粉 Ngưu nhục kê nhục phấn Phở thịt bò, thịt gà"
Thanks Gốc Mai for the information provided.
Xóa